Ngoại trưởng các nước G7 và EU kêu gọi ngừng bắn ở Libya
Ngày 5/4, các bộ trưởng ngoại giao G7 kêu gọi tất cả các bên ở Libya chấm dứt ngay lập tức chiến sự và ủng hộ các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm thiết lập hòa bình ở nước này, tuyên bố chung cho biết.
“Chúng tôi, các bộ trưởng ngoại giao Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ, cũng như Đại diện cấp cao EU… bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động quân sự gần Tripoli. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan ngừng ngay lập tức mọi hoạt động quân sự và chấm dứt việc tấn công thủ đô Tripoli, vì điều đó sẽ cản trở triển vọng của tiến trình chính trị dưới sự bảo trợ của LHQ, có nguy cơ gây nguy hiểm cho dân chúng và kéo dài sự đau khổ của người dân Libya” – bản tuyên bố nhấn mạnh.
Ngoại trưởng các nước G7 và đại diện cấp cao EU họp bàn về tình hình Libya
Video đang HOT
Các nước G7 bày tỏ sự tin tưởng rằng cuộc xung đột Libya “không cần đến giải pháp quân sự”. “Chúng tôi kiên quyết chống lại bất kỳ hành động quân sự nào ở Libya”.
G-7 nhắc lại sự hỗ trợ đầy đủ cho những nỗ lực của Tổng thư ký LHQ và Đại diện đặc biệt để vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này và kêu gọi “tất cả người dân Libya cung cấp hỗ trợ mang tính xây dựng”.
Vào hôm thứ Năm, 4/4, chỉ huy của Quân đội Quốc gia Libya, Thống chế Khalifa Haftar, đã ra lệnh cho lực lượng của mình tiến hành một cuộc tấn công vào Tripoli để “giải phóng thủ đô khỏi những kẻ khủng bố”. Các phương tiện truyền thông báo cáo rằng các đơn vị của quân đội Libya đã kiểm soát các thị trấn Garyan và Surman ở phía nam thủ đô Libya. Về phía mình, người đứng đầu Chính phủ Đồng thuận Quốc gia ở Tripoli, Fayez Sarraj, đã ra lệnh sử dụng vũ lực nếu cần thiết sau khi có báo cáo rằng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã thiết lập quyền kiểm soát các thành phố ở phía nam và phía tây của Tripoli.
Một phát ngôn viên chính thức của LNA, Ahmed Al-Mismari, cho biết hôm thứ Sáu rằng quân đội quốc gia Libya, do Thống chế Khalifa Haftar chỉ huy, đang tấn công thủ đô của Tripoli theo nhiều hướng, nhưng vẫn chưa tiến vào thủ đô. Ông cũng tuyên bố rằng chưa biết khi nào thì các hoạt động quân sự này sẽ kết thúc, nhưng xác nhận rằng chúng sẽ tiếp tục được tiến hành cho đến khi hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao.
Sau đó vào thứ Sáu, một nguồn tin thân cận với Khalifa Haftar, đã nói rằng quân đội của thống chế đã kiểm soát sân bay Tripoli. Al-Mismari đã xác nhận với kênh truyền hình Al-Hadath rằng LNA hoàn toàn kiểm soát sân bay thủ đô, và các trận chiến xung quanh thủ đô Tripoli sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày thứ Bảy, 6/4. Nhưng sau đó, kênh truyền hình Al-Arabiya đưa tin rằng các lực lượng của Chính phủ Đồng thuận Quốc gia Libya tuyên bố rằng họ đã giành lại quyền kiểm soát sân bay Tripoli.
Bá Thuỷ (Theo RT)
Theo Petro times
Libya thành lập lực lượng chung để chấm dứt xung đột tại Tripoli
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 16/9, Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) Fayez Serraj đã quyết định thành lập lực lượng quân sự chung để chấm dứt xung đột ở phía Nam thủ đô Tripoli.
Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya Fayez Sarraj. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Theo đó, lực lượng có tên gọi là Lực lượng chung Giải quyết xung đột và Thiết lập an ninh, đặt dưới sự chỉ huy của Quân khu miền Tây, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và một số đơn vị của Bộ Nội vụ. Lực lượng này có nhiệm vụ chính là đảm bảo an ninh cho người dân tại các khu vực hiện đang có xung đột của thủ đô.
Libya đã rơi vào tình trạng bất ổn và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhafi năm 2011. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2015, Libya vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị.
Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Fayez Serraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn.
GNA vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội riêng, mà vẫn phải dựa vào các nhóm dân quân để bảo vệ thủ đô.
Thời gian gần đây Tripoli đã chứng kiến các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng dân quân vũ trang thuộc Lữ đoàn 7 từ thành phố Tarhuna cách Tripoli khoảng 80 km về phía Đông Nam, khiến 78 người thiệt mạng và khoảng 210 người bị thương.
Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) đã đề xuất một thoả thuận ngừng bắn giữa các bên giao tranh để ngăn chặn bạo lực leo thang trong thành phố.
Tuy nhiên, Lữ đoàn 7 đe doạ phá vỡ thoả thuận ngừng bắn và tuyên bố "tiếp tục chiến đấu để loại bỏ tội phạm và các băng đảng ở Tripoli."
Diễn đàn Bộ lạc Libya được tổ chức tại Tarhuna ngày 15/9 đã yêu cầu Chính phủ của Thủ tướng Serraj thực hiện các biện pháp cần thiết để giải giáp lực lượng dân quân kể trên trong vòng 3 ngày.
Liên quan đến tình hình chính trị tại Libya, ngày 16/9, UNSMIL đã hoan nghênh việc tổ chức các cuộc bầu cử địa phương ở Libya, cho rằng đây là "một bước tiến quan trọng đối với nền dân chủ ở Libya."
Tuyên bố của UNSMIL được đưa ra sau khi Ủy ban Trung ương về các cuộc bầu cử cấp thành phố ở Libya (CCMCE) công bố bắt đầu tổ chức các cuộc bầu cử ở các thành phố và Derj , phía Tây Nam nước này.
Libya có hơn 100 hội đồng thị chính, mỗi hội đồng đại diện cho một số thành phố và khu vực của nước này. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Libya hôm 15/9 tiết lộ Đức sẽ chi 2 triệu euro (tương đương 2,33 triệu USD) cho các chương trình bầu cử Libya từ năm 2018 đến năm 2020./.
Theo vietnamplus
Dư luận lên án Mỹ liên quan tới tuyên bố về Cao nguyên Golan Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, Syria đã lên tiếng phản đối, coi bước đi này của Washington là đòn tấn công vào chủ quyền của Syria. Nga cũng lên tiếng cảnh báo việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan sẽ...