Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đán.h giá khả năng Ukraine giành lại lãnh thổ
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Kiev sẽ tiếp tục khẳng định yêu sách đối với các lãnh thổ đã mất bất kể tình hình chiến sự với Liên bang Nga ra sao.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times được công bố vào ngày 4/1, theo giờ địa phương, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thừa nhận rằng Ukraine khó có thể giành lại bất kỳ lãnh thổ nào trong tương lai gần.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh lực lượng của Liên bang Nga đang tiến lên ở Donbass, nhằm cắt đứt trung tâm hậu cần quan trọng của Ukraine tại Pokrovsk.
Theo ông Blinken, Kiev khó có thể thay đổi cục diện chiến trường hoặc tình hình thực địa trong tương lai gần.
“Đường biên giới hiện tại trên bản đồ, tôi không nghĩ sẽ thay đổi đáng kể”, Ngoại trưởng Mỹ nói.
Tuy nhiên, ông Blinken nhấn mạnh rằng yêu sách của Ukraine đối với các lãnh thổ đã mất “sẽ luôn luôn tồn tại”.
Một lệnh ngừng bắ.n bền vững sẽ đòi hỏi Ukraine phải tăng cường khả năng răn đe, có thể thông qua việc nhận được các đảm bảo an ninh quốc tế hoặc được trao “lộ trình gia nhập NATO”, ông Blinken nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố rằng hiện nay vẫn chưa thấy cơ hội đàm phán ngoại giao với Liên bang Nga “theo cách có thể kết thúc chiến tranh một cách công bằng và bền vững”.
Ukraine và Liên bang Nga đã tham gia đàm phán hòa bình tại Istanbul vào đầu năm 2022.
Một thỏa thuận sơ bộ gần như đã được đạt được, nhưng theo đài RT, các cuộc đàm phán bị phá vỡ khi Thủ tướng Anh khi đó là Boris Johnson được cho là đã khuyên Kiev rút lui và cố gắng đán.h bại Liên bang Nga trên chiến trường với sự hỗ trợ của phương Tây.
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin hồi tháng trước nhấn mạnh rằng Moskva (Moscow) vẫn sẵn sàng xem xét một giải pháp hòa bình lâu dài cho xung đột Ukraine, miễn là nó dựa trên các điểm đã được đồng thuận ở Istanbul và “thực tế mới trên thực địa”.
Tuy nhiên, Moskva cũng khẳng định sẽ không có sự lặp lại của các thỏa thuận Minsk 2014-2015, vốn chỉ đóng băng xung đột giữa Kiev và các nước cộng hòa Donetsk và Lugansk (tự xưng).
Các quan chức cấp cao Ukraine và phương Tây sau đó đã thừa nhận công khai rằng họ chưa bao giờ có ý định tuân thủ các thỏa thuận này và chỉ sử dụng thời gian đó để vũ trang cho Ukraine.
Ngoài ra, Điện Kremlin nhấn mạnh rằng một Ukraine trung lập, không liên kết – giữ nước này ngoài NATO – là một trong những yêu cầu chính của Moskva để đạt được lệnh ngừng bắ.n.
Các điều kiện khác bao gồm việc Kiev phi quân sự hóa, phi phát xít hóa và duy trì sự độc lập khỏi các khối quân sự.
Mỹ nói 8.000 lính Triều Tiên ở Kursk, Ukraine nêu tên 3 tướng Triều Tiên đến Nga
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 31.10 cáo buộc 8.000 binh sĩ CHDCND Triều Tiên đang có mặt ở vùng Kursk của Nga, trong khi Ukraine nói Bình Nhưỡng điều thêm các chỉ huy cấp cao.
Reuters đưa tin trong cuộc họp báo giữa bộ trưởng Ngoại giao và bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ - Hàn Quốc, ông Blinken cáo buộc Nga đã huấn luyện binh sĩ Triều Tiên về pháo binh, máy bay không người lái (UAV) và hoạt động cơ bản cho bộ binh. Ông Blinken nhấn mạnh điều này cho thấy cho thấy Moscow "hoàn toàn có ý định" sử dụng lực lượng này trong các hoạt động tiề.n tuyến.
Họp báo giữa bộ trưởng Ngoại giao và bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ - Hàn Quốc ngày 31.10 tại Mỹ. ẢNH: REUTER
Ngoại trưởng Mỹ nói nếu quân nhân Triều Tiên tham chiến tại Ukraine thì họ sẽ là những mục tiêu quân sự hợp pháp. "Chúng tôi chưa thấy lực lượng trên triển khai đối đầu với quân đội Ukraine, song chúng tôi cho rằng điều này sẽ diễn ra trong vài ngày tới", ông Blinken nói.
Nhà ngoại giao Mỹ cho hay hiện có 10.000 binh sĩ Triều Tiên đang ở Nga, bao gồm khoảng 8.000 người đóng quân tại vùng Kursk, nơi lực lượng Ukraine tiến hành chiến dịch xâm nhập và đến nay vẫn diễn ra giao tranh căng thẳng
NATO nói quân Triều Tiên đến vùng Kursk hỗ trợ quân Nga
Cũng tại họp báo trên, diễn ra ở Washington D.C, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Mỹ sẽ công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine trong những ngày tới.
Trong diễn biến liên quan, chính phủ Ukraine ngày 31.10 cáo buộc Triều Tiên cử đến Nga 3 vị tướng cùng hàng ngàn binh sĩ. Trong bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, phái đoàn Ukraine nói 3 vị tướng nằm trong số 500 quan chức Triều Tiên được cử đến Nga. Kyiv nêu thêm binh sĩ Triều Tiên dự kiến được chia thành 5 đội hình, mỗi đội hình có 2.000 - 3.000 người.
Ukraine nêu tên 3 vị tướng là thượng tướng Kim Yong-bok (chỉ huy các lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên), thượng tướng Ri Chang-ho (Phó tổng tham mưu trưởng và Trưởng phòng Tổng cục trinh sát Triều Tiên), và thiếu tướng Sin Kum-cheol (người đứng đầu Tổng cục tác chiến Triều Tiên), theo Reuters.
Bình Nhưỡng chưa phản hồi các tuyên bố của phái đoàn Ukraine.
Cũng tại cuộc họp Hội đồng Bảo an ngày 31.10, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia khẳng định hoạt động hợp tác quân sự giữa Moscow và Bình Nhưỡng phù hợp với luật quốc tế.
Ukraine lên tiếng về kế hoạch chấm dứt chiến sự của "phó tướng" ông Trump Ukraine bình luận về những đề xuất khép lại chiến sự với Nga từ ứng cử viên phó tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa J D Vance. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters). Tổng thống Volodymyr Zelensky đã mô tả kế hoạch chấm dứt chiến sự ở Ukraine do ông Vance đưa ra là một ý tưởng không tốt, có thể...