Ngoại trưởng Lavrov: Mỹ đang tạo không khí “thù địch giả tạo” với Nga
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 9/7 nhận định Mỹ đã cố tình tạo ra “một không khí thù địch giả tạo” khi tuyên bố Mátxcơva là mối đe dọa an ninh lớn nhất của Washington. Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho rằng trừng phạt của Phương Tây về Crimea sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. (Ảnh: AFP)
“Khi xem xét các thông báo gần đây của Washington, chúng tôi đã quen với thực tế rằng Bộ Quốc phòng, Cơ quan Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và lực lượng Không quân thường xuyên đưa ra những tuyên bố vốn xuất phát từ các chính trị gia”, RT ngày 9/7 dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh Mátxcơva hết sức quan ngại trước tình hình này. Ông khẳng định phía Mỹ đã tạo ra một “bầu không khí thù địch giả tạo”, trong khi Nga thực tế hành động hoàn toàn khác.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov là phản ứng sau khi Bộ trưởng Không quân Mỹ, bà Deborah James tuyên bố coi Nga là “mối đe dọa lớn nhất cho an ninh Mỹ”.
Giới chức Nga, Mỹ “lời qua, tiếng lại” trong bối cảnh xung đột tại đông Ukraine đang khiến mối quan hệ Nga- NATO chạm đáy. Hai bên thường xuyên cáo buộc bên kia có hành động hiếu chiến, mang tính đeo dọa.
Video đang HOT
Theo RT, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov hồi tháng 4 vừa qua từng ví von việc đổ lỗi cho Nga đã trở thành “một bộ môn thể thao” của Mỹ và phương Tây.
“Trừng phạt của phương Tây về Crimea sẽ còn mãi”
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. (Ảnh: Sputnik)
Cũng trong ngày 9/7, Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết các biện pháp trừng phạt được áp đặt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea”có thể sẽ chẳng bao giờ bị xóa bỏ”, bởi Mátxcơva sẽ không từ bỏ bán đảo này.
Phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đang diễn ra ở thành phố Ufa của Nga, ông Ryabkov tuyên bố: “Ngay sau khi Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ các biện pháp cấm vận, trừng phạt Nga, tôi tin chắc Mátxcơva cũng sẽ làm tương tự. Và tất cả các mặt hàng bị cấm vận sẽ quay trở lại…”
“Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt dưới lý do liên quan tới Crimea sẽ có thể tồn tại vĩnh viễn, vì lập trường của Nga về bán đảo này là là bất di bất dịch”, ông Ryabkov nhấn mạnh.
Cũng trong bài phát biểu ngày 9/7, ông Ryabkov nói rằng các chính sách trừng phạt của phương Tây với Crimea là bất hợp pháp, gọi chúng là một trong những “sai lầm chiến lược lớn nhất” được của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng cho biết nước này chưa sẵn sàng giải quyết vấn đề trên thông qua đàm phán.
Kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng nổ hồi tháng 4 năm ngoái (sau khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ), EU, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Mátxcơva, đổ lỗi cho Nga đã tiếp tay cho lực lượng ly khai đông Ukraine.
Bạch Trúc
Theo Sputnik, RT
7 quốc gia EU phản đối việc kéo dài lệnh trừng phạt Nga
Lãnh đạo các quốc gia này cho biết, họ sẽ phủ quyết bất kỳ đề xuất nào về việc gia hạn các lệnh trừng phạt hiện nay của phương Tây nhằm vào Nga.
Sputnik News cho biết, trong số 7 quốc gia này có Síp, Italy và Hy Lạp. Theo đó, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades đã đến Moscow vào tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tháng 3 này và Tổng thống Hy Lạp Alexis Tsipras sẽ đến Nga vào tháng 4 tới.
Lá cờ của Liên minh châu Âu - EU (Ảnh Sputnik News)
Ngoài 3 quốc gia nói trên, Hungary, Slovakia, Áo và Tây Ban Nha cũng rất lưỡng lự trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Hãng tin Bloomberg cho biết, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 19/3 tới.
"Kết quả dễ nhận thấy nhất là các nước nói trên sẽ không chấp nhận việc gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và sẽ chỉ tính đến việc này cho đến khi thời hạn của các lệnh trừng phạt này sắp kết thúc", ông Ian Bond, một cựu chính trị gia người Anh, hiện làm việc cho Trung tâm Cải cách châu Âu tại London, nhận định.
Trong khi đó, nhà phân tích Steven Blockmans thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu có trụ sở tại Brussels, Bỉ, cho rằng: "Việc các nước không muốn gia hạn các lệnh trừng phạt cho thấy họ đã gia tăng niềm tin đối với Nga".
Các nước EU đã dừng việc đàm phán về thương mại và thị thực với Nga và đưa một số nhân vật chính trị và giới chức quân sự của nước này vào danh sách lệnh trừng phạt ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014. Đến tháng 1/2015, các nước EU lại thống nhất gia hạn thêm 6 tháng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkvis, nước đang nắm giữ ghế Chủ tịch luân phiên của EU, bày tỏ nghi ngờ rằng, các nước EU sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga trong cuộc họp tới đây./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Ngân hàng Ukraine đòi Nga bồi thường tổn thất sau khi sáp nhập Crimea Hai ngân hàng lớn của Ukraine là Privatbank và Oschadbank đã yêu cầu Nga bồi thường tổn thất sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, theo Reuters. Sau khi Crimea được sáp nhập vào Nga, nhiều ngân hàng Ukraine khốn đốn - Ảnh: Reuters Reuters ngày 8.7 dẫn thông báo của hai trong số các ngân hàng lớn nhất của Ukraine là...