Ngoại trưởng Mỹ Blinken và ông Vương Nghị sẽ gặp mặt tại Jakarta
Theo Bộ ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng nước này Anthony Blinken sẽ có một cuộc gặp với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị ngày 13/7 bên lề Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 56 (AMM) đang diễn ra tại Jakarta, Indonesia.
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị tại Bali, Indonesia ngày 9/7/2022. Ảnh: AFP
Trong khuôn khổ AMM 56 diễn ra từ 11 – 14/7 tại thủ đô Indonesia, ông Vương Nghị – Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – sẽ đại diện Trung Quốc tham gia sự kiện. Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 11/7 cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương sẽ vắng mặt vì lý do sức khỏe. Lần cuối cùng ông Tần Cương xuất hiện trước công chúng là vào 25/6 tại Bắc Kinh khi ông tiếp đón các quan chức từ Nga, Việt Nam và Sri Lanka.
Tuyên bố này của Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác thực nhiều dự đoán được đưa ra trước đó về khả năng gặp mặt và đàm phán của 2 siêu cường vốn đang ghi nhận quan hệ song phương ngày càng căng thẳng.
Cuộc gặp này là lần thứ hai ông Vương Nghị và ông Blinken gặp mặt trong khoảng thời gian chưa tới 30 ngày. Cụ thể vào ngày 19/6 trong khuôn khổ ngày cuối cùng của chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ, cũng đồng thời là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ sau 5 năm, ông Blinken đã có một buổi thảo luận với ông Vương Nghị tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở thủ đô Bắc Kinh.
Theo Reuters, nó cũng diễn ra sau thông cáo có phần gay gắt ngày 11/7 của liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu tại Hội nghị Thượng đỉnh Vilnius, trong đó khối này cáo buộc Trung Quốc thách thức các lợi ích, an ninh và giá trị của mình bằng “tham vọng và chính sách cưỡng chế”. Đáp trả lại, Trung Quốc tuyên bố sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào của liên minh quân sự nhằm mở rộng dấu ấn của mình vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Anthony Blinken và ông Vương Nghị tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 19/6/2023. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới trong khoảng thời gian liên tục có những động thái đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường giao tiếp và đảm bảo cạnh tranh không dẫn tới xung đột. Đầu tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có chuyến thăm Trung Quốc.
Trong khuôn khổ cuộc gặp mặt với các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc ngày 7/7, Reuters trích dẫn bà Yellen cho biết: “Chúng tôi tin rằng lợi ích tốt nhất của cả hai nước là đảm bảo rằng chúng ta có đường dây liên lạc trực tiếp và rõ ràng ở các cấp cao”. Thông qua trao đổi thường xuyên, hai bên có thể giám sát rủi ro kinh tế và tài chính vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với “những thách thức như chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và những tác động kéo dài của đại dịch”.
Bà cũng nhấn mạnh rằng Washington không tìm cách “chia cắt hoàn toàn” về mặt kinh tế với Trung Quốc mà thay vào đó là “tìm cách đa dạng hóa”. Nguyên nhân là do “việc tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu và hầu như không thể thực hiện được”.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết tầng lớp trung lưu khổng lồ và đang phát triển của Trung Quốc đã cung cấp một thị trường lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ và các hành động có mục tiêu của nước này là dựa trên những lo ngại về an ninh quốc gia.
Ngày 12/7, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cũng vừa tổ chức một cuộc họp tại Lầu Năm Góc với quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ tại châu Á sau một số chỉ trích của Washington về việc Bắc Kinh miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động liên lạc quân sự. Từ 17 – 20/7 tới, đặc phái viên về khí hậu John Kerry của Mỹ sẽ tiếp tục tới thăm Trung Quốc để thúc đẩy các cuộc đàm phán về ngăn chặn khủng hoảng khí hậu toàn cầu bất chấp căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và các quốc gia phát thải khí nhà kính.
Bị Mỹ 'hắt hủi', Thủ tướng Israel quyết định sang thăm Trung Quốc
Trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông, Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết sẽ công du đến Bắc Kinh, bất chấp những lo ngại của Mỹ.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (thứ hai từ phải sang) trong một cuộc họp Nội các. Ảnh: EPA
Theo truyền thông Israel (thenationalnews.com) và Trung Đông (al-monitor.com) ngày 28/6, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ sớm thăm Trung Quốc nhằm tìm kiếm các cơ hội ngoại giao khác, bất chấp những lo ngại từ Mỹ.
Thông báo của ông Netanyahu về việc sớm đi thăm Trung Quốc cũng đã dẫn đến các ý kiến khác nhau trong Bộ Ngoại giao Israel về chuyến công du này, với một số quan chức cảnh báo rằng chuyến đi như vậy có thể gây tổn hại cho quan hệ của nước này với Mỹ.
Gặp gỡ tại Jerusalem với các thành viên phái đoàn quốc hội Mỹ, Thủ tướng Netanyahu thông báo với họ rằng ông đã được Trung Quốc mời đến thăm Bắc Kinh và dự định sẽ đến đó trong tương lai gần. Truyền thông Israel cho biết chuyến đi có thể diễn ra ngay trong tháng tới, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của thủ tướng Israel kể từ năm 2017.
Ông Netanyahu, một chính trị gia lâu năm, người đã điều hướng các mối quan hệ thăng trầm với các tổng thống kế tiếp của Mỹ, đã bị Tổng thống Mỹ Joe Biden "hắt hủi" và vẫn chưa nhận được lời mời đến thăm Nhà Trắng - một điều hiếm khi xảy ra đối với các thủ tướng Israel.
Do chưa nhận được lời mời như vậy, Thủ tướng Netanyahu đã không đồng ý cho Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant tới Washington, thay vào đó ông Gallant phải tới Brussels để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng NATO trong tháng này. Mặt khác, Tổng thống Israel Isaac Herzog dự kiến sẽ tới Mỹ vào cuối tháng 7 tới trong chuyến thăm chính thức đầu tiên để gặp Tổng thống Biden và có bài phát biểu trước Hạ viện Mỹ.
Một số bộ trưởng trong Chính phủ Israel do ông Netanyahu lãnh đạo - đặc biệt là Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich và Bộ trưởng An ninh Quốc gia Itamar Ben-Gvir - đã trở thành những nhân vật không được hoan nghênh trong chính quyền Biden, vốn từ chối mọi liên hệ với họ.
Việc không nhận được lời mời từ Mỹ được nhiều người coi là dấu hiệu cho thấy Washington không hài lòng với những gì họ coi là chương trình nghị sự từ chính phủ của ông Netanyahu, bao gồm việc mở rộng nhanh chóng chương trình định cư của Israel ở Bờ Tây bị chiếm đóng và kế hoạch cải cách pháp lý gây tranh cãi sâu sắc, điều mà những người phản đối cho rằng đe dọa nền dân chủ trong nước.
Chuyến thăm năm 2023 dự kiến sẽ là chuyến thăm thứ tư của ông Netanyahu tới Trung Quốc trên cương vị thủ tướng trong 16 năm cầm quyền. Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết chưa có lịch trình cụ thể cho chuyến thăm, nhưng một số quan chức Israel coi chuyến thăm cấp nhà nước của ông Netanyahu tới Trung Quốc là "một hành động khiêu khích có chủ ý và nguy hiểm đối với chính quyền Biden".
Báo Zman (Israel) dẫn lời một nguồn tin ngoại giao Israel cho biết, ngoài những vấn đề khác, chuyến thăm nhằm báo hiệu với Washington rằng ông Netanyahu còn có những cơ hội ngoại giao khác để theo đuổi, bên cạnh Mỹ.
"Ông Netanyahu sẽ không đứng yên và chờ đợi một lời mời đến thăm Nhà Trắng. Ông ấy cũng đang hoạt động tích cực với các kênh song song. Gần đây, Trung Quốc đã tăng cường can dự vào Trung Đông và Thủ tướng Netanyahu cần phải có sự hiện diện để đại diện cho lợi ích của Israel", nguồn tin trên cho biết trong điều kiện giấu tên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) bắt tay ngày 21/3/2017 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: China Daily
Sự can dự của Trung Quốc ở Trung Đông
Thật vậy, ngoài áp lực cá nhân, ông Netanyahu cũng có thể bị thu hút do sự can dự gần đây của Trung Quốc vào khu vực, trên một số mặt:
Thứ nhất là việc Bắc Kinh hòa giải thành công giữa Iran và Saudi Arabia, điều mà Israel rất quan tâm, cũng như lo ngại rằng Riyadh sẽ không còn tham gia vào các nỗ lực nối lại quan hệ và mở rộng Hiệp định Abraham, mà muốn xích lại gần hơn với Tehran. Trong chuyến thăm dự kiến tới Bắc Kinh, ông Netanyahu có thể tìm cách khai thác ảnh hưởng của Trung Quốc để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia.
Thứ hai là chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Trong chuyến thăm của ông Abbas, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố với nhà lãnh đạo Palestine một kế hoạch mới của Bắc Kinh về hòa bình Israel - Palestine. Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã hơn một lần phát tín hiệu sẵn sàng can dự vào vấn đề Israel - Palestine.
Quan hệ song phương của Israel với Trung Quốc đã có bước tiến đáng kể trong thập kỷ qua. Năm 2012, thương mại song phương là hơn 9 tỷ USD, trong khi năm 2022 đạt hơn 21 tỷ USD. Sự gia tăng thương mại song phương bao gồm các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Israel và sự tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và nước. Chẳng hạn, vào năm 2019, công ty SIPG của Trung Quốc đã bắt đầu vận hành phần mới của cảng Haifa ở Israel. Các công ty Trung Quốc cũng tham gia vào dự án đường sắt ở Tel Aviv.
Vào năm 2021, trước chuyến thăm Washington, Thủ tướng Israek khi đó là Naftali Bennett đã đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng nước này rất coi trọng tất cả những lo ngại của Mỹ về mối quan hệ của Israel với Trung Quốc. Vào tháng 12/2022, Đại sứ Mỹ tại Israel Tom Nides bày tỏ sự hài lòng về cách tiếp cận của Israel, cho biết hai nước đã đạt được sự hiểu biết về hoạt động thương mại của Israel với Trung Quốc và kiểm soát việc không đưa các công nghệ nhạy cảm "đến nơi chúng không nên đến".
Nêu quan điểm về chuyến thăm của Thủ tướng Israel, Carice Witte, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của SIGNAL, một tổ chức chính sách của Israel chuyên về các vấn đề Trung Quốc - Trung Đông, chỉ ra rằng các chính quyền Mỹ trong thập kỷ qua đã liên tục đối thoại với Chính phủ Israel về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Israel, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm như cảng, công ty công nghệ và công ty thực phẩm. Theo cách tương tự, các khoản đầu tư và hợp tác của Trung Quốc với các nước vùng Vịnh cũng có thể gây phức tạp cho ngành công nghiệp của Israel.
Chuyên gia Witte nhận định rằng mối quan tâm của Trung Quốc đối với Israel ngày càng tăng, nhưng chuyến thăm dự kiến tới Bắc Kinh của ông Netanyahu sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Israel - Mỹ. Chuyên gia này lập luận: "Vì Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã đến thăm Bắc Kinh gần đây, nên chuyến thăm dự kiến của ông Netanyahu có thể gây căng thẳng ở một mức độ nào đó trong mối quan hệ với Washington, nhưng không đến mức nguy hiểm".
Nga nêu quan điểm về cuộc xung đột ở Sudan Sudan phải giải quyết các vấn đề mà không có sự can thiệp từ bên ngoài và Nga vẫn thường xuyên liên lạc với tất cả các nước liên quan để phối hợp giải quyết một số tình huống. Nga đã kêu gọi các bên xung đột ở Sudan ngừng bắn và giải quyết mâu thuẫn bằng ngoại giao. Ảnh: AFP/TTXVN Theo mạng...