Ngoại trưởng các nước D-8 kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 8/6, Ngoại trưởng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế D-8 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc (LHQ) và gây áp lực lớn hơn đối với Israel trong bối cảnh cuộc xung đột tại Dải Gaza vẫn tiếp diễn.
Xe bọc thép của Israel bắn hơi cay trong chiến dịch quân sự ở thành phố Jennin, Bờ Tây ngày 4/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc họp bất thường được tổ chức tại thành phố Istanbul, các nước D-8 hối thúc một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức giữa Israel và phong trào Hamas trong suốt hơn 8 tháng qua tại Dải Gaza. Ngoại trưởng các nước này cũng kêu gọi Mỹ không sử dụng quyền phủ quyết đối với tư cách thành viên đầy đủ của Palestine tại LHQ.
D-8 thể hiện lập trường yêu cầu Israel tuân thủ các quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), rút quân khỏi khu vực Nam Rafah và đảm bảo việc vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến dải đất đang bị phong tỏa của Palestine một cách an toàn.
8 quốc gia có dân chủ yếu là người Hồi giáo cũng yêu cầu chấm dứt việc cung cấp vũ khí và đạn dược cho Israel, đồng thời thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ thường dân Palestine và bác bỏ mọi nỗ lực nhằm cưỡng bức di dời họ ra khỏi Dải Gaza. D8 ủng hộ giải pháp hai nhà nước dựa trên đường biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine và cơ chế bảo đảm để bảo vệ một thỏa thuận trong tương lai.
Tổ chức Hợp tác Kinh tế D-8 gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Malaysia, Nigeria và Pakistan.
Xung đột tại Dải Gaza: Khu vực tư nhân của Palestine tổn thất nặng nề
Theo một báo cáo chung công bố ngày 7/6 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Cơ quan Thống kê Trung ương Palestine (PCBS), cuộc chiến ở Dải Gaza đã giáng một đòn mạnh vào khu vực tư nhân của Palestine.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 25/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo cho biết, trong giai đoạn từ tháng 10/2023-1/2024, khoảng một nửa số cơ sở sản xuất thuộc khu vực tư nhân ở các vùng lãnh thổ của Palestine, trong đó 29% ở Bờ Tây bị chiếm đóng và 100% ở Gaza, đã phải ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc cắt giảm hoạt động.
Nhìn chung, Gaza và Bờ Tây ước thiệt hại khoảng 2,3 tỷ USD về giá trị sản xuất của khu vực tư nhân trong bốn tháng đầu của cuộc xung đột, tương đương khoảng 19 triệu USD mỗi ngày. Con số này không bao gồm thiệt hại về tài sản (trong đó có tài sản cố định).
Báo cáo chung của ILO và PCBS cho rằng hoạt động sản xuất của khu vực tư nhân ở các vùng lãnh thổ Palestine chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng, tiếp đến là ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành khác.
Theo báo cáo, Dải Gaza đã trải qua tình trạng suy giảm nghiêm trọng hơn nhiều so với Bờ Tây, khi các lĩnh vực xây dựng và công nghiệp ở dải đất ven Địa Trung Hải này gần như sụp đổ. Khu vực tư nhân, chiếm 66% tổng số việc làm ở các vùng lãnh thổ của Palestine, chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp gia đình vừa và nhỏ vốn phụ thuộc nhiều vào Israel về nguyên liệu đầu vào hoặc thị trường.
Dựa trên giả định rằng cuộc chiến Gaza sẽ tiếp tục đến cuối tháng 8/2024, báo cáo của ILO và PCBS dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các vùng lãnh thổ của Palestine trong năm nay sẽ giảm 16,1% so với năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người giảm 18%.
Báo cáo cho biết thêm nếu chiến tranh tiếp tục kéo dài thêm ba tháng nữa, tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng lãnh thổ của Palestine dự kiến sẽ tăng mạnh lên 47,1% trong năm nay. Tổng số người thất nghiệp dự kiến sẽ ở mức 668.000 người trong năm 2024, tăng 222.000 người so với năm 2023.
Trung Quốc và Nga tiếp tục tăng cường hiện diện ở châu Phi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang thực hiện chuyến công du châu Phi với 3 điểm dừng chân là Guinea, Burkina Faso và Cộng hòa Congo. Chuyến thăm thể hiện ý định rõ ràng của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao với lục địa này, bất chấp căng thẳng địa chính trị và áp lực của phương...