Ngoại trưởng Lavrov: Nga không có ý định đưa quân tới Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 29/3 tuyên bố Mátxcơva không có ý định đưa quân tới Ukraine, và cho biết những chia rẽ giữa Nga và phương Tây về cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang dần thu hẹp.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
“Chúng tôi hoàn toàn không có ý định và cũng không có mong muốn vượt qua biên giới Ukraine”, ông Lavrov nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình quốc gia Nga Rossiya 24.
“Chúng tôi (Nga và phương Tây) đang tiến lại gần nhau về lập trường”, Ngoại trưởng Nga cho biết, nói thêm rằng những liên lạc gần đây đã cho thấy những phác thảo về một “sáng kiến chung tiềm tàng có thể được chuyển tới những người đồng cấp Ukraine”.
Ngoại trưởng Nga cho hay, ưu tiên của Nga là muốn nhìn thấy Ukraine tiến hành các cải cách để tạo ra một cấu trúc liên bang, cho phép các lợi ích của tất cả mọi người – kể cả những người Ukraine nói tiếng Nga ở miền đông và miền nam – được đảm bảo đầy đủ.
Ông Lavrov cũng cho biết, hiến pháp Ukraine nên trung thành với tư cách là một quốc gia trung lập và việc Ukraine trở thành thành viên của NATO rõ ràng là một giới hạn đỏ đối với Mátxcơva.
Phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, trong đó có lệnh cấm thị thực đối với một cấp dưới của Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau khi Crimea được sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3.
Video đang HOT
Phương Tây đã đe dọa các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào nền kinh tế của Nga nếu Mátxcơva điều thêm quân tới Ukraine.
Trong một dấu hiệu cho thấy ông Putin sẵn sàng giảm căng thẳng trong cuộc đối đầu Đông-Tây kể từ thời chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo Nga đã điện đàm với người cấp Mỹ Barack Obama hôm 28/3 để thảo luận một đề xuất ngoại giao của Mỹ đối với Ukraine.
Trong ngày hôm nay 30/3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga tại Paris để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Theo Dantri
Nga-Ukraine lần đầu tiên đàm phán
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc đàm phán với người đồng cấp Ukraine Andriy Deshchytsia lần đầu tiên kể từ khi tình hình ở Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao được cho là tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây.
Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng tạm quyền Ukraine Deshchytsia trong cuộc gặp bên lề hội nghị hạt nhân ở The Hague ngày 24/3.
Ngoại trưởng Lavrov đã có cuộc gặp với ông Deshchytsia, ngoại trưởng tạm quyền của Ukraine, bên lề hội nghị thượng đỉnh hạt nhân ở The Hague vào ngày 24/3.
"Chúng tôi đã đưa ra quan điểm của chúng tôi nhằm thiết lập đối thoại trên cấp độ quốc gia về vấn đề đối với toàn bộ người dân ở Ukraine", ông Lavrov cho biết trong cuộc họp báo.
Ông Lavrov cũng cho biết với các phóng viên sau cuộc gặp với ông Deshchytsia rằng, ông đã phác thảo các bước mà Mátxcơva tin rằng chính phủ mới của Ukraine nên thực hiện nhằm tháo ngòi căng thẳng hiện nay.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước kể từ khi Tổng thống Ukraine Yanukovych bị quốc hội Ukraine lật đổ vào tháng trước và từ khi Nga sát nhập Cộng hòa tự trị Crimea, từng thuộc Ukraine, vào nước này.
Động thái diễn ra sau khi lính Ukraine rời Crimea, và sau khi Nga sáp nhập Crimea vào nước này.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng có cuộc gặp với ông Lavrov vào ngày 24/3 và bày tỏ "lo ngại sâu sắc" trước số lượng lớn binh sỹ Nga ở biên giới Ukraine.
Mặc dù Tổng thống Nga Putin cho biết liên lạc giữa giới chức Nga-Ukraine vẫn tiếp tục nhưng cuộc gặp ngày 24/3 là cuộc gặp cấp cao đầu tiên kể từ khi chính phủ tạm quyền Ukraine được thành lập 1 tháng trước.
Ông Lavrov cũng cho biết ông tái nhắc lại yêu cầu của Nga về việc cải cách hiến pháp tại Ukraine, theo đó cho toàn bộ các vùng ở Ukraine quyền tự trị nhiều hơn. Nga đã hối thúc Ukraine trở thành một liên bang, tuy nhiên chính quyền mới ở Ukraine từ chối đề nghị này.
Phát biểu với các phóng viên trước cuộc gặp với ông Lavrov, ông Deshchytsia cho biết chính phủ Ukraine vẫn lo ngại về hoạt động củng cố quân Nga ở biên giới Ukraine. "Khả năng xảy ra một cuộc xâm lược quân sự là rất cao. Chúng tôi rất lo ngại về sự tập trung của binh sỹ Nga ở biên giới miền đông của chúng tôi", ông cho hay.
Tuy nhiên, trước đó, Nga luôn khẳng định không có ý định đưa quân vào Ukraine hay bất kỳ vùng nào ở châu Âu và sự điều động binh sỹ của họ ở các vùng biên giới hoàn toàn phù hợp với các thỏa thuận quốc tế.
Nga không "cố bám" lấy G8
Ngoài ra, ông Lavrov cho rằng mô hình G8 hiệu quả khi giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu như căng thẳng hạt nhân Iran, nội chiến Syria, nhưng Nga "sẽ không cố bám lấy mô hình này". Ông cũng cho biết thêm Nga coi nhóm G20 là mô hình hiệu quả hơn.
Ông cũng tuyên bố không thấy "chiến lược gì to tát" nếu Mátxcva bị loại khỏi nhóm G8 vì nước này sáp nhập bán đảo Crimea.
"Nếu các đối tác phương Tây của chúng tôi nghĩ rằng mô hình này tự sống sót được thì hãy để nó như vậy. Ít nhất, chúng tôi cũng không cố bám theo", ông tuyên bố với các phóng viên.
Các thành viên khác của nhóm các nước công nghiệp đã nhất trí không tổ chức hội nghị G8 đã định ở Nga, với lý do mà theo họ là "sự hiếu chiến" của Nga đối với Ukraine. Thay vào đó, các nước này sẽ nhóm họp hội nghị G7 tại Brusssels, Bỉ, vào cùng thời gian đã định với G8.
Theo Dantri
Putin kêu gọi Obama đàm phán về Ukraine Tổng thống Nga Putin ngày 28/3 đã kêu gọi người đồng cấp Mỹ Obama thảo luận về một đề xuất của Mỹ để có giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông cũng khẳng định với Liên hợp quốc, Nga "không có ý định" hành động quân sự ở Ukraine. Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama muốn tìm...