Ngoại trưởng Iran đề cập tới các cam kết lâu dài của Mỹ
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran có thể thành công nếu Mỹ đưa ra những đảm bảo lâu dài cho các lợi ích kinh tế của Tehran.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tại cuộc họp báo ở Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi, trong một phát biểu đăng tải trên tài khoản Twitter, Ngoại trưởng Amir-Abdollahian nhấn mạnh: “Chủ nghĩa thực dụng của Mỹ và việc đạt được những đảm bảo ổn định cho lợi ích kinh tế đầy đủ của Iran từ thỏa thuận hạt nhân có thể giúp các cuộc đàm phán đạt được kết quả thành công”. Ông cho hay Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Ali Bagheri Kani sẽ tiếp tục đàm phán một cách nghiêm túc, hợp lý và tích cực để dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Iran đưa ra các phát biểu trên sau các cuộc đàm phán gián tiếp kéo dài hai ngày giữa Iran và Mỹ tại thủ đô Doha của Qatar đầu tuần này. Hai bên kết thúc đàm phán mà không đạt được thỏa thuận nào nhằm giải quyết những khác biệt còn tồn tại, giữa lúc cộng đồng quốc tế đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được biết đến là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Trong khi đó, một nhà lập pháp cấp cao của Iran bày tỏ chưa thể lạc quan về Washington sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tehran. Hãng thông tấn bán chính thức Mehr dẫn lời người phát ngôn Ủy ban An ninh quốc gia và Chính sách đối ngoại Quốc hội Iran Abolfazl Amouei nêu rõ: “Tuy chúng tôi đã đạt được một dự thảo thỏa thuận ở Vienna, nhưng vẫn còn một số vấn đề cần phải nhất trí liên quan dự thảo này, và phần lớn là liên quan những biện pháp trừng phạt mà phía Mỹ vẫn muốn duy trì”.
Ông Amouei cho biết thêm, tại các cuộc đàm phán tại Doha, các bên đang cố gắng giải quyết các vấn đề còn tồn tại và “dỡ bỏ các lệnh trừng phạt vì lợi ích của nhân dân Iran”. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng “mô hình được đề xuất sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán tiến tới giải quyết các vướng mắc còn tồn đọng”. Tuy ông Amouei không nói rõ “mô hình được đề xuất” là gì, nhưng ông tái khẳng định lập trường của Iran rằng “nếu Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thì có thể tiến tới kết thúc đàm phán”.
Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới hồi tháng 7/2015, theo đó Tehran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Washington ra khỏi JCPOA vào tháng 5/2018 và tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Iran, khiến Tehran từ bỏ một số cam kết trong thỏa thuận. Các cuộc đàm phán hạt nhân Iran bắt đầu vào tháng 4/2021 tại thủ đô Vienna của Áo, nhưng đã bị đình chỉ vào tháng 3/2022 do những bất đồng chính trị giữa Tehran và Washington.
Ngoại trưởng Iran: Đàm phán hạt nhân tiếp tục qua trao đổi văn bản
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 3/5 cho biết các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân năm 2015 đang được tiếp tục triển khai thông qua hình thức trao đổi thông điệp bằng văn bản.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Al-Masirah của Yemen, ông Amir-Abdollahian cho biết các cuộc đàm phán hạt nhân vẫn chưa dừng lại và vẫn tiếp diễn bằng cách trao đổi văn bản với phía Mỹ qua đại diện của Liên minh châu Âu (EU).
Theo hãng thông tấn Tasnim, Tehran muốn đạt được một thoả thuận mạnh mẽ và lâu dài thông qua đàm phán. Ngoại trưởng Iran nhấn mạnh: "Chúng tôi thúc giục phía Mỹ thực tế hơn", việc dỡ bở lệnh cấm vận ở tất cả lĩnh vực và bảo đảm kinh tế nằm trong số những ưu tiên hàng đầu của phái đoàn đàm phán Iran.
Trước đó, ngày 1/5, Iran tái khẳng định sẽ tiếp tục đàm phán nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân năm 2015 cho tới khi lợi ích quốc gia được bảo vệ đầy đủ.
Người phát ngôn Chính phủ Iran Ali Bahadori-Jahromi tuyên bố đàm phán hạt nhân là một trong những ưu tiên hàng đầu của Iran và Tehran sẽ tiếp tục các nỗ lực trong khuôn khổ các cơ chế ngoại giao quốc tế cho tới khi bảo vệ được lợi ích kinh tế và lợi ích hạt nhân của mình.
Trong gần một năm qua, Iran và các nước gồm Pháp, Đức, Anh, Nga và Trung Quốc đã tham gia đàm phán trực tiếp tại Vienna (Áo) nhằm khôi phục thỏa thuận lịch sử. Mỹ tham gia gián tiếp thông qua vai trò điều phối của EU. Mục đích chính của các vòng đàm phán tại Vienna là để đưa Mỹ trở lại thỏa thuận, trong đó có việc thuyết phục Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Tehran và ngược lại, đưa Iran trở lại tuân thủ các cam kết. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng khi Mỹ và Iran tiếp tục đổ lỗi cho nhau gây đình trệ.
Iran tuyên bố tiến gần đến việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 3.4 cho biết các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân giữa nước này với các cường quốc trên thế giới sắp đạt được kết quả. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian. Ảnh REUTERS AFP đưa tin Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 3.4 cho biết nước này sắp đạt được thỏa thuận với các...