Ngoại trưởng Mỹ cam kết đảm bảo viện trợ để Ukraine tiếp tục chiến đấu
Trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết tâm giúp Ukraine đảm bảo có viện trợ để có thể tiếp tục chiến đấu trước các hoạt động quân sự của Nga vào năm tới.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Theo cam kết của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người đang có mặt tại Brussels gặp gỡ các quan chức châu Âu, Mỹ sẽ gửi cho Ukraine càng nhiều viện trợ càng tốt để có thể “ngăn chặn lực lượng Nga và nắm ưu thế trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng nào”.
“Tổng thống Joe Biden đã cam kết đảm bảo rằng mọi đồng bạc mà chúng tôi có trong tay sẽ được sử dụng hết từ bây giờ cho đến ngày 20/1/2025 – thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức”, hãng tin AP dẫn lời Ngoại trưởng Blinken ngày 13/11 cho biết.
Theo nhà ngoại giao Mỹ cấp cao, các nước NATO phải tập trung nỗ lực vào việc đảm bảo rằng Ukraine có tiề.n, đạn dược và lực lượng để chiến đấu hiệu quả vào năm 2025 hoặc có được vị thế mạnh mẽ trên sân đàm phán.
Ngoại trưởng Blinken tiết lộ Washington sẽ thích nghi và điều chỉnh các phương án hỗ trợ thiết bị quân sự cho Ukraine, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Video đang HOT
Hiện cuộc chiến giữa Ukraine và Nga kéo dài gần ba năm vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 13/11, Nga đã dùng cả tên lửa và thiết bị bay không người lái tấ.n côn.g thủ đô Kiev của Ukraine.
Ukraine cho biết hệ thống phòng không nước này đã bắ.n hạ 4 tên lửa và 37 thiết bị bay không người lái. 47 thiết bị bay không người lái khác đã bị chặn lại bằng hệ thống gây nhiễu điện tử. Thiệt hại đang được các cơ quan chức năng đán.h giá.
Vụ tấ.n côn.g trên diễn ra một ngày sau khi Lầu Năm Góc cho biết Nga đang chuẩn bị một chiến dịch lớn nhằm đẩy lui quân đội Ukraine ra khỏi khu vực biên giới Kursk thuộc lãnh thổ Nga.
Các quan chức Kiev cho biết Nga đã triển khai khoảng 50.000 quân đến Kursk nhằm mục đích đán.h bật quân Ukraine.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, trong những tháng gần đây, Nga đã tập hợp lực lượng để phản công ở Kursk, mặc dù thời gian cụ thể của chiến dịch này vẫn chưa được công bố.
Trong khi đó, tại mặt trận Donetsk phía Đông Ukraine, lực lượng Kiev cũng đang nỗ lực ngăn chặn cuộc tấ.n côn.g kéo dài hàng tháng của Nga.
Theo hãng tin AFP, sự bất ổn chính trị dưới thời Tổng thống Trump dẫn tới thay đổi chính sách của Washington về Ukraine là một yếu tố mới quan trọng trong xung đột. Viện trợ quân sự của Mỹ đóng vai trò rất quan trọng đối với Ukraine, nhưng Tổng thống đắc cử Donald Trump từng nhiều lần tuyên bố ông không muốn tiếp tục cung cấp hàng chục tỷ USD cho Kiev.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Marco Rubio, người được ông Trump lựa chọn để kế nhiệm Ngoại trưởng Blinken, nói rằng Mỹ cần thừa nhận cuộc chiến ở Ukraine là một “bế tắc” và nên thể hiện chủ nghĩa thực dụng khi đề cập đến chuyện hỗ trợ họ trong tương lai.
Tổng thống đắc cử Trump nói rằng ông có thể kết thúc xung đột Nga-Ukraine trong “24 giờ”. Trong một bài viết xuất bản vào tuần trước dẫn lời một nguồn tin ẩn danh, báo Wall Street Journal cho hay một trong những kế hoạch đang được chính quyền mới của ông Trump xem xét bao gồm việc Kiev hoãn tham vọng gia nhập NATO trong vòng 20 năm và đóng băng cuộc xung đột dọc theo chiến tuyến hiện tại.
Mỹ công bố gói viện trợ bổ sung trị giá 375 triệu USD cho Ukraine
Ngày 25/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố gói viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 375 triệu USD, bao gồm nhiều khí tài, đạn dược và thiết bị quân sự hiện đại.
Trong một thông báo, Ngoại trưởng Blinken đã tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ an ninh cho Ukraine, rằng "Mỹ và liên minh quốc tế sẽ sát cánh cùng Ukraine". Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng thông báo Washington sẽ triển khai khoản hỗ trợ mới này nhanh nhất có thể.
Gói viện trợ của Mỹ sẽ bao gồm đạn dược và thiết bị hỗ trợ cho bệ phóng tên lửa HIMARS, đạn chùm và đạn pháo, xe bọc thép và xe hạng nhẹ dùng cho lực lượng pháo binh, vũ khí hạng nhẹ và vũ khí chống tăng như tên lửa Javelin, TOW và sún.g chống tăng AT-4. Ngoài ra, gói viện trợ mới nhất cũng bao gồm các linh kiện, phụ tùng thay thế, thiết bị phụ trợ, huấn luyện và vận chuyển.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể sẽ công bố thêm nhiều gói viện trợ khác có thể lên tới khoảng 5,5 tỷ USD sau thời điểm ngày 1/10.
Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, Mỹ đã cung cấp khoảng 175 tỷ USD viện trợ quân sự và kinh tế cho Kiev. Hôm 11/9, Mỹ cũng đã công bố gói viện trợ kinh tế và nhân đạo trị giá 717 triệu USD cho Ukraine, trong đó 325 triệu USD dành cho phát triển các nguồn năng lượng mới, 290 triệu USD viện trợ nhân đạo và 102 triệu USD cho hoạt động rà phá bom mìn.
Hiện Moskva chưa đưa ra bình luận về động thái nêu trên của Washington.
Xung đột Hamas - Israel: Ngoại trưởng Mỹ lạc quan về triển vọng đạt thỏa thuận phóng thích con tin Ngày 7/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n và trao trả con tin giữa Israel và Hamas, đồng thời kêu gọi bảo vệ dân thường trong bối cảnh Israel chuẩn bị triển khai hoạt động quân sự ở thị trấn Rafah, phía Nam Gaza. Binh sĩ Israel tiến hành chiến...