Ngoại trưởng Mỹ: Chiến sự với Nga kéo Ukraine tụt lại 100 năm
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho rằng Ukraine đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề sau gần 3 năm nổ ra chiến sự với Nga.
Ukraine bị tàn phá nặng nề sau gần 3 năm nổ ra chiến sự (Ảnh: Reuters).
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ rằng cuộc xung đột với Nga đã kéo Ukraine tụt lại 100 năm.
“Ukraine đang bị kéo lùi 100 năm, lưới điện của họ đang bị phá hủy hoàn toàn. Ý tôi là, ai đó sẽ phải trả tiề.n cho toàn bộ quá trình tái thiết sau này. Và có bao nhiêu người Ukraine đã rời khỏi đất nước, sống ở các quốc gia khác? Họ có thể sẽ không bao giờ quay trở lại. Đó là tương lai của họ, và nó đang bị đ.e dọ.a theo cách đó”, ông nói trong bản ghi cuộc phỏng vấn do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố.
Theo ông, chính quyền Mỹ trước đây “bằng cách nào đó đã khiến mọi người tin rằng Ukraine không chỉ có thể chiến thắng Nga mà còn có thể phá hủy họ, đưa Kiev quay trở lại với tình hình thế giới như năm 2012 hoặc 2014″.
Video đang HOT
Vì vậy, theo ông, Mỹ giờ đây đang “tài trợ cho một tình thế bế tắc, một cuộc xung đột kéo dài, và có thể còn tệ hơn cả thế bế tắc, nơi mà sự đau khổ của con người vẫn tiếp diễn”.
Ông Rubio nhấn mạnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump tin rằng cuộc xung đột ở Ukraine cần được giải quyết bằng biện pháp ngoại giao.
“Theo quan điểm của Tổng thống, đây là một cuộc xung đột kéo dài và nó cần phải chấm dứt. Bây giờ, nó cần phải kết thúc thông qua đàm phán. Trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, cả hai bên đều sẽ phải nhượng bộ một điều gì đó. Tôi sẽ không đàm phán trước về điều đó. Ý tôi là, đó sẽ là công việc của ngoại giao thực sự, điều mà chúng ta từng làm trong quá khứ, và chúng ta đã nhìn nhận thực tế về nó”, ông cho biết.
“Điều đó sẽ mất thời gian, nhưng ít nhất chúng ta có một tổng thống nhận ra rằng mục tiêu của chúng ta là cuộc xung đột này cần phải chấm dứt, và nó cần phải kết thúc theo một cách bền vững”, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói thêm.
Vào ngày 20/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa khẳng định rằng Moscow sẵn sàng đối thoại với chính quyền mới của Mỹ về cuộc xung đột Ukraine.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng mục tiêu chính phải là giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng. Ông cũng lưu ý rằng Nga biết về những tuyên bố của ông Trump và đội ngũ của ông bày tỏ mong muốn khôi phục các liên lạc cũng như sự cần thiết phải tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.
Hồi tuần trước, ông Trump cho rằng người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky dường như cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi xung đột giữa Kiev với Nga nổ ra.
“Tôi phải nói điều này, ông Zelensky bây giờ muốn chấm dứt cuộc chiến. Ông ấy đã trải qua đủ rồi. Lẽ ra ông ấy không nên để cuộc xung đột này xảy ra. Trước hết, ông ấy đang chiến đấu với một thực thể có tiềm lực lớn hơn rất nhiều. Lẽ ra ông ấy không nên làm vậy, lẽ ra là các bên có thể đã đạt được thỏa thuận”, ông Trump nhấn mạnh.
Cả Moscow và Kiev đều đã tuyên bố rằng việc đóng băng cuộc xung đột dọc theo chiến tuyến hiện tại là không thể chấp nhận được. Ông Putin đã khẳng định rằng Kiev phải từ bỏ kế hoạch gia nhập liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu và từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với Crimea và 4 khu vực mà Nga đã sáp nhập vào năm 2022 thông qua các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi.
Ngược lại, Ukraine khẳng định họ muốn có hòa bình công bằng và các đảm bảo an ninh tin cậy, trong đó có việc gia nhập NATO. Ukraine phản đối đóng băng cuộc chiến, vì nó sẽ chỉ mang lại cho Nga thêm thời gian để khôi phục lực lượng.
Chuyên gia Nga đán.h giá tác động từ việc Mỹ đóng băng viện trợ cho Ukraine
Chuyên gia Nga nhận định đây có thể là bước ngoặt quan trọng, làm thay đổi cán cân chiến sự và đặt EU vào tình thế khó khăn hơn trong việc hỗ trợ Kiev.
Binh sĩ Ukraine bắ.n lựu pháo bọc thép 2000 trong cuộc xung đột với Nga gần Bahmut, vùng Donetsk. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine kéo dài, một diễn biến mới đang gây lo ngại khi nước này đối mặt với nguy cơ mất đi một phần đáng kể nguồn viện trợ từ phương Tây, chủ yếu do quyết định tạm dừng tài trợ từ phía Mỹ.
Theo số liệu từ Lầu Năm Góc, kể từ tháng 2/2022, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự trị giá 65,9 tỷ USD. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đã hỗ trợ vũ khí trị giá 52 tỷ USD, trong khi Vương quốc Anh đóng góp 10,5 tỷ USD. Với những con số này, việc Mỹ ngừng viện trợ có thể khiến viện trợ quân sự của Ukraine suy giảm tới 50%. Quyết định của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio về việc tạm dừng viện trợ được phân phối thông qua Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng đã tạo ra tranh cãi.
Theo thông tin từ tờ Washington Post (Mỹ), mặc dù nguồn tài trợ ngân sách trực tiếp để trả lương cho nhân viên khu vực công Ukraine không bị ảnh hưởng, nhưng 112 dự án do các cơ quan Mỹ quản lý tại Ukraine với tổng trị giá khoảng 7 tỷ USD đã bị đóng băng.
Tigran Meloyan, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Địa Trung Hải của Trường Kinh tế Cao cấp Moskva (HSE), cho biết phần lớn các dự án bị ảnh hưởng tập trung vào viện trợ nhân đạo và tài chính. Trong khi đó, chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin nhận định Mỹ có thể sử dụng việc đình chỉ viện trợ như một đòn bẩy để buộc Ukraine phải cân nhắc một số nhượng bộ nhất định.
Đáng chú ý, chuyên gia quân sự Dmitry Kornev đã đưa ra dự báo đáng lo ngại về tình hình trong những tháng tới. Theo ông, Ukraine có thể bắt đầu cảm nhận được áp lực trong vòng hai đến ba tháng tới. Các lực lượng vũ trang Ukraine có thể duy trì hoạt động không bị gián đoạn trong khoảng sáu tháng, sau đó sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và có xu hướng leo thang.
Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi việc Mỹ đình chỉ viện trợ đồng nghĩa với việc EU sẽ phải gánh vác nhiều hơn trong việc hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên trong khối đều sẵn sàng đảm nhận vai trò này. Điển hình là trường hợp của Slovakia, khi Thủ tướng Robert Fico cảnh báo sẽ chặn mọi hỗ trợ tài chính cho Kiev trong Hội đồng châu Âu nếu Tổng thống Zelensky không cho phép quá cảnh khí đốt của Nga.
Sự nhầm lẫn trong việc thực thi chính sách cũng góp phần là.m tìn.h hình thêm phần phức tạp. Vào ngày 29/1, mặc dù có thông tin về việc lệnh đóng băng đã được dỡ bỏ, Nhà Trắng đã nhanh chóng làm rõ rằng việc đình chỉ viện trợ nước ngoài vẫn đang có hiệu lực.
Những diễn biến này đặt ra nhiều thách thức đối với Ukraine trong việc duy trì năng lực quân sự và ổn định tình hình trong nước. Việc mất đi một nửa nguồn viện trợ quân sự từ phương Tây không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ mà còn có thể tác động sâu sắc đến cục diện chiến sự trong thời gian tới.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đán.h giá khả năng Ukraine giành lại lãnh thổ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Kiev sẽ tiếp tục khẳng định yêu sách đối với các lãnh thổ đã mất bất kể tình hình chiến sự với Liên bang Nga ra sao. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times được công bố vào ngày 4/1, theo giờ địa phương, Ngoại trưởng...