Ngoại trưởng G7 thảo luận về an ninh biển châu Á
Nhật Bản cho biết sẽ đưa các vấn đề căng thẳng tại châu Á do những tranh chấp lãnh thổ có liên quan tới Trung Quốc ra bàn thảo tại hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7) khai mạc hôm nay 14/4 tại miền Bắc nước Đức.
Những hành động gia tăng căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông sẽ là một trong những trọng tâm thảo luận tại hội nghị (Ảnh: Dailymail)
Ngoại trưởng nhóm G7 sẽ có các cuộc thảo luận kéo dài hai ngày 14-15/4 tại thành phố Lubeck ở miền Bắc nước Đức.
Chủ đề chính của cuộc thảo luận sẽ tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải và tiến trình hòa bình mong manh tại Ukraine.
Trong tuyên bố trước thềm hội nghị, Nhật Bản cho biết sẽ đưa lên bàn thảo luận các vấn đề căng thẳng biển đảo ở châu Á liên quan đến các hoạt động gây hấn của Trung Quốc.
“Ngoại trưởng Fumio Kishida sẽ kêu gọi sự hợp tác từ những người đồng cấp Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ để đối phó với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với các đảo trên Biển Đông và Biển Hoa Đông”, giới chức Nhật Bản cho hay.
Video đang HOT
“Ông Kishida sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp quyền và sự tự do hàng hải”, các nguồn tin giấu tên này cho biết thêm.
Bên cạnh chủ đề về tự do và an ninh hàng hải, các nước G7 cũng sẽ thảo luận về tình hình cuộc khủng hoảng tại Ukraine vốn đang có chiều hướng nóng lên trong những ngày qua liên quan đến các hoạt đông quân sự và cáo buộc sử dụng vũ khí hạng nặng của các bên tham chiến.
Hiện tại, các cuộc xung đột giữa chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông vẫn đang tiếp diễn, thậm chí ngày càng ác liệt, bất chấp việc các bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng hồi tháng 2 vừa qua.
Vũ Anh
Theo Dantri/Kyodo
Nhật sẽ hỗ trợ phòng vệ cho Đông Nam Á ở mức nào
Sự hỗ trợ tối đa về an ninh biển mà Thủ tướng Nhật cam kết dành cho Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng hiện nay không chỉ là cung cấp tàu tuần tra, mà còn có thể mạnh mẽ hơn, hướng đến việc đào tạo, huấn luyện, các chuyên gia dự đoán.
Một chiếc tàu thuộc Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản. Ảnh: Militarytimes
Trao đổi với PV, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu tại Học viện Quốc phòng Australia, đánh giá rằng tuyên bố mới đây của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về việc dành sự "hỗ trợ tối đa" cho các nước ASEAN có thể báo hiệu vai trò lớn hơn của Tuần duyên, thậm chí là của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong khu vực này.
"Hai lực lượng này có thể hỗ trợ các nước ASEAN về huấn luyện, đào tạo và xây dựng năng lực", ông Thayer nói.
Tại Đối thoại Shangri-La tuần trước, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho hay nước này đã trao các tàu tuần duyên cho Philippines và dự kiến tiếp tục cung cấp tàu tuần tra biển cho Việt Nam vào cuối năm nay.
"Đây là một diễn tiến đáng hoan nghênh", tiến sĩ Michael Green, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Mỹ, nhận xét.
Việc giúp xây dựng và tăng năng lực phòng vệ hàng hải cho các nước Đông Nam Á, trong khi Nhật và ASEAN đều đang trong tình trạng tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo, có thể là bước tiếp theo mà Tokyo dự tính. Tuy nhiên ông Green không cho rằng Nhật sẽ đi xa đến mức có sự hiện diện của Lực lượng phòng vệ biển. Tuần duyên của Nhật sẽ đóng vai trò chính trong đào tạo và chuyển giao thiết bị, Greeen nói.
Việc đào tạo dành cho các nước Đông Nam Á có thể được diễn ra với sự tham gia của Nhật cùng với Mỹ, Australia và các nước khác.
Tàu vận tải Kunisaki thuộc Lực lượng tự vệ biển của Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua đến Việt Nam, bắt đầu cuộc diễn tập tìm kiếm cứu hộ cứu nạn "Đối tác Thái Bình Dương" kéo dài một tháng rưỡi tại Đông Nam Á. Tàu chở theo 140 quân nhân Mỹ và Australia. Sau khi rời Việt Nam, Kunisaki sẽ tới Campuchia và Philippines để hoàn thành đợt diễn tập.
"Tôi nghĩ Nhật cũng có thể đóng vai trò tích cực trong các cuộc diễn tập cứu trợ nhân đạo thuộc khuôn khổ Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM ), gồm các nước ASEAN và tám đối tác", ông Green nói.
Với sự tích cực hơn của Nhật Bản, Việt Nam và Philippines sẽ nhận được ba điều: ủng hộ về ngoại giao từ Nhật, ủng hộ cho sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Mỹ ở khu vực, và ba là trang thiết bị hoặc đào tạo, gồm cả tàu tuần tra.
Joseph Gerson, chuyên gia về châu Á - Thái Bình Dương, trên trang Russia Today, nhận định Nhật có tiềm lực lớn về hải quân, không quân, là nước chi tiêu lớn thứ 6 thế giới về quân sự. Nhưng nước này gặp khó khăn trong việc triển khai ra nước ngoài do các quy định hòa bình trong hiến pháp. Thủ tướng Nhật Abe đang có những bước đi nhằm diễn giải một cách rộng hơn những giới hạn mà hiến pháp quy định.
Theo các đề xuất diễn giải mới, Nhật sẽ có vai trò lớn hơn về quân sự, có thể đưa quân tham gia các cơ chế phòng vệ tập thể, tức là tham gia để bảo vệ hòa bình ở những nơi khác cho dù nước Nhật không bị tấn công.
Trên Times Argus, Chris Winkler, một chuyên gia tại viện Nghiên cứu về Nhật của Đức tại Tokyo nói: "Hoạt động phòng vệ tập thể có thể vượt xa hơn tất cả những diễn giải lại mà Điều 9 trong Hiến pháp Nhật quy định, nó sẽ là một bước thay đổi lớn".
Điều này này hẳn không dễ chịu gì với Trung Quốc. Viễn cảnh tồi tệ nhất mà Bắc Kinh lo ngại là sự hợp tác an ninh giữa Nhật với các nước có bờ biển gần Trung Quốc. "Nhưng trên thực tế, chính bằng việc gây áp lực với Nhật, Việt Nam và Philippines, Bắc Kinh đang tạo ra đúng cái viễn cảnh mà họ muốn tránh", Green của CSIS phân tích.
Theo Vnexpress
Mỹ muốn hợp tác an ninh hàng hải: Tính toán hài hòa "Việc thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải Việt - Mỹ, phù hợp lợi ích của cả hai nước, đặc biệt phù hợp xu thế chung của khu vực". Quan hệ đối tác đi vào thực chất Chia sẻ với Đất Việt, ngày 31/3 trước việc, các quan chức Mỹ liên tiếp phát tín hiệu muốn hợp tác an ninh hàng hải...