Ngoại trưởng Bộ tứ nhóm họp ở Ấn Độ, ra tuyên bố về Triều Tiên, Biển Đông và xung đột Nga-Ukraine
Ngày 3/3 tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ), các ngoại trưởng của nước này, Nhật Bản, Mỹ và Australia (Bộ tứ – QUAD) đã nhóm họp.
Từ trái qua phải: Các Ngoại trưởng Penny Wong (Australia),S. Jaishankar (Ấn Độ), Antony Blinken (Mỹ) và Hayashi Yoshimasa (Nhật Bản) chụp ảnh trước khi tiến hành Hội nghị nhóm Bộ tứ tại New Delhi ngày 3/3. (Nguồn: PTI)
Cuộc họp nhằm thảo luận cách thức duy trì trật tự quốc tế, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự và xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa có hồi kết.
Theo một quan chức Nhật Bản, các ngoại trưởng cũng muốn xác nhận kế hoạch hợp tác về việc xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao và cải thiện hợp tác trong các hoạt động cứu trợ thảm họa.
Video đang HOT
Trong tuyên bố chung sau hội nghị, nhóm Bộ tứ phản đối các vụ phóng tên lửa đạn đạo gây bất ổn của Triều Tiên, bao gồm vụ phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nữa vào ngày 18/2/2023, cho rằng chúng “vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”.
Ngoại trưởng các nước Bộ tứ “tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên và hối thúc Bình Nhưỡng tuân thủ các nghĩa vụ theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an”.
Ngoài ra, các nhà ngoại giao hàng đầu của Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Australia cũng “nêu bật tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề phổ biến công nghệ hạt nhân và tên lửa liên quan đến Triều Tiên trong khu vực và hơn thế nữa”.
Liên quan vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, theo Kyodo, các Ngoại trưởng cam kết sẽ giải quyết những thách thức hàng hải.
Trong khi đó, Reuters cho hay, các quan chức ngoại giao hàng đầu của Bộ tứ bày tỏ quan ngại về hiện trạng “quân sự hóa” các vũng lãnh thổ tranh chấp cũng như “việc sử dụng nguy hiểm các tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân biển” ở hai vùng biển nêu trên.
Các bên cũng phản đối mọi hành động đơn phương nhằm leo thang tình hình ở Biển Đông,
Về xung đột Nga-Ukraine, các ngoại trưởng nhóm Bộ tứ khẳng định, mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của trong xung đột là điều không thể chấp nhận được.
Nỗ lực ngăn chặn sự cố tràn dầu sau vụ tàu chìm ở Philippines
Ngày 2/3, nhà chức trách Philippines cho biết đang chạy đua với thời gian nhằm xác định vị trí tàu Princess Empress và ngăn dầu loang, sau khi con tàu chở dầu này bị chìm dẫn đến rò rỉ một lượng dầu nhiên liệu công nghiệp ra biển.
Cảnh sát biển Philippines thu thập mẫu nước từ một vụ tràn dầu ngoài khơi Naujan ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP
Hôm 28/2 vừa qua, khi đang chở 800.000 lít dầu nhiên liệu công nghiệp từ tỉnh Bataan (gần thủ đô Manila) đến tỉnh Iloilo ở miền Trung Philippines, tàu Princess Empress đã gặp vấn đề về động cơ và bị chìm ngoài khơi tỉnh Oriental Mindoro do biển động.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ban đầu cho biết lượng dầu tràn trên biển là diesel - dầu nhiên liệu giúp tàu chạy, chứ không phải dầu nhiên liệu công nghiệp mà tàu chở. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra mẫu nước sau đó cho thấy một lượng dầu nhiên liệu công nghiệp đã bị rò rỉ ra vùng biển ngoài khơi thành phố Naujan, làm dấy lên quan ngại về nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài sinh vật biển và rạn san hô trong khu vực.
Hiện chưa rõ lượng dầu diesel và dầu nhiên liệu công nghiệp bị tràn ra biển là bao nhiêu.
Tỉnh trưởng tỉnh Oriental Mindoro, ông Humerlito Dolor cho hay nhà chức trách đang nỗ lực xác định vị trí tàu chìm và ngăn không để tàu rò rỉ. Ước tính, tàu đang nằm ở độ sâu 460m dưới mực nước biển.
Theo lực lượng bảo vệ bờ biển, tính đến ngày 1/3, lượng dầu tràn đã loang ra khu vực có diện tích 24 km2. Lực lượng này đã triển khai hệ thống chống tràn và phun hóa chất để khử dầu trên mặt nước. Tuy nhiên, theo quan chức phụ trách ứng phó thảm họa của tỉnh Oriental Mindoro, vết dầu đã lan ra khu vực dài 60 km ở vùng biển nằm giữa thành phố Naujan và Bongabong.
Italy: Phát hiện khoảng 30 thi thể sau vụ chìm thuyền chở người tị nạn Ngày 26/2, Đài phát thanh quốc gia Italy (RAI) đưa tin lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã phát hiện khoảng 30 thi thể sau khi một chiếc thuyền chở người tị nạn bị đắm ở vùng biển động ngoài khơi bờ biển phía Đông Bán đảo Italy. Tàu chở người di cư tới nơi tiếp nhận tạm thời trên đảo...