Ngoại trưởng Mỹ bị điều tra vì nghi vấn sử dụng nhân viên đặc vụ đi mua đồ ăn
Đảng Dân chủ trong một ủy ban quốc hội Mỹ đang điều tra cáo buộc Ngoại trưởng Mike Pompeo và gia đình ông sử dụng nhân viên đặc vụ sai mục đích.
Theo CNN, một người tố giác từ Bộ Ngoại giao Mỹ nói các đặc vụ cơ quan an ninh Ngoại giao Mỹ được yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ “đáng ngờ” cho gia đình Ngoại trưởng Pompeo.
Chẳng hạn vào tháng 4, một đặc vụ đã được yêu cầu đi lấy đồ ăn Trung Quốc khi không có ông Pompeo trong xe. Người tố giác nói điều này khiến các đặc vụ phàn nàn rằng họ giống như “ UberEats (dịch vụ gọi đồ ăn) mang súng”.
Trong một dịp khác, một đặc vụ an ninh được cho là đã phải đi đón con chó của gia đình ông Pompeo từ một người chăm sóc. Một tài liệu nói nhân viên an ninh ngoại giao đã được một người trong văn phòng của ông Pompeo yêu cầu đón con trai lớn của ông (đã trưởng thành) từ Union Station ở Washington và đưa anh ta về nhà.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: WSJ)
Lon Fairchild, phụ trách cơ quan an ninh Ngoại giao Mỹ, không phủ nhận các chuyến đi như đón con chó hoặc lấy đồ ăn là do các đặc vụ thực hiện, nhưng tuyên bố: “Tôi là người phụ trách công tác an ninh cho Ngoại trưởng Pompeo kể từ ngày đầu tiên ông đi làm. Không có lúc nào trong lúc tôi phục vụ, ông ấy hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình ông ấy yêu cầu tôi hoặc bất kỳ thành viên nào trong nhóm của tôi hành động không phù hợp với nghĩa vụ chuyên môn của chúng tôi, để bảo vệ ngoại trưởng 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.”
Một cựu quan chức an ninh ngoại giao cấp cao nói với CNN những nhiệm vụ như vậy sẽ không phù hợp, đặc biệt là khi không có ngoại trưởng trong xe vào thời điểm đó, trừ khi các nhiệm vụ được xác định là cần thiết vì một số mối đe dọa cụ thể. Ví dụ, họ nói khi cựu Ngoại trưởng Warren Christopher bắt đầu công việc, ông đã muốn các đặc vụ của mình đi lấy đồ tạp hóa cho ông, nhưng được nhắc là đó không phải là việc của họ.
an ninh Ngoại giao Mỹ là cơ quan thực thi pháp luật và an ninh của Bộ Ngoại giao Mỹ, được giao nhiệm vụ bảo vệ các nhà ngoại giao và công tác ngoại giao Mỹ trên toàn thế giới, bên cạnh các nhiệm vụ khác.
Video đang HOT
Theo Bộ Quy định Liên bang Mỹ, một nhân viên liên bang “sẽ không khuyến khích, chỉ đạo, ép buộc hoặc yêu cầu cấp dưới sử dụng thời gian chính thức để thực hiện các hoạt động khác ngoài những yêu cầu trong thực thi nhiệm vụ hoặc được ủy quyền theo luật hoặc quy định.” Không rõ liệu ông Pompeo có yêu cầu các hoạt động được cho là không phù hợp hay liệu chúng được thực hiện bởi một người nào đó trong đội ngũ nhân viên của ông mà ông không biết. Nhưng người tố giác cho biết có một “văn hóa” trong cơ quan an ninh Ngoại giao là cố gắng làm hài lòng và tránh làm phiền bộ trưởng.
Cựu Giám đốc Văn phòng đạo đức Chính phủ Mỹ, ông Walter Shaub nói với CNN rằng “việc cử cấp dưới thực hiện việc vặt cá nhân cho bạn là định nghĩa về việc lạm dụng chức vụ.”
Cũng theo các nhà điều tra quốc hội Mỹ, người tố giác còn nhắc đến vấn đề lớn hơn khi một số đặc vụ không hiểu tại sao vợ của ông Pompeo, bà Susan Pompeo, có chương trình an ninh riêng khi chưa trải qua quy trình quy định.
Một số nguồn tin còn nói rằng bà Susan không chỉ sử dụng nhân viên an ninh mà còn có cả nhân viên Bộ Ngoại giao trong một số chuyến đi khi đi cùng chồng.
Theo CNN, gia đình Pompeo không phải là trường hợp cá biệt khi một số quan chức Mỹ từng vướng vào các cáo buộc đạo đức về cách họ sử dụng nguồn lực chính phủ.
Cựu Giám đốc Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ Scott Pruit rời vị trí sau một loạt nghi vấn về việc sử dụng đội an ninh. Cựu Bộ trưởng Y tế Mỹ Tom Price từ chức sau bê bối về cách sử dụng máy bay riêng. Bộ trưởng Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị Mỹ Ben Carson bị công kích vì mua sắm nội thất quá độ (bằng tiền thuế). Cựu Bộ trưởng Cựu chiến binh David Shulkin rời vị trí sau báo cáo chỉ trích ông nhận quà và có những kế hoạch di chuyển không phù hợp.
(Nguồn: CNN)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ - Triều sẽ tiếp tục đàm phán: Sau những lời khen...
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Mỹ và Triều Tiên sẽ tiếp tục đàm phán bất chấp kết quả ở Thượng đỉnh vừa qua không như ý muốn.
Hôm 1/3, tại một buổi họp báo ở Philippines, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có những chia sẻ liên quan đến việc Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 không ra được tuyên bố chung và cơ hội cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia này.
"Chúng tôi nóng lòng muốn quay trở lại bàn đàm phán để có thể tiếp tục các cuộc thảo luận với kỳ vọng sẽ phi hạt nhân hóa Triều Tiên cũng như mang lại hòa bình, ổn định và một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân nước này" - Ông Pompeo cho biết.
Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Donald Trump rằng Triều Tiên về cơ bản đề nghị dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận, vốn được coi là yêu cầu mà Mỹ chưa thể đáp ứng hoặc đưa ra câu trả lời vào lúc này.
Sau 2 ngày đàm phán tại Hà Nội và không thể đưa ra được tuyên bố chung, giới quan sát đã lo lắng về một viễn cảnh rất xấu cho mối quan hệ giữa hai quốc gia vốn trong tình trạng thù địch hàng chục năm qua. Tuy nhiên, những tín hiệu đầu tiên cho thấy Thượng đỉnh Hà Nội chưa phải là cuộc hội đàm cuối cùng.
Tổng thống Trump nhấn mạnh vẫn tin tưởng Chủ tịch Kim về việc ngừng thử vũ khí hạt nhân, khẳng định hai bên đã có nhiều bước tiến và cả hai nhà lãnh đạo vẫn đang ở trong mối quan hệ tốt đẹp.
Tổng thống Donald Trump nói tin tưởng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc họp báo sau khi kết thúc hội đàm (Ảnh: ĐVO)
Ngoại trưởng Pompeo khẳng định mâu thuẫn chỉ ở thứ tự của việc dỡ bỏ trừng phạt và phá hủy hạt nhân, không phải những bất đồng mang tính không thể giải quyết. Mỹ và Triều Tiên sẽ vẫn tiếp tục đàm phán, tiếp tục nỗ lực giải quyết các mâu thuẫn để tiến tới mục đích duy nhất là phi hạt nhân hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Ngược lại, các phát ngôn từ phía Triều Tiên cũng cho thấy thiện chí của họ. Bình Nhưỡng không yêu cầu Mỹ xóa bỏ cấm vận và kết thúc tình trạng chiến tranh với Triều Tiên như trước thời điểm mà Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra.
Đề xuất của phía Triều Tiên cũng được cho là cởi mở hơn, Mỹ cắt giảm 5/7 lệnh cấm vận, Triều Tiên sẽ xóa bỏ căn cứ hạt nhân Pyonghang mãi mãi trước sự chứng kiến của người Mỹ và các giám sát viên quốc tế.
Thực tế, Triều Tiên đang có một quân bài tủ mà Mỹ buộc phải tiếp tục theo đuổi các kế hoạch phi hạt nhân hóa và bình thường quan hệ với nước này, đó chính là kho vũ khí hạt nhân. Nhiều nghi vấn cho rằng, Bình Nhưỡng đã sở hữu vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chạm tới vùng biên viễn của Mỹ.
Ngoài ra, các đồng minh Mỹ ở biển Hoa Đông là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chính sách cứng rắn trước đây của Bình Nhưỡng, đặc biệt với an ninh của Hàn Quốc, Nhật Bản.
Việc không giải quyết được vấn đề phi hạt nhân với Triều Tiên khiến khu vực này mất an toàn và các đồng minh của Washington sẽ có xu hướng chủ động đàm phán với Triều Tiên hoặc các quốc gia có ảnh hưởng như Nga, Trung Quốc để giải quyết vấn đề.
Tiếp đến, khi Mỹ theo đuổi chiến lược chuyển trục định hướng châu Á - Thái Bình Dương, việc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này là cực kỳ quan trọng. Đàm phán với Triều Tiên giúp Mỹ khẳng định thêm vị trí của mình. Chính vì vậy, không thể nghi ngờ rằng, Mỹ tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng.
Đỗ Tú
Theo Datviet
Mỹ cam kết bảo vệ Philippines ở biển Đông Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong chuyến thăm Philippines ngày 1-3 cam kết sẽ bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công ở biển Đông. Theo Reuters, phát biểu trong thời gian dừng chân ở Manila trên đường trở về nước sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2, ông Pompeo nói Hiệp ước phòng thủ hỗ tương Mỹ-Philippines...