Ngoại trưởng Lavrov: Nga – Việt ủng hộ vai trò chủ chốt của luật pháp quốc tế
Phát biểu tại Hà Nội vào trưa nay, 23/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Liên bang Nga và Việt Nam đều ủng hộ vai trò chủ chốt của luật pháp quốc tế, cũng như các nỗ lực tập thể nhằm giải quyết các thách thức của thời đại.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bắt tay trước hội đàm sáng ngày 23/3
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hôm nay đã có cuộc hội đàm với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong chuyến thăm Hà Nội kéo dài 2 ngày. Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, ông Lavrov cho hay, Nga và Việt Nam có cái nhìn chung về một trật tự thế giới đa cực, công bằng hơn. Hai nước ủng hộ vai trò chủ chốt của luật pháp quốc tế và vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc, các nỗ lực tập thể nhằm giải quyết các thách thức của thời đại.
“Xuất phát từ các nguyên tắc vừa nêu, chúng tôi có cái nhìn tương đồng về tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi nhất trí xây dựng châu Á- Thái Bình Dương có cấu trúc an ninh có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của tất cả các nước trong khu vực. Hôm nay, chúng tôi cũng nghi nhận rằng sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự giữa Việt Nga và Nga hoàn toàn phù hợp với mục đích này”, ông Lavrov nói.
Nhà ngoại giao Nga nói thêm, để xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực nhằm đảm bảo an ninh của tất cả các nước thì cần dựa vào vai trò trung tâm của ASEAN.
Mối quan hệ phát triển bền vững, năng động
Tại cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng đánh giá quan hệ song phương giữa hai nước thời gian qua có nhiều bước phát triển tích cực, đặc biệt quan hệ chính trị có độ tin cậy cao, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, năng động của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho hay, hai bên hài lòng nhận thấy hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng – an ninh tiếp tục được tăng cường; hợp tác giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ đạt nhiều kết quả tích cực; hợp tác văn hóa, du lịch và nhân văn không ngừng được mở rộng.
Quang cảnh cuộc hội đàm giữa Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Hà Nội ngày 23/3
Năm 2019, Việt Nam và Nga sẽ kỷ niệm 25 năm ký hiệp ước các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt – Nga. Hai nước nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để phối hợp năm Việt Nam tại Nga và năm Nga tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh, nói thêm, ông và Ngoại trưởng Nga cũng trao đổi nhiều vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm. Hai bên nhất trí và mong muốn Nga tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định tại khu vực, đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, tôn trọng tiến trình ngoại giao pháp lý, giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Hai nước sẽ tiếp tục phối hợp trên tất cả các diễn đàn đa phương.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chúc mừng Nga đã tổ chức thành công bầu cử Tổng thống và Tổng thống Putin nhận được số phiếu rất cao, tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga.
Video đang HOT
Đưa kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh ký Kế hoạch hợp tác 2019-2020
Về kinh tế và thương mại, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho hay hai bên đang thực hiện hiệu quả các thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu. Năm 2017, kim ngạch song phương tiếp tục tăng trưởng và kinh ngạch thương mại song phương đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2016.
“Chúng tôi đang phấn đấu để đưa kim ngạch đến 10 tỷ USD vào năm 2020″, ông Phạm Bình Minh nói.
Về phần mình, Ngoại trưởng Lavrov nói Nga đánh giá cao kết quả hoạt động của các công ty hai nước trong lĩnh vực dầu khí và đây là một trong các mũi nhọn trong quan hệ song phương. Ngoài ra, hai nước cũng thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, nông nghiệp, lao động, giao thông vận tải…
“Hai bên khuyến khích và giúp đỡ để mở rộng liên hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp hai nước. Trên tinh thần này, chúng tôi mong muốn đón đoàn đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Peterburg và Diễn đàn Kinh tế phương Đông”, ông Lavrov nói.
Sau cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ký Kế hoạch hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nga giai đoạn 2019-2020.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay cũng đã đến chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
An Bình
Theo Dantri
Nga nhắc nhở thế giới không chỉ có Mỹ
Mỹ đang viện cớ căng thẳng ở Triều Tiên để đưa vũ khí quân sự tới châu Á-Thái Bình Dương như cách họ đã làm ở Ba Lan.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 24/11 đã cáo buộc cách Mỹ viện cớ tình hình ở Triều Tiên để hoạt động quân sự hóa tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Lavrov cho rằng, đây là âm mưu làm cho khu vực này tràn ngập các loại vũ khí, thiết bị quân sự và hoạt động quân sự hóa toàn diệ, bao gồm có thể có cả hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Phía Nga nhận định, hành động đó là điều không thể chấp nhận được và thiếu cân xứng.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono, ông Lavrov cho biết: "Chúng tôi đã nhấn mạnh với các đối tác của chúng tôi rằng âm mưu làm khu vực tràn ngập các loại vũ khí, thiết bị quân sự và hoạt động quân sự hóa toàn diện trong khu vực với cái cớ ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên là không thể chấp nhận được".
Ông Lavrov khẳng định tình hình Triều Tiên hiện nay và cách hành xử của Mỹ là "không cân xứng".
"Chúng tôi tin rằng các biện pháp mà Mỹ và các đồng minh trong khu vực thực hiện hoàn toàn không cân xứng với những gì cần phải làm" - ông Lavrov nhấn mạnh.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Nga cũng cho biết nước này lo ngại trước ý định của Mỹ triển khai các thiết bị trong hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản mà hiện nay Tokyo và Moscow đang nỗ lực xây dựng lòng tin để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Cảnh báo mới của Ngoại trưởng Nga về cách Mỹ viện cớ tình hình ở Triều Tiên để thực hiện các động thái quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương đưa ra chỉ vài ngày sau khi một quan chức Quốc phòng Nga nhắc nhở việc Mỹ lợi dụng cách làm gần tương tự ở khu vực không hề có sự căng thẳng nào như biên giới giữa Nga và Đông Âu để bán vũ khí.
Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Frants Klintsevich cho rằng Mỹ đang theo đuổi lợi ích thương mại bằng việc chào bán các trang thiết bị quân sự cho Ba Lan, và điều này làm gia tăng căng thẳng tại châu Âu.
Ông Klintsevich nhấn mạnh: "Mỹ đang theo đuổi ít nhất hai mục tiêu với việc chuyển giao tên lửa hành trình cho Ba Lan. Một trong số đó, dĩ nhiên, là lợi ích thương mại. Mỗi thương vụ kinh doanh mới của Mỹ đều đem lại những sự hiểm nguy mới cho thế giới".
Vị quan chức Nga cho rằng, tình hình tại Trung Âu đang trở nên ngày càng căng thẳng kể từ khi Mỹ thực hiện các hợp đồng bán vũ khí cua mình.
Ông Klintsevich cũng cáo buộc rằng một trong những lý do khác đằng sau quyết định của Mỹ bán vũ khí cho Ba Lan, là Washington muốn thực hiện ý tưởng về một vụ tấn công chớp nhoáng nhằm vào Nga.
Theo quan chức Nga, điều này sẽ khiến Ba Lan gặp nguy hiểm bởi nước này sẽ trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công trả đũa từ Nga.
Thế giới đa cực không chỉ riêng Mỹ
Nga đã cảnh báo về cách Mỹ tạo căng thẳng gần biên giới để âm muu địa chính trị và bán vũ khí quân sự. Nga đã có các biện pháp mang tính cảnh cáo nhất đối với Mỹ ở biên giới phía Tây với Đông Âu.
Mới đây, Sư đoàn Quân khu miền Tây của Nga đã được Bộ Quốc phòng bàn giao hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Đây là một trong số các hệ thống tên lửa phòng không được Nga sử dụng để cảnh báo Mỹ và NATO về kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa ở Châu Âu.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào.
Hệ thống tên lửa chiến thuật này đóng một vai trò rất quan trọng tại chiến trường châu Âu hiện đang được Nga tiến hành triển khai thành vòng vây về phía châu Âu.
Iskander-M ngoài vị trí ở Quân khu phía Tây chiến lược cũng được Nga triển khai tại những địa điểm được cho là yết hầu của châu Âu, đặc biệt là tại tỉnh Kaliningrad và bán đảo Crimea.
Không chỉ vậy, Nga còn không ngần ngại lộ kế hoạch sẽ đưa vũ khí này đến Bắc Cực - khu vực biên giới phía Bắc của Nga với châu Âu. nếu cảm thấy cần thiết.
Nga có thể tăng cường sức mạnh cho nhóm Hải quân ở phía Tây-Bắc, cũng như đổi mới thành phần chiến đấu của Hạm đội Baltic, kết cấu vào đó các tàu nổi và tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình Kalibr.
Sự chuẩn bị chắc chắn của Nga tại biên giới với châu Âu đang cho thấy các bước đi cần thiết trước các mối đe dọa hữu hình mà tự liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu thiết lập ra.
Như cách họ đang thể hiện ở châu Âu, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, mối quan hệ được cải thiện với Nga của Nhật Bản đang khiến khu vực phía Đông của Nga trở nên nhạy cảm.
Lời cảnh báo của Ngoại trưởng Lavrov đối với các âm mưu của Mỹ là động thái tiền tiêu cho Washington thấy trước các diễn biến tương tự có thể xảy ra tại biên giới phía Đông của Nga như cung tên đã dựng lên sẵn sàng ở trước mũi Đông Âu.
Nước Nga khi đang chịu bao vây về kinh tế bằng Mỹ và phương Tây vẫn được Tổng thống Vladimir Putin xác định, lấy nền sản xuất vũ khí quốc phòng là yêu cầu quan trọng nhất của an ninh quân sự quốc gia.
Yêu cầu gia tăng sản lượng sản xuất vũ khí bằng khoa học công nghệ mới là mục tiêu hàng đầu hiện nay mà Nga có thể sử dụng để đối phó với các âm mưu thâu tóm từ bên ngoài bằng các mưu đồ gây căng thẳng mà Mỹ đang thực hiện.
Thế giới đa cực hiện nay, không chỉ có Mỹ và vũ khí Mỹ giương oai trên khắp các lục địa.
Theo Đông Phong
Báo Đất việt
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm chiến hạm Rạng Đông Hôm 1/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lên thăm chiến hạm Rạng Đông tại thành phố St.Petersburg. Biểu tượng Hải quân Nga Trong chuyến thăm đến St.Petersburg, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm - nghĩa trang Piskaryokoe, thăm chiến hạm Rạng Đông, thăm cung điện Mùa Đông...