Ngoại trưởng Mỹ: Đã đến lúc “lật trang mới” ở Biển Đông
Ông John Kerry nói sẽ khuyến khích Tổng thống Philippines tham gia vào các cuộc đối thoại và đàm phán với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ngày 26.7 rằng đã đến lúc phải “tránh xa những căng thẳng và lật sang trang mới” trong tranh chấp Biển Đông, cam kết ông sẽ khuyến khích Philippines nối lại đàm phán với Trung Quốc.
Kerry đưa ra ý kiến này ở thủ đô Viêng Chăn của Lào sau tuyên bố chung của Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 25.7 bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, trong đó một phần tập trung vào tranh chấp tại Biển Đông.
Các nhà phân tích cho biết cần rất nhiều nỗ lực từ các nước để xây dựng lại niềm tin và tìm kiếm nền tảng chung trước khi các cuộc đàm phán diễn ra.
Tại cuộc gặp mặt ngày 25.7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với người đồng cấp John Kerry rằng Trung Quốc hy vọng “Mỹ sẽ hỗ trợ để nối lại đàm phán giữa Trung Quốc và Philippines, và hỗ trợ nỗ lực duy trì hòa bình và sự ổn định trong khu vực của Trung Quốc và các nước ASEAN”, theo một tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (bên trái) bắt tay Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay trong hội nghị ASEAN ngày 26.7
Ông Kerry nói ông sẽ khuyến khích Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tham gia vào các cuộc đối thoại và đàm phán với Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp.
“Đây có thể là một thời điểm rất quan trọng của sự chuyển đổi cách thức diễn ra các cuộc thảo luận. Sẽ không có những hành động đơn phương hay thách thức, mà chỉ có những hành động mang tính xây dựng và chu đáo, đảm bảo cung cách ngoại giao.”
Ông Kerry nói Mỹ cũng đồng ý “tránh xa những căng thẳng” và “lật sang trang mới” sau phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình và ngoại giao.
Một tàu đánh cá của Philippines trên biển
Mỹ không tham gia tranh chấp ở khu vực, Kerry nói, nhưng tin rằng “quy định pháp luật phải được tôn trọng”.
Trung Quốc ngang nhiên nói sẽ bỏ qua phán quyết của tòa án và coi nó là bất hợp pháp.
Một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice đã nói với các quan chức Trung Quốc ngày 25.7 rằng các nước nên làm việc để giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông, nhưng Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động quân sự ở khu vực này, những hành động trước đó khiến Bắc Kinh tức giận.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Mỹ: Máy điều hòa nguy hiểm như IS
Các thiết bị làm mát như điều hòa, tủ lạnh là một mối đe dọa với cuộc sống con người, tương đương với mối đe dọa từ các chủ nghĩa khủng bố, theo Ngoại trưởng Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ (bên phải) đến Vienna để sửa đổi Nghị định thư Montreal
Ngày 22.7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói tại Vienna, thủ đô của Áo rằng máy điều hòa, tủ lạnh là những mối đe dọa đến cuộc sống con người nguy hiểm như chủ nghĩa khủng bố, ám chỉ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Theo tờ Washington Examiner, ông Kerry có mặt tại Vienna để sửa đổi Nghị định thư Montreal năm 1987, nghị định sẽ loại bỏ chất hydrofluorocarbons (HFCs) khỏi các vật dụng gia đình cơ bản và các thiết bị thương mại như máy điều hòa không khí, tủ lạnh.
"Khi chúng ta làm việc cùng nhau để đối mặt với những thách thức của IS và chủ nghĩa khủng bố, thì những gì chúng ta đang làm ngay lúc này cũng quan trọng tương đương vì nó có thể cứu sống nhiều mạng người trên hành tinh", ông Kerry nói.
Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozone (một nghị định thư của Công ước Vienna về bảo hộ của các tầng ozone) là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm ozone.
Ông Kerry nói hầu hết các chất bị cấm trong Nghị định thư Montreal đã làm gia tăng việc sử dụng HFCs, một chất hóa học cũng nguy hiểm không kém. Ông nói rằng HFCs này mạnh hơn CO2 hàng nghìn lần và sự gia tăng sử dụng nó đã dẫn đến xu hướng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sự gia tăng sử dụng chất làm mát HFCs dẫn đến xu hướng của biến đổi khí hậu toàn cầu
"Thật không may, việc sử dụng HFCs ngày càng gia tăng", Kerry nói. "Hiện nay, việc sử dụng chất HFCs trong tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ và các thiết bị khác đang thải ra lượng khí thải tương đương 1 tỉ tấn CO2 vào bầu không khí hàng năm. Đây thực sự là một con số khổng lồ. Nó tương đương với lượng khí thải từ gần 300 nhà máy nhiệt điện đốt than mỗi năm".
Các thành viên của Nghị định thư Montreal đã hiểu nghĩa vụ của mình trong việc trợ giúp việc thu nhỏ các lổ hổng của tầng ozone, cũng như cam kết tạo ra nhiều việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống, ông Kerry nói.
Việc sử dụng chất HFCs trong tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ và các thiết bị khác đang thải ra lượng khí thải tương đương 1 tỉ tấn CO2 vào bầu không khí hàng năm
Theo Danviet
Trợ lý hàng đầu của Obama sẽ kêu gọi Trung Quốc tránh leo thang ở Biển Đông Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice sẽ thúc giục Bắc Kinh tránh leo thang ở Biển Đông, trong chuyến thăm Trung Quốc của một quan chức Mỹ cấp cao nhất, kể từ khi toà án quốc tế bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò". Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, trợ lý hàng đầu của Tổng thống...