Ngoại trưởng Campuchia: Đang tích cực dàn xếp chuyện Biển Đông sau hậu trường
Sau cuộc họp ở Lào, Trung Quốc cho thấy họ sẽ đáp ứng một yêu cầu từ Campuchia tài trợ xây dựng một tòa nhà hành chính cao 12 tầng cho Quốc hội.
VOA ngày 29/7 đưa tin, Ngoại trưởng Campuchia ông Prak Sokhon cho biết, nước này đang nỗ lực phía sau hậu trường để dàn xếp tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với 4 thành viên ASEAN.
Ông bác bỏ các cáo buộc rằng, Campuchia đứng về phía Trung Quốc trong các tranh chấp, và đã ngăn chặn ASEAN đưa nội dung ủng hộ phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc vào tuyên bố chung của ASEAN đầu tuần này.
Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhon, ảnh: The Cambodia Daily / Khem Sovannara.
“Những gì Campuchia đã làm trong chuyện này? Đầu tiên là duy trì lập trường chính đáng của mình rằng, chúng tôi không đứng về bên nào, và đặc biệt là góp phần đáng kể ngăn chặn cục diện Biển Đông rơi vào tình trạng xấu đi thông qua làm việc với tất cả các bên liên quan”, ông Prak Sokhon nói vói các phóng viên hôm thứ Sáu tại Phnom Penh.
Chheng Vannarith, một nhà phân tích chính trị châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, Campuchia khó có thể “trung lập” khi tiếp tục nhận những gói viện trợ lớn từ Bắc Kinh.
Phát biểu của ông Prak Sokhon được đưa ra sau khi Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin đang ở thăm Trung Quốc tuần này, nơi ông hội kiến một số quan chức cấp cao sở tại, bao gồm ông Lý Nguyên Triều.
Video đang HOT
Còn theo The Cambodia Daily ngày 30/7, Ngoại trưởng Campuchia nói rằng nước ông đã bị “đối xử bất công” bởi một số nước ASEAN và các phương tiện truyền thông.
Theo ông, việc đưa nội dung ủng hộ phán quyết trọng tài vào tuyên bố chung là lựa chọn đối đầu với Trung Quốc một cách không cần thiết:
“Nếu chúng tôi soạn thảo nó như vậy, phía Trung Quốc sẽ hoàn toàn từ chối. Chuyện gì sẽ xảy ra? Tình hình sẽ tiếp tục xấu đi và làm tăng nguy hiểm trong khu vực.
Tôi không muốn nói về vấn đề nội bộ của ASEAN, nhưng Campuchia đã phải chịu rất nhiều bất công. Họ buộc tội chúng tôi gây trở ngại vì lợi ích của riêng họ, nhưng Campuchia cũng cần phải bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Campuchia không kiếm lời từ việc ủng hộ bất kỳ ai. Chúng tôi chỉ muốn được trung lập.
Có một từ báo đã giật tít: “Campuchia đổ lỗi cho Philippines”. Trong thực tế, chúng tôi không đổ lỗi cho Philippines. Chúng tôi chỉ cảm ơn Philippines vì những đóng góp của họ để duy trì đoàn kết, thống nhất trong ASEAN.”
Theo The Cambodia, Ngoại trưởng Prak Sokhon muốn nhắc đến bài báo “Bộ Ngoại giao đổ lỗi cho Philippines” đăng trên The Phnom Penh Post hôm thứ Năm 28/7.
VOA ngày 29/7 nhắc lại, Bắc Kinh đã công bố một gói viện trợ gần 600 triệu USD gần như ngay lập tức sau khi có phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông, đồng thời cảm ơn chính phủ Hun Sen đã ủng hộ.
Một tuần sau, sau cuộc họp ở Lào, Trung Quốc cho thấy họ sẽ đáp ứng một yêu cầu từ Campuchia tài trợ xây dựng một tòa nhà hành chính cao 12 tầng cho Quốc hội.
Thủ tướng Hun Sen khẳng định rằng, sự “hào phóng” của Trung Quốc không đi kèm với bất kỳ ràng buộc nào, không giống như viện trợ của phương Tây lúc nào cũng phải gắn liền với quyền con người.
Theo Giáo Dục
Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Biển Đông
Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc đang chuẩn bị đổ ra Biển Đông khi lệnh cấm bắt cá nước này đơn phương áp đặt hết hiệu lực vào 12h ngày 1/8.
Tàu cá Trung Quốc ra khơi từ tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, ngày 1/8/2015. Ảnh: Xinhua.
Hàng chục nghìn tàu cá tại ba tỉnh Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và đang chờ lệnh cấm đánh bắt cá hết hiệu lực để tiến vào Biển Đông, Chinanews cho biết. Trung Quốc hồi tháng 5 đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ bão Nida đang tiến vào Biển Đông, chỉ những tàu đánh bắt gần bờ mới ra khơi trưa 1/8. Những tàu đánh bắt xa bờ sẽ khởi hành sau ngày 5/8.
Khu vực biển Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm một phần Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.
Bắc Kinh đơn phương tuyên bố lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn nước khác. Trong thời gian áp đặt lệnh cấm, Trung Quốc tuyên bố tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để "giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm".
Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, kiên quyết bác bỏ quyết định vô giá trị này.
"Việc làm này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 17/5 khẳng định.
Khu vưc câm đanh băt ca Trung Quốc đưa ra hồi tháng 5. Đô hoa: Sina.
Quốc Trung
Theo VNE
Báo Trung Quốc kêu gọi 'tấn công tàu Australia vào Biển Đông' Tờ Global Times lên án Australia ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài, cho rằng các tàu tuần tra của Canberra đi vào Biển Đông "sẽ trở thành mục tiêu". Australia từng để ngỏ khả năng đưa tàu vào tuần tra Biển Đông. Ảnh: RadioAustralia "Trung Quốc phải đáp trả và để Australia biết rằng họ đã sai. Sức mạnh quân sự...