Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Nga, dọa cấm vận Triều Tiên
Ngoại trưởng Blinken chỉ trích vụ Nga bắt lãnh đạo đối lập Navalny, đồng thời cảnh báo có thể áp thêm cấm vận để phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
“Tôi thấy lo lắng sâu sắc với hành động trấn áp bạo lực nhằm vào người biểu tình Nga”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trên truyền hình hôm 1/2, đề cập vụ cảnh sát Nga bắt hơn 5.300 người biểu tình tại nhiều thành phố lớn đòi trả tự do cho thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny.
Ngoại trưởng Blinken họp báo hôm 27/1. Ảnh: AFP .
Blinken cũng cho biết Washington đang xem xét cách phản ứng với những hành động của Moskva, gồm cáo buộc can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, vụ tin tặc tấn công nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thông qua phần mềm của SolarWinds và nghi vấn treo thưởng để sát hại lính Mỹ ở Afghanistan, nhưng không tiết lộ các biện pháp cụ thể.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 1/2 cho biết Nga sẽ bỏ qua những bình luận của Blinken và cảnh báo Mỹ không áp đặt thêm cấm vận. Việc Nga bắt Navalny hứng chỉ trích từ Mỹ và các nước phương Tây. Tuy nhiên, Moskva nhiều lần đáp trả, yêu cầu các lãnh đạo nước ngoài tôn trọng luật pháp quốc tế và “xử lý các vấn đề trong đất nước của họ”. Điện Kremlin khẳng định sẽ không xem xét yêu cầu thả Navalny của phương Tây bởi đây là vấn đề nội bộ.
Video đang HOT
“Chính phủ Nga đã phạm sai lầm nếu tin rằng đó là vấn đề về nước Mỹ. Đó là vấn đề về họ. Tôi nghĩ họ cần nhìn vào nội bộ, chứ không phải hướng ra ngoài”, Blinken nói.
Về vấn đề Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ cho biết những biện pháp cấm vận bổ sung có thể được triển khai cùng các đồng minh của Washington để hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. “Những công cụ khác sẽ bao gồm một số động thái khuyến khích ngoại giao”, ông nói.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun hôm 28/1 kêu gọi Mỹ và Triều Tiên đạt thỏa thuận phi hạt nhân hóa sơ bộ, trong đó Bình Nhưỡng sẽ đình chỉ chương trình hạt nhân, đồng thời đề xuất nới lỏng một phần cấm vận Bình Nhưỡng để khôi phục và duy trì động lực đàm phán.
Mỹ chỉ trích Nga bắt Navalny
Ngoại trưởng Mỹ nói Washington "lên án mạnh mẽ" vụ Nga bắt thủ lĩnh đối lập Navalny, kêu gọi Moskva lập tức trả tự do cho nhà hoạt động này.
"Mỹ lên án mạnh mẽ quyết định của Nga về việc bắt Alexei Navalny", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố hôm 17/1, nhấn mạnh lo ngại rằng đây là một phần trong các nỗ lực của giới chức Nga nhằm "bịt miệng" Nalvalny và các nhà hoạt động đối lập khác.
Navalny bị bắt tại sân bay Sheremetyevo, Moskva, hôm qua, chưa đầy một giờ sau khi ông trở về từ Berlin. Các nguồn thạo tin cho biết 4 cảnh sát đã yêu cầu Navalny đi theo khi ông đang làm thủ tục nhập cảnh Nga. Nhà hoạt động đối lập sau đó hôn tạm biệt vợ và đi theo các sĩ quan.
Thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny tại sân bay Sheremetyevo ở Moskva hôm 17/1. Ảnh: AFP .
Chuyến bay chở Navalny từ Berlin lúc đầu dự kiến hạ cánh ở sân bay Vnukovo, nơi hàng trăm người ủng hộ đã chờ sẵn để chào mừng ông. Tuy nhiên, chuyến bay được chuyển hướng về sân bay Sheremetyevo trong phút chót "vì lý do kỹ thuật".
"Navalny không phải vấn đề. Chúng tôi yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông ấy. Các lãnh đạo chính trị tự tin không sợ tiếng nói cạnh tranh, cũng không có hành động bạo lực hoặc bắt sai đối thủ chính trị", Pompeo cho biết thêm.
Jake Sullivan, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chọn làm cố vấn an ninh quốc gia sắp tới, cũng đăng Twitter cho rằng Navalny "nên được trả tự do ngay lập tức".
Cơ quan quản lý nhà tù Nga cho biết nhà hoạt động đối lập bị bắt do cáo buộc vi phạm quy định về án treo và sẽ bị tạm giam cho đến khi diễn ra phiên tòa vào cuối tháng nhằm quyết định có chuyển bản án treo của Navalny thành án tù 3,5 năm hay không. Ông cũng có nguy cơ đối mặt với rắc rối liên quan ba vụ án hình sự khác.
Olga Mikhailova, luật sư của Navalny, tuyên bố thân chủ bị giam "vô cớ" và cáo buộc những điều đang diễn ra "đều vi phạm pháp luật".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel chỉ trích vụ bắt Navalny là "không thể chấp nhận", trong khi Bộ Ngoại giao Pháp cho biết động thái này gây ra "mối quan ngại rất lớn". Ngoại trưởng Czech Tomas Petricek tuyên bố ông muốn Liên minh châu Âu (EU) thảo luận các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng đối với Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã phản bác lại những cáo buộc trên, yêu cầu các lãnh đạo nước ngoài "tôn trọng luật pháp quốc tế" và "xử lý các vấn đề trong đất nước" của họ.
Các nước phương Tây cáo buộc Nga "đầu độc" Navalny, 44 tuổi, vào tháng 8/2020 bằng chất độc thần kinh Novichok thời Liên Xô, buộc ông này phải đến Đức điều trị. Sau khi bình phục, Navalny quyết định trở về Nga.
Nga bác bỏ các cáo buộc trên, thậm chí cho rằng lãnh đạo đối lập này tự "đầu độc" mình để bôi nhọ Moskva. Điện Kremlin tuyên bố các hành động pháp lý với Navalny sẽ do cơ quan thực thi pháp luật liên quan tự định đoạt.
Nga cảnh báo biểu tình vì Navalny Điện Kremlin chỉ trích lời kêu gọi biểu tình quy mô lớn của nhà hoạt động đối lập Navalny và bác yêu cầu thả ông. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 19/1 cho biết Nga đang quan ngại về việc nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny kêu gọi người ủng hộ tổ chức các cuộc biểu tình lớn trong phiên...