Ngoại trưởng Lavrov: Sau 70 năm, đối thoại Nga – Việt mang tính đặc biệt
Truyền thống đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau được bảo tồn và không ngừng nâng cao – người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Quan hệ Nga-Việt đã vượt qua thử thách của thời gian, được củng cố vững chắc và ngày càng trở nên đa dạng và đặc biệt. Điều này được nêu trong bài viết của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho ấn bản in của Bộ Ngoại giao Việt Nam “ Thế giới và Việt Nam“, nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
“ Chúng ta đã cùng nhau trong những năm khó khăn của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì tự do và độc lập, đánh bật ngoại xâm, xây dựng hòa bình sau chiến tranh. Sự hợp tác giữa Matxcơva và Hà Nội đã vượt qua thử thách của thời gian, được củng cố và tăng cường, có tính chất đa dạng và thực sự đặc biệt” – ông Lavrov chỉ ra.
Theo lời người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, năm 2020 đầy ắp những ngày kỷ niệm trong lịch sử quan hệ Nga – Việt Nam, và một trong những sự kiện có ý nghĩa nhất đó là 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. “ Vào ngày 30/1/1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận nước Việt Nam non trẻ, qua đó đặt nền móng cho tình hữu nghị lâu dài và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước chúng ta” – Ngoại trưởng Lavrov khẳng định.
Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 31/7/2019. (Ảnh: chinhphu.vn)
“ Thật hài lòng rằng, những truyền thống đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau được các thế hệ đi trước đặt ra đang được giữ gìn và nhân lên trong các điều kiện lịch sử mới” – ông Lavrov nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm rằng Hiệp ước giữa hai nước về các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ hữu nghị, được ký ngày 16/6/1994, vẫn là nền tảng đáng tin cậy cho điều này.
Video đang HOT
“ Chúng ta đã kỷ niệm 25 năm ngày ký kết văn kiện quan trọng này vào năm 2019. Năm 2001, sự hợp tác của chúng ta đạt đến cấp độ chiến lược và vào năm 2012 là mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hiện tại, sự hợp tác tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong một loạt các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân Nga và Việt Nam” – Ngoại trưởng Nga cho biết.
Đối thoại tin cậy
Ngoại trưởng Nga chỉ ra bản chất gần gũi và tin cậy truyền thống của đối thoại với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, cũng như tăng cường trao đổi giữa các đảng chính trị và các tổ chức xã hội. Ông Lavrov gọi cuộc đối thoại chính trị giữa Matxcơva và Hà Nội là thường xuyên, có ý nghĩa và nổi bật bởi “ mức độ cởi mở và tin tưởng lẫn nhau cao“.
Theo đó, vào tháng 9/2018, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm Nga, và vào tháng 11 và tháng 12 cùng năm, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D.A. Medvedev và Chủ tịch Duma Quốc gia Nga V.V.Volodin đã thăm Việt Nam. Tháng 5 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nga, và vào tháng 12 Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Nga.
Những liên hệ chặt chẽ như vậy đóng vai trò là nhân tố quan trọng trong sự phát triển quan hệ Nga – Việt và giúp giải quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự song phương và quốc tế. Điều này rất quan trong khi đối mặt với tình hình khó khăn tiếp diễn trong khu vực và trên thế giới nói chung.
Mức phổ biến của Việt Nam ngày càng tăng
Khoảng 600 nghìn công dân Nga trong năm 2019 đã chọn Việt Nam làm điểm đến du lịch của họ – Ngoại trưởng Nga cho biết. “ Chúng tôi hoan nghênh sự phổ biến ngày càng tăng của Việt Nam như một điểm đến nghỉ dưỡng của công dân Nga. Năm ngoài, khoảng 600 nghìn người Nga đã đến thăm Việt Nam. Số người Việt Nam đến Nga để du lịch cũng đang tăng lên” – ông nói.
Ngoại trưởng Nga lưu ý rằng, mối quan hệ đang phát triển năng động trong các lĩnh vực hợp tác truyền thống, như năng lượng, sản xuất công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, cũng như trong các lĩnh vực đầy triển vọng mới – kinh tế kỹ thuật số, chính phủ điện tử, công nghệ thành phố thông minh, bảo mật thông tin và hệ thống truyền thông.
“ Sự hợp tác của hai nước ngày càng có tính chất sáng tạo và công nghệ cao hơn. Một ví dụ sinh động là dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân với sự hỗ trợ của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Rosatom sẽ trở thành một trong những tổ chức khoa học chuyên ngành hàng đầu ở Đông Nam Á. Tôi tin tưởng rằng, chìa khóa cho các hoạt động thành công của Trung tâm trong tương lai là đào tạo các chuyên gia hạt nhân Việt Nam tại Nga” – ông Lavrov chỉ ra.
Theo Ngoại trưởng Nga, sinh viên Việt Nam được cấp hạn ngạch lớn nhất để theo học tại các trường đại học Nga. “ Trong năm học hiện tại, 965 suất học bổng nhà nước đã được phân bổ cho Việt Nam” – ông nhấn mạnh. Ông Lavrov cũng rất chú ý đến việc nhiều người Việt Nam từng học ở Nga ngày nay “ đang có những vị trí cao trong chính phủ, trở thành nòng cốt của lực lượng vũ trang, và làm việc trong các công ty lớn, các tổ chức khoa học và văn hóa“.
VĂN ĐỨC (Nguồn: TASS)
Theo vtc.vn
Phe Dân chủ đẩy nhanh tiến trình luận tội ông Trump
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, dẫn đầu bởi Chủ tịch Jerrold Nadler, một thành viên đảng Dân chủ, dự kiến sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu trong tuần tới để thông qua một nghị quyết hợp thức hóa cuộc điều tra luận tội nhằm vào Tổng thống Donald Trump.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ Viện Jerrold Nadler (Ảnh: Politico)
Ủy ban này được cho là đã thay đổi mục đích của một cuộc điều tra vốn nhằm vào hoạt động giám sát nhiệm kỳ của Tổng thống Trump thành cuộc điều tra "luận tội" ông, nhằm mục đích đến cuối năm nay sẽ đưa ra quyết định xem có trình các điều khoản luận tội lên Hạ viện hay không - Reuters cho hay. Hãng tin này dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết rằng các thành viên Ủy ban Tư pháp có thể bỏ phiếu để thông qua một biện pháp giúp làm rõ hơn về tính chất của cuộc điều tra này vào hôm thứ Tư tuần tới.
Nỗ lực thúc đẩy tiến trình luận tội này đã lập tức vấp phải sự chỉ trích của đảng Cộng hòa vì cố né tránh một tiền lệ từng xuất hiện trong lúc điều tra luận tội nhằm vào cựu Tổng thống Richard Nixon và Bill Clinton - khi mà tiến tình điều tra được cả Hạ viện thông qua. Tuy nhiên, lần này, phe Dân chủ lại cố gắng tránh một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện bởi họ sẽ phải hứng chịu nhiều rủi ro, nhất là từ những gương mặt mới trong đảng Dân chủ thuộc các khu vực không nghiêng về phe nào - nơi mà việc luận tội Tổng thống không được cử tri ủng hộ.
Nỗ lực luận tội ông Trump trước đây của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler chủ yếu tập trung vào bằng chứng mà cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller thực hiện đối với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử và bằng chứng về khả năng ông Trump đã "cản trở luật pháp" trong tiến trình điều tra. Tuy nhiên, trong kết luận điều tra của mình, Ông Mueller không hề kết luận rằng ông Trump phạm tội cản trở pháp luật nhưng cũng không tuyên bố ông Trump vô tội, thay vào đó để Quốc hội tự phán quyết.
Kể từ sau đó, ông Nadler lại tập trung vào một số cáo buộc cho rằng ông Trump đã "pha trộn" lợi ích doanh nghiệp của mình với các lợi ích trên cương vị Tổng thống, và từng chi tiền trong chiến dịch tranh cử năm 2016 để bịt miệng những người phụ nữ từng có quan hệ tình cảm với ông.
Chi tiết về cuộc điều tra mới hiện vẫn đang được thảo luận, và cuộc bỏ phiếu dự kiến tổ chức trong tuần tới sẽ đặt ra các quy định trong các phiên xét xử. Nghị quyết mà phe Dân chủ thúc đẩy sẽ cho phép các luật sư đặt ra câu hỏi với nhân chứng, tổ chức các cuộc phỏng vấn kín và thành lập bồi thẩm đoàn, cho phép phía Nhà Trắng gửi phản ứng tới ủy ban để điều chỉnh.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu Ủy ban này đệ trình nghị quyết mới ra bỏ phiếu ở toàn Hạ viện hay không. Hiện nay đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ của ít nhất 134 thành viên trong Hạ viện, tuy nhiên nó cần có tới 218 lá phiếu thuận mới thể được thông qua. Thêm vào đó, khi vượt qua ải Hạ viện, đề xuất cần được ít nhất 2/3 thành viên Thượng viện phê chuẩn - điều gần như không thể bởi Thượng viện vẫn đang trong tầm kiểm soát của đảng Cộng hòa.
Theo viettimes/Sputnik
G7+Nga: Hồi kết cuộc hôn nhân chính trị gượng ép Dự luật chống việc Nga quay về G7 được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Mặc dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng chắc chắn nó sẽ được thông qua. Mỹ ra dự luật cấm Nga trở lại G7 Theo tin của giới truyền thông Mỹ, thành viên của Đảng Dân chủ là nghị sĩ Albio Cyres, đã đệ trình lên Quốc...