Ngoại trưởng Malaysia gọi Ngoại trưởng Trung Quốc là ‘anh trai’
Ngoại trưởng Malaysia gọi người đồng cấp Trung Quốc là “anh trai”, khẳng định hài lòng với kết quả về một cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông.
“Để kết thúc cho cuộc gặp lần này, hai bên chúng tôi đồng ý thiết lập một cơ chế tham vấn song phương cho các vấn đề hàng hải, một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác cho cả hai bên”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah tại Bắc Kinh, ngày 12/9.
Ông Abdullah, người gọi ông Vương là “anh trai của tôi”, cho biết cơ chế này sẽ do bộ ngoại giao hai nước lãnh đạo.
Ngoại trưởng Malaysia (trái) và người đồng cấp Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
“Các quan chức của chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết, nhưng tôi nghĩ đây là một kết quả quan trọng của cuộc gặp hôm nay và cũng nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao của chúng tôi”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết.
Việc Trung Quốc quân sự hóa trái phép trên Biển Đông, vùng biển chiến lược với hơn 3,4 nghìn tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua hàng năm, gặp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Theo Reuters, Malaysia cũng chỉ trích quan điểm của Trung Quốc trên Biển Đông nhưng gần đây không mấy gay gắt. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia.
Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Sabu nói với Reuters vào tháng 8 rằng Malaysia thường xuyên theo dõi các tàu hải quân và hải cảnh Trung Quốc vào lãnh hải Malaysia, nhưng Trung Quốc tôn trọng Malaysia và “không làm bất cứ điều gì gây rắc rối cho chúng tôi, cho đến nay”.
Trong khoảng thời gian từ ngày 10-27/5/2019, tàu hải cảnh Haijing 35111 của Trung Quốc đã tiến hành tuần tra xung quanh cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông, nơi có lô dầu khí SK 308 mà công ty Sarawak Shell có trụ ở ở Kuala Lumpur, Malaysia được cấp phép thăm dò. Malaysia khẳng định cụm bãi cạn Luconia nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và từ năm 2013 thường xuyên duy trì sự hiện diện quanh bãi cạn này.
Ngoại trưởng Malaysia tháng 7 nhắc lại tuyên bố hồi tháng 5 của Thủ tướng Mahathir Mohamad rằng Kuala Lumpur tôn trọng việc các tàu biển, kể cả chiến hạm, di chuyển qua Biển Đông nhưng phản đối việc triển khai lực lượng đóng quân tại đó. Ông khẳng định chính phủ mới của Malaysia sẽ áp dụng lập trường cứng rắn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Mới đây, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982; tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố DOC và phấn đấu sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả và ràng buộc pháp lý.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Malaysia : ASEAN lo ngại về sự hiện diện của tàu chiến ở Biển Đông
Ngày 3/8, Ngoại trưởng Malaysia Datuk Saifuddin Abdullah cho biết, các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ lo ngại về căng thẳng leo thang thang do sự hiện diện của các tàu chiến ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia Datuk Saifuddin Abdullah. (Ảnh: Yusof Mat Isa)
Ông Saifuddin nói: "Chúng ta nên giảm bớt sự hiện diện của các tàu chiến ở vùng biển tranh chấp này để đảm bảo hòa bình và ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông. Đây là hành lang tự do, nhưng khi có quá nhiều (tàu chiến), chúng tôi thấy lo ngại".
Theo ông Saifuddin, ngoại trưởng các nước ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phi quân sự hóa ở Biển Đông, cũng như trao đổi quan điểm về Biển Đông ở nhiều diễn đàn trong Hội nghị ngoại trưởng ASEAN thứ 52 và các cuộc hội thảo cấp bộ trưởng và hội nghị liên quan (PMC), cũng như với các đối tác đối thoại của họ trong Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).
Căng thẳng được châm ngòi khi Trung Quốc bắn thử các tên lửa đạn đạo chống hạm ở các khu vực tranh chấp thuộc vùng biển giàu tài nguyên này hồi tháng trước.
Theo baoquocte/Bernama
Tổng thống Indonesia đề xuất lên Quốc hội kế hoạch 'dời đô' từ Jakarta tới Borneo Ông Widodo ngày 16/8 chính thức đề xuất di dời thủ đô từ Jakarta đến vùng lãnh thổ Kalimantan nằm trên đảo Borneo, dù chưa nói rõ địa điểm chính xác. "Nhân đây tôi muốn có được sự cho phép của các vị về việc di dời thủ đô đất nước chúng ta đến Kalimantan", ông Widodo nói trong bài phát biểu trước...