Ngoại trưởng Đức lao đao vì chống Nga
Ngoại trưởng Đức phải giải trình sau khi liên tiếp thể hiện quan điểm chống Nga như chỉ trích vai trò của Moscow trong các vấn đề Ukraine, Syria và vụ Skripal.
Chống Nga không dễ!
Theo nhật báo Die Welt ngày 2.5, ban lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) tiến hành cuộc họp khẩn, trong đó Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phải giải trình về lập trường chống Nga của ông. Tờ báo lưu ý rằng quan điểm chính trị của ông Maas khác biệt đáng kể so với các thành viên khác trong nội bộ đảng.
Ông Maas khẳng định Nga đang vi phạm pháp luật quốc tế và cố gắng gây bất ổn ở phương Tây. Ngoại trưởng Đức cũng ủng hộ ý tưởng tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), xét theo quy định của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas
Trước đó, các phương tiện truyền thông Đức loan tin rằng ông Heiko Maas đã hứng chịu sự chỉ trích tại Đại hội Chủ tịch đoàn của SPD. Nguyên nhân là bởi sự “thiếu quan tâm” của ông tới việc xúc tiến đối thoại với Moscow.
Trong thời gian qua, Ngoại trưởng Đức nhiều lần thể hiện quan điểm cứng rắn đối với Nga, trong đó có những lời buộc tội “hùa theo” các đồng minh phương Tây.
Hồi giữa tháng 4, ông Heiko Maas từng cáo buộc vụ tấn công mạng nhằm vào Bộ Ngoại giao nước này có nguồn gốc từ Nga.
Phát biểu trên kênh truyền hình ZDF, ông Heiko Maas đã liệt kê một loạt hành động được cho là “không thể chối cãi” của Nga, trong đó có vi phạm lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine, thực hiện vụ tấn công bằng chất độc ở Anh, hỗ trợ chính phủ Syria, tác động đến các cuộc bầu cử ở phương Tây và tấn công mạng.
Ông Maas nhấn mạnh: “Chúng tôi ghi nhận một cuộc tấn công vào hệ thống mạng của Bộ Ngoại giao và xác nhận rằng cuộc tấn công này xuất phát từ Nga”,
Bộ Ngoại giao Đức dưới quyền của ông Heiko Maas cũng liên tiếp gây sức ép với Nga nhằm ủng hộ Anh trong vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal. Bộ này từng tuyên bố: “Anh đã cho chúng tôi một lời giải thích chi tiết, dựa trên những phân tích hóa học về chất được sử dụng, về lý do vì sao khả năng Nga phải chịu trách nhiệm, và ngoài ra không có lời giải thích nào khác hợp lý. Giờ đến lượt Nga cần đóng vai trò có tính xây dựng và trả lời các câu hỏi mở”.
Ông Heiko Maas cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm tới tình hình Syria. Ngày 14.4, phát biểu sau các cuộc tấn công quân sự do Mỹ, Pháp và Anh thực hiện nhằm vào Syria, ông Maas đã công khai bày tỏ sự ủng hộ cũng như đồng tình với bằng chứng cáo buộc chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Đức nhiều lần lên tiếng chỉ trích Nga về vụ Douma hay Skripal dù không có bằng chứng
Ngoại trưởng Đức thậm chí còn cho rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bị Nga cản trở trong vấn đề Syria nhiều tháng qua. Do đó, ông tuyên bố, “trong trường hợp này, hành động tấn công có giới hạn của Mỹ, Pháp và Anh – những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, là thích hợp và cần thiết”.
Về vụ Skripal, ông Maas vẫn tiếp tục bảo vệ quyết định của Đức trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga dù không có bằng chứng. Theo ông Maas, việc Đức trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga là “hành động cần thiết và đó là tín hiệu chính trị thể hiện sự đoàn kết giữa Berlin với London vì Moscow từ chối làm sáng tỏ vụ việc”.
Trước đó, phản ứng trước việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử, ông Maas tuyên bố Moscow vẫn sẽ là một đối tác “khó tính”. Ngoại trưởng Đức cho rằng: “Kết quả của cuộc bầu cử Nga không bất ngờ với chúng tôi, do các hoàn cảnh của cuộc bầu cử này. Chúng tôi không thể nói về một cuộc cạnh tranh chính trị công bằng trên mọi khía cạnh như chúng ta hiểu”.
Sức hút kinh tế, năng lượng của Nga
Việc Ngoại trưởng Đức bị đảng của mình “lôi” ra giải trình trong bối cảnh tại Đức có nhiều tiếng nói kêu gọi cải thiện quan hệ với Nga, phản đối các lệnh trừng phạt chống lại Moscow.
Theo ước tính của Phòng Thương mại Đức – Nga (AHK), các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga có thể khiến kinh tế Đức chịu thiết hại nhiều tỷ euro.
Thông báo của AHK nêu rõ: “Theo tính toán của AHK, các lệnh trừng phạt hiện nay của Mỹ chống lại Nga có thể khiến kinh tế Đức chịu thiệt hại nhiều tỷ euro trong những năm tới”.
Hồi đầu tháng 4, Mỹ đã thông qua biện pháp tăng cường trừng phạt các quan chức, doanh nhân và công ty Nga, bao gồm tên tuổi nhiều người đứng đầu các tập đoàn lớn của Nga. Nhiều công ty và doanh nhân Nga trong trong danh sách trừng phạt của Mỹ là những đối tác thân thiết của các công ty Đức.
Ngay sau khi Đức tham gia đòn “hội đồng” trục xuất các nhà ngoại giao Nga, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) – dẫn đầu phe đối lập tại Quốc hội Liên bang Đức, đã lên tiếng kêu gọi thay đổi chính sách đối với Nga.
Tại Đức có nhiều tiếng nói ủng hộ cải thiện quan hệ với Nga
Phát biểu trong một thông cáo báo chí, Chủ tịch AfD Alexander Gauland nêu rõ: “Không có bằng chứng nào cho thấy Nga đứng sau vụ việc này. Điều này chứng tỏ việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga, cũng như thực thi các chính sách chống lại Nga trong trường hợp này là vội vàng và dại dột”.
Theo ông Gauland, “Chính phủ Đức, Mỹ và Anh phải nhanh chóng bình thường hóa quan hệ với Nga, hoặc ngược lại, sẽ là một bước đi nữa dẫn tới cuộc Chiến tranh Lạnh. Đây là điều mà không ai mong đợi”.
Đặc biệt, giới doanh nhân Đức từ lâu đã hối thúc cải thiện quan hệ với Nga. Ông Claus Schafer, Phó Chủ tịch Ủy ban Đức về quan hệ kinh tế với khu vực Đông Âu, cho rằng cần phải có sự đột phá trong mối quan hệ đang bị đóng băng giữa Nga và EU.
Còn ông Wofgang Buchele, Giám độc điều hành của hãng M W, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Đức về quan hệ kinh tế với khu vực Đông Âu, bày tỏ sẽ có một sự khởi đầu mới trong quan hệ giữa Nga và Đức.
Ngay từ năm 2015, một cuộc điều tra tại Đức đã cho thấy khoảng 50% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đức lo ngại Nga sẽ xa lánh châu Âu để hướng tới Trung Quốc.
Theo số liệu do AHK mới công bố, bất chấp các lệnh trừng phạt chống lại Nga, trong đó Đức cũng là một bên tham gia, kim ngạch thương mại Nga-Đức vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng lên tới 23% khi kim ngạch thương mại hai chiều Nga-Đức đạt con số ấn tượng 50 tỷ USD.
AHK dự báo đà tăng trưởng này sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2018 nhờ động lực từ việc Nga tổ chức World Cup 2018. Hàng loạt công ty Đức cung cấp máy móc, thiết bị và vật liệu cho các đối tác Nga để xây dựng các công trình phục vụ sự kiện này.
Một trong những động thái đáng chú ý gần đây của Đức là việc nước này ủng hộ hoàn toàn dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga nhằm dẫn khí đốt qua biển Baltic bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga.
Đức ủng hộ Dòng chảy phương Bắc 2 với lý lẽ đây là dự án thương mại
Dự án trị giá tới 9,5 tỷ euro này có thể cung cấp tới 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga tới Đức.
Chính Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong chuyến công du Ba Lan hồi tháng 3 vừa qua đã tuyên bố Berlin không “kết nối” dự án Dòng chảy phương Bắc 2 với vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal. Bộ Ngoại giao Đức cũng ra tuyên bố khẳng định quan điểm coi dự án này mang tính thương mại, do các công ty thực hiện nên phù hợp với luật pháp Đức và châu Âu.
Giới phân tích cho rằng người Đức đang chơi trò hai mặt với Nga khi vừa thể hiện những quan ngại và gây sức ép về chính trị, vừa bảo vệ những lợi ích kinh tế và an ninh năng lượng của mình.
Theo Bảo Minh (Báo Đất Việt)
Mỹ tấn công Syria: Cái giá đắt nhất là quan hệ với Nga
Bằng hành động tấn công Syria, Tổng thống Trump đã khiến mối quan hệ Nga - Mỹ rơi xuống vực thắm
Cái bắt tay lịch sử này sẽ chỉ còn là quá khứ. Ảnh: Time.
Vào cái ngày mà ông Donald Trump đắc cử, nước Nga có lẽ đã có chút nhẹ lòng khi vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ là một người có quan điểm muốn hàn gặp mối quan hệ song phương giữa Washington và Moscow.
Thế nhưng, kể cả khi đã là người đứng đầu nước Mỹ, ông Trump vẫn không thể bức phá ra khỏi sự kìm kẹp của cả hai chính Đảng, thất bại trong việc cải thiện mối quan hệ với Nga.
Không phải là ông không muốn: nhà lãnh đạo Mỹ thường xuyên tuyên bố muốn thân thiện hơn với người đồng cấp Vladimir Putin. Ngoài ra, vào mùa hè năm ngoái, hai nước cũng đã đồng ý cùng nhau giám sát một vùng giảm xung đột ở miền nam Syria - dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria. Ngoại trưởng Mỹ khi ấy là Rex Tillerson cũng phải nhận định rằng "Mối quan hệ này quá quan trọng để có thể bỏ phí".
Tuy nhiên, suốt từ lúc nhậm chức cho tới tận bây giờ, những nghi vấn Nga can thiệp bầu cử vẫn còn đeo bám dai dẳng vị Tổng thống. Khi mà các cáo buộc, tin đồn của giới truyền thông đang bủa vây, ông Trump chỉ còn hai lựa chọn: tiếp tục bênh vực Nga và chấp nhận bị truyền thông cấu xé hoặc trừng phạt Nga để giải tỏa áp lực.
Ông đã chọn giải pháp thứ 2. Liên tiếp các lệnh trừng phạt Moscow với lý do can thiệp bầu cử dân chủ của Mỹ đã được đưa ra.
Khi mà các lệnh trừng phạt vẫn đang nóng hổi thì vụ việc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc tại thành phố Salisbury (Anh) xảy ra. Sau những màn đấu khẩu quyết liệt, Mỹ và phương Tây đã quyết định trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga - những người bị Washington và đồng minh cáo buộc là điệp viên. Để đáp trả, Moscow cũng đã trục xuất số nhà ngoại giao tương ứng, khiến cho mối quan hệ giữa hai bên bị nhận định là căng thẳng hơn cả thời Chiến tranh Lạnh.
Do đó, hành động bất ngờ tấn công tên lửa Syria vào ngày hôm qua (14.4) đã trở thành một giọt nước tràn ly. Bằng việc tấn công bất chấp cảnh báo của Nga - một hành động bị Tổng thống Putin chỉ trích là "có tác động tai hại tới toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế", ông Trump đã chính thức đẩy triển vọng bình thường hóa quan hệ song phương Mỹ-Nga xuống thẳng nấm mồ. Không phải ngẫu nhiên hay phóng đại mà Tổng thống Trump mới đây đã đăng lên trang mạng xã hội Twitter rằng: "Mối quan hệ của chúng ta với Nga đang tệ chưa từng thấy..."!
Vậy, chuyện gì sẽ diễn ra sau vụ tấn công này?
Hiện tại, dù tình hình có căng thẳng tới đâu, cả Washington và Moscow hiểu rằng một cuộc đối đầu trực diện sẽ khiến cục diện ở Syria trượt dốc và không thể cứu vãn. Chính vì thế, hai bên sẽ chủ động tránh "động chạm" trực tiếp đến nhau.
Tuy nhiên, cuộc tấn công của Mỹ sẽ không phải là không có hậu quả lâu dài. Dù không ảnh hưởng tới thế cục cân bằng ở Syria, việc này sẽ khiến quá trình hòa bình do LHQ bảo trợ sẽ bị gián đoạn và gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo Danviet
Mỹ cảnh báo Nga "trả giá đắt" vì tấn công hóa học ở Syria Vụ việc khiến 70 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em. Những em bé trúng độc sau vụ tấn công. Cách đây ít ngày, một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đã khiến ít nhất 70 người chết tại Syria, trong đó có nhiều trẻ em. Mỹ và phương Tây cáo buộc Tổng thống Syria Bashar Assad là người...