Ngoại trưởng Đức rút ngắn công du nước ngoài do mắc COVID-19
Ngày 7/6, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã phải rút ngắn chuyến thăm Pakistan – điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du một số nước, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức cho biết bà Baerbock đã có kết quả xét nghiệm dương tính ngay sau khi hội đàm với người đồng cấp Pakistan Bilawal Bhutto Zardari, thảo luận về hợp tác song phương và những thách thức trong khu vực, trong đó có cả tình hình ở Afghanistan.
Trước đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Baerbock đã đến Islamabad, bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Pakistan. Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Zardari, hai bên đã có cuộc họp báo chung. Bà khẳng định Đức luôn coi Pakistan là một đối tác quan trọng trong việc sơ tán người dân từ nước láng giềng Afghanistan.
Về phần mình, Ngoại trưởng Bhutto Zardari cho biết hai bên đã thảo luận cách thức tăng cường hợp tác hiện có, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, biến đổi khí hậu, quốc phòng và giao lưu nhân dân. Hai bên hy vọng sẽ khánh thành Tổng lãnh sự quán Pakistan tại Mnchen.
Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, bà Baerbock buộc phải hủy cả chuyến thăm Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ mà theo dự kiến bà sẽ gặp các nhà lãnh đạo 2 nước này để thảo luận những vấn đề cùng quan tâm.
Đức nêu điều kiện dỡ bỏ trừng phạt Nga
Ngoại trưởng Đức nói rằng thiết lập một lệnh ngừng bắn ở Ukraine sẽ là bước đầu tiên, song vẫn chưa đủ để Berlin xoá trừng phạt cho Moskva.
Hệ thống tên lửa ZU-23 của Quân đội Nga. Ảnh: Sputnik
Kênh truyền hình RT đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine sẽ không được dỡ bỏ trừ khi Moskva rút quân khỏi quốc gia láng giềng.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Bild ngày 1/5, bà Baerbock giải thích rằng lệnh ngừng bắn chỉ là bước đầu tiên khi nói đến loại bỏ các lệnh trừng phạt. Những biện pháp này chỉ được cân nhắc nếu như Moskva rút quân khỏi Ukraine.
Ngoại trưởng Baerbock tuyên bố nền hoà bình ở châu Âu sẽ không thể quay lại thời điểm trước ngày 24/2, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố chiến dịch quân sự đặc biệt.
Kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 5 gói trừng phạt nhằm vào Điện Kremlin và đang xem xét gói thứ 6. Các lệnh cấm áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Nga đã bị Moskva coi là bất hợp pháp và không chính đáng.
Nga điều quân đến Ukraine vào cuối tháng 2, sau khi Kiev không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận Minsk được ký năm 2014, cũng như không công nhận quyền độc lập của vùng Donbass. Trước đó, thoả thuận Minsk do Đức và Pháp làm trung gian đã đề cập đến việc trao cho hai vùng Donetsk và Lugansk quyền độc lập khỏi Ukraine.
Điện Kremlin kể từ đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong khi đó, Chính phủ Kiev khẳng định chiến dịch của Nga là hoàn toàn vô cớ, đồng thời bác bỏ cáo buộc đang có kế hoạch chiếm lại hai khu vực ở miền Đông bằng vũ lực.
Nga trục xuất 40 nhân viên ngoại giao Đức Bộ Ngoại giao Nga ngày 25/4 cho biết đã đưa 40 nhân viên ngoại giao Đức vào danh sách những người "không được hoan nghênh" nhằm trả đũa động thái tương tự trước đó của Berlin. Đại sứ quán Nga tại Berlin (Đức). Ảnh: CNN Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ quyết định trên được đưa ra sau khi Đức...