Ngoại trưởng Mỹ bắn ‘một mũi tên nhắm hai đích’
Khi Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du châu Á tuần này, họ mang theo hai tham vọng đối ngoại của Biden.
Tổng thống Mỹ Joe Biden có hai tham vọng trong chính sách đối ngoại: xây dựng lại quan hệ với đồng minh và thiết lập mặt trận thống nhất đối phó Trung Quốc. Tuần này, ông cử hai đặc phái viên cao cấp nhất của mình, Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, đến Nhật Bản và Hàn Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên ngày 16-18/3 để làm điều đó.
Chuyến thăm các đối tác thân thiết nhất của Mỹ ở Đông Á là màn dạo đầu cho cuộc “chạm mặt” đầu tiên của chính quyền Biden với Bắc Kinh, khi Ngoại trưởng Blinken cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan gặp hai nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc ở Alaska.
Ngoại trưởng Antony Blinken tại thủ đô Washington ngày 3/3. Ảnh: AFP .
Chính quyền Biden coi cuộc họp là cơ hội để thiết lập các quy tắc cơ bản và đặt ra “lằn ranh đỏ” cho mối quan hệ mà Blinken gọi là “khảo nghiệm địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21″. Các quan chức Mỹ đã mô tả đây là “cuộc họp một phiên” để xác định các vấn đề Washington có thể làm việc với Bắc Kinh và sau đó “nêu một cách thẳng thắn những mối quan ngại của chúng tôi”, Blinken nói trước quốc hội Mỹ vào tuần trước.
Chuỗi hoạt động ngoại giao dồn dập của Mỹ bắt đầu vào 12/3 với hội nghị trực tuyến của nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản, trong đó coi châu Á – Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden, sau khi chính quyền Donald Trump làm đồng minh khu vực mất lòng.
Cuộc đối thoại với các đồng minh nhằm nhấn mạnh mục tiêu của Biden là thúc đẩy quan hệ đối tác quốc tế để đối mặt với các đối thủ , đồng thời củng cố các lợi ích của Mỹ. “Trung Quốc càng nghe nhiều những lời chỉ trích gay gắt không chỉ từ chúng ta mà từ khắp nơi trên thế giới thì càng có nhiều cơ hội để chúng ta chứng kiến một số thay đổi”, Blinken phát biểu trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện ở Washington tuần trước.
Nhưng điều đó không dễ dàng. Trung Quốc đã sớm kiềm chế được đại dịch và củng cố vị thế kinh tế khi các đối thủ ở phương Tây phải chật vật phục hồi. Về mặt quân sự, họ đã thu hẹp khoảng cách với Mỹ thông qua các khoản đầu tư khổng lồ nhằm hiện đại hóa quân đội. Những thế mạnh đó đã giúp nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Tại Tokyo và Seoul, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin dự kiến thảo luận về nhiều chủ đề, bao gồm đại dịch, biến đổi khí hậu và sự hiện diện lớn của quân đội Mỹ trong khu vực.
Video đang HOT
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn đã xuống mức thấp vì những vấn đề lịch sử, có thể sẽ là một chủ đề thảo luận. Cũng nằm trong chương trình nghị sự là cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên.
Việc chọn Nhật Bản là điểm đến đầu tiên của Blinken và Austin được coi là động thái trấn an đáng kể với Tokyo , bên đã nỗ lực duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trump ngay cả khi ông yêu cầu Nhật trả nhiều tiền hơn để duy trì quân đội Mỹ tại nước này. Cuối tuần trước, Nhà Trắng thông báo rằng Thủ tướng Yoshihide Suga sẽ là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Biden tại Washington.
“Vào giai đoạn cuối của chính quyền Trump, chúng ta đã tranh cãi với các đồng minh châu Á về số tiền họ phải trả để chia sẻ chi phí quốc phòng”, Victor Cha, người giám sát chính sách châu Á tại Nhà Trắng thời GeorgeW. Bush nói. “Chúng tôi đã có quan điểm mang tính đơn phương đối với các liên minh, gần như là coi nhẹ họ”.
“Trong khi đó, Trung Quốc đang sử dụng đòn bẩy kinh tế trong khu vực để chèn ép các nước khác”, Cha nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tại Nhà Trắng ngày 8/3. Ảnh: Reuters .
Chính quyền Trump có cách tiếp cận mâu thuẫn đối với Trung Quốc. Trump thường xuyên tâng bốc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi cố gắng đạt được các thỏa thuận thương mại, trong khi các quan chức trong chính quyền của ông chỉ trích Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền, quân sự, tấn công mạng và dân chủ.
Chiến lược của chính quyền Biden cũng sẽ theo hướng “vừa đấm vừa xoa”. Blinken đã mô tả rằng ông muốn một mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh, thậm chí đối đầu với Trung Quốc.
Để làm được điều này, Mỹ đang dựa vào sự ủng hộ từ các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả hai quốc gia đều trong tình thế khó xử với Trung Quốc: Họ là đối tác kinh lớn với Bắc Kinh, nhưng bất đồng với Trung Quốc về các vấn đề an ninh, dân chủ và nhân quyền.
Tokyo gần đây thể hiện quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh hơn khi tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục áp sát nhóm đảo Sensaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trong khi đó, Seoul đã sử dụng mối quan hệ ôn hòa với Bắc Kinh như một chiến thuật gây áp lực chống lại Triều Tiên, quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các lãnh đạo Trung Quốc cho biết họ rất mong đưa mối quan hệ với Mỹ trở lại tình trạng ổn định. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã cảnh báo rằng bất kỳ bước đi xuống thang căng thẳng nào của Mỹ cũng có thể giúp Trung Quốc “câu giờ” để phát triển năng lực công nghệ và quân sự trước khi căng thẳng lại dâng cao.
“Là hai quốc gia có hệ thống xã hội khác nhau, Trung Quốc và Mỹ đương nhiên có những khác biệt và bất đồng”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 7/3. Ông Vương và Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, sẽ gặp Blinken ở Alaska.
Ông Vương nói rằng nên “cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở công bằng và chính đáng vì mục đích tự cải thiện và cùng nhau tiến bộ, thay vì cạnh tranh bằng cách chĩa mũi dùi hay theo kiểu kẻ thắng ăn tất”.
Tuy nhiên, các lãnh đạo Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại về chiến lược của Biden là tập hợp các đồng minh thành một khối gắn kết chống lại nước này, điều có thể gây tổn hại cho Bắc Kinh về mặt chính trị và kinh tế. Tuần trước, các nước Bộ Tứ đã công bố kế hoạch cung cấp vaccine Covid-19 cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đối trọng chính sách “ngoại giao vaccine” của Trung Quốc.
Ông Vương nói rằng đại dịch, phục hồi kinh tế và biến đổi khí hậu là những lĩnh vực mà Mỹ – Trung có thể hợp tác. Nhưng ông cũng nói rằng Mỹ và các nước khác không có quyền can thiệp vào “các vấn đề nội bộ”, như vấn đề Tân Cương, Hong Kong và Tây Tạng. Ông cũng vạch ra một “lằn ranh đỏ” về vấn đề Đài Loan, nơi Trung Quốc coi là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết.
Vài ngày sau, một tàu khu trục Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Mỹ mô tả các đợt triển khai tàu chiến như vậy là hoạt động thường kỳ, nhưng chúng bị Trung Quốc coi là hành động mang tính thù địch. Đây là lần thứ ba tàu chiến Mỹ đi qua eo biển kể từ khi Biden nhậm chức, báo hiệu sự ủng hộ của Washington với Đài Loan.
Trong khi các quan chức Nhật Bản chắc chắn sẽ tìm kiếm sự đảm bảo từ Bộ trưởng Quốc phòng Austin rằng quân đội Mỹ sẽ hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc trên nhóm đảo Senkaku/Điếu ngư, thời gian của ông ở Seoul được cho là sẽ tập trung vào việc nên tiếp tục hay không các cuộc tập trận quy mô lớn thường xuyên với Hàn Quốc mà Trump đã hủy bỏ. Tuần trước, hai nước đã đạt được thỏa thuận chia sẻ chi phí cho quân Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc, sau những bất đồng kéo dài dưới thời Trump.
Sau các cuộc họp ở Tokyo và Seoul, Austin sẽ tới Ấn Độ, quốc gia đang căng thẳng với Trung Quốc sau cuộc đụng độ đẫm máu ở biên giới hồi năm ngoái. Ngoại trưởng Blinken sẽ lên đường đến Alaska vào 18/3 để dự cuộc gặp với các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Khi chúc Blinken may mắn trong các cuộc hội đàm, nghị sĩ Texas Michael McCaul, quan chức đảng Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cảnh báo “chúng ta không thể coi Trung Quốc như một đối thủ bình thường”.
Ông McCaul cho rằng Mỹ đã “nhắm mắt làm ngơ” trong 4 thập kỷ trước nhiều hành động của Trung Quốc với hy vọng thuyết phục các được các lãnh đạo Trung Quốc tuân theo các chuẩn mực quốc tế. “Thật không may, việc đó không có hiệu quả”, ông nói
Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á
Ngày 15/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bắt đầu chuyến công du châu Á nhằm củng cố quan hệ với các đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực.
Ngoại trưởng Antony Blinken (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. (Nguồn: AFP/Reuters)
Chuyến công du này là chuyến "xuất ngoại" đầu tiên của hai quan chức cấp cao trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng Mỹ. Hai bộ trưởng khởi hành riêng rẽ, theo đó ông Austin đã đến Nhật Bản - chặng dừng chân đầu tiên.
Theo kế hoạch, tại Nhật Bản, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin sẽ tham dự Đối thoại Chiến lược và An ninh với những người đồng cấp nước chủ nhà theo cơ chế Đối thoại "2 2." Hai quan chức cũng sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, sau đó sẽ đến Hàn Quốc.
Tại Hàn Quốc, Ngoại trưởng Blinken sẽ trao đổi và tham vấn giới chức nước chủ nhà về việc xem xét lại chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với Triều Tiên .
Ông Blinken sau đó sẽ trở về Mỹ để cùng Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan tham dự cuộc đối thoại với những người đồng cấp Trung Quốc ở Anchorage, Alaska.
Trong khi đó, Bộ trưởng Austin sẽ rời Seoul tới Ấn Độ để hội đàm với người đồng cấp Rajnath Singh nhằm thắt chặt mối quan hệ đối tác với quốc gia Nam Á này.
Trong phát biểu chung trên tờ Washington Post, Bộ trưởng Austin và Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh sẽ nỗ lực "làm hồi sinh các mối quan hệ (của Mỹ) với các bạn bè và đối tác" và tăng cường củng cố liên minh.
Trước đó, phát biểu tại Hawaii trước khi lên đường đến Nhật Bản, Bộ trưởng Austin cho biết ông và Ngoại trưởng Blinken sẽ "lắng nghe và nghiên cứu," cũng như nỗ lực củng cố năng lực quân sự của Mỹ với các đồng minh.
Chuyến công du châu Á của người đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng Mỹ diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của nhóm Bộ Tứ bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản thảo luận các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.
Tuyên bố chung "Tinh thần Bộ Tứ" được đưa ra sau hội nghị nhấn mạnh cam kết của nhóm này trong việc thúc đẩy một trật tự tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đồng loạt tới Hàn Quốc và Nhật Bản trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên Ngày 10/3, giới chức cấp cao Nhà Trắng thông báo Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin của nước này sẽ tới thăm Nhật Bản và Hàn Quốc tuần tới. Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của các quan chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu này trong chính quyền của Tổng thống Mỹ...