Ngoại trưởng các nước EU thảo luận nóng về vấn đề nhập cư
Ngoại trưởng các nước EU đã nhóm họp và bàn thảo nhiều giải pháp thực tế để ứng phó với cuộc khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng hiện nay.
Hôm qua (4/9), ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành cuộc họp không chính thức tại Luxembourg nhằm nhanh chóng tìm giải pháp hữu hiệu đối phó với cuộc khủng hoảng nhập cư được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ 2. Nhiều đề xuất đã được ra tại cuộc họp, bao gồm cả việc đồng nhất các quy định pháp luật về vấn đề nhập cư trong Liên minh châu Âu.
Người nhập cư từ Trung Đông chui qua dây thép gai để vào châu Âu. Ảnh: Getty Images.
Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni đã kêu gọi Liên minh châu Âu xem xét lại quy chế về người tị nạn mà Hiệp ước Dublin đưa ra nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư. Theo ông, quy chế tị nạn này cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp.
Ngoại trưởng Italy nêu rõ: “Chúng ta cần phải hướng tới những quyền tị nạn được áp dụng cho cả Liên minh châu Âu. Quy định mà chúng ta đang áp dụng đối với người nhập cư theo đó chỉ quan tâm tới quốc gia đầu tiên mà người tị nạn đặt chân tới, thực sự không hề hiệu quả để đối phó với vấn đề nhập cư hiện nay.”
Hiệp ước Dublin quy định những người di cư đến châu Âu chỉ có thể xin quy chế tị nạn ở quốc gia đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu mà họ đến. Với quy định này, hàng vạn người có thể bị trả về những nước nằm ở “cửa ngõ” Liên minh châu Âu nếu không được nước mà họ muốn xin tị nạn chấp nhận. Quy định này đã khiến Italy và Hy Lạp thường xuyên phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn và quá tải ở các trại tiếp nhận do có quá nhiều người đổ về.
Video đang HOT
Còn theo Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, để giải quyết vấn nạn người nhập cư hiện nay các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Theo ông, các nước cần phải thay đổi phương thức hợp tác và bày tỏ hy vọng châu Âu không rơi vào tình trạng chia rẽ trước những vấn đề này trong tương lai.
Ngoại trưởng Đức nói: “Chúng ta phải tiến hành phương thức hợp tác mới. Tinh thần của cuộc họp này cũng như các cuộc họp sau này cũng sẽ xác định nguyên tắc cơ bản là Liên minh châu Âu không được chia rẽ về mặt quan điểm khi phải đối phó với những thách thức như thế này”.
Khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề nhập cư giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu hiện đang làm phức tạp và gây trở ngại cho các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư. Italy, Pháp và Đức đang nỗ lực thúc đẩy một hệ thống cho toàn Liên minh châu Âu để trả về nước những người nhập cư không đạt tiêu chuẩn xin tị nạn và để cải thiện hệ thống đường biên giới hiện nay.
Trong bức thư gửi Ủy viên cấp cao của Liên minh châu Âu về Đối ngoại và An ninh, bà Federica Mogherini, chính phủ ba nước kêu gọi áp dụng những quy định mới nhằm chấm dứt việc mỗi nước sử dụng một chính sách về người nhập cư, qua đó chấm dứt tình trạng chia rẽ hiện nay giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
Nội dung bức thư cũng kêu gọi Liên minh châu Âu nhất trí về danh sách các quốc gia được xem là quốc gia an toàn và công dân của quốc gia đó có ít quyền để xin tị nạn hơn các quốc gia khác. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi hương người tị nạn, rút ngắn thời gian và nguồn lực trong quá trình giải quyết các đơn xin tị nạn.
Theo kế hoạch, trong tuần tới, Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất tăng thêm ngân sách và nhân lực cho Cơ quan Kiểm soát Biên giới Liên minh châu Âu (Frontex) để triển khai kế hoạch này.
Theo Ủy viên cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Đối ngoại và An ninh, bà Federica Mogherini, ngoài các giải pháp của Liên minh châu Âu, trong thời gian tới, Liên minh châu Âu cũng cần phối hợp với các quốc gia thứ 3, các quốc gia quê hương của những người nhập cư để giải quyết tận gốc làn sóng người nhập cư hiện nay.
Kể từ đầu năm đến nay, có hàng trăm nghìn người tị nạn chạy trốn chiến tranh ở Trung Đông đã đổ bộ lên Italy và Hy Lạp bằng đường biển. Còn trên tuyến đường bộ, hàng chục nghìn người mượn con đường Balkan vượt biên giới Serbia vào Hungary, sau đó chạy sang Áo và Đức. Tình cảnh này đã đặt Liên minh châu Âu đứng trước một bài toán nan giải./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Thêm quốc gia muốn mua tên lửa Iskander Nga
Ngoại trưởng Ả-rập Xê-út cho biết, nước này đang thảo luận việc mua hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander của Nga.
Ngoại trưởng Ả-rập Xê-út cho biết, nước này đang thảo luận việc mua hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander của Nga.
Sau khi kết thúc cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov hôm 11/8, Ngoại trưởng Ả-rập Xê-út Adel al-Jubeir bày tỏ: "Ả-rập Xê-út đang tăng cường các mối quan hệ với Nga trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực quân sự. Đoàn đại biểu quan sự hai nước đang thảo luận các hợp đồng chuyên sâu. Một loạt các vấn đề hợp đồng mua bán vũ khí từ Nga, bao gồm cả việc mua hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander, cũng đang được thảo luận".
Hệ thống tên lửa Iskander.
Theo lời Bộ trưởng al-Jubeir, nhìn chung, việc chuyển giao vũ khí Nga đang được thảo luận tích cực. Một hợp đồng nữa sắp sửa được ký kết. "Trong hai tháng qua, đoàn đại biểu quân sự đã nhiều lần tới Nga để thảo luận việc mua bán vũ khí. Tôi chắc chắn một hợp đồng sẽ sớm được ký kết", ông nói.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 500 km với độ chính xác cực cao. Đây được xem là một trong những loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.
Biến thể xuất khẩu của Iskander được định danh là Iskander E rút ngắn tầm bắn xuống dưới 300km theo qui định Hiệp ước MTCR.
Thiết Giáp
Theo_Kiến Thức
Hội nghị ARF thảo luận tình hình căng thẳng ở Biển ĐôngHội nghị ARF thảo luận tình hình căng thẳng ở Biển Đông Chiều tối qua 6-8, lễ bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Quang cảnh Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 22 ngày 6-8 Trong dự thảo Tuyên bố chung được đưa ra vào cuối các cuộc thảo luận ở Kuala Lumpur...