Ngoại trưởng Ba Lan: Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, NATO sẽ ‘đáp trả tàn khốc’
Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau cho biết trong trường hợp Nga tấn công hạt nhân Ukraine, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sẽ không phản ứng bằng vũ khí hạt nhân nhưng sẽ đáp trả tàn khốc.
Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau – Ảnh: AFP
Phát biểu trong chuyến thăm tới Washington (Mỹ), ngày 27-9, ông Zbigniew Rau cho biết trong trường hợp Nga tấn công hạt nhân Ukraine, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) sẽ đáp trả mạnh mẽ.
“Theo những gì tôi biết, ( Tổng thống Nga) Putin đang đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược tại Ukraine, chứ không tấn công NATO, điều đó có nghĩa là NATO nên đáp trả theo cách thông thường”, ông Zbigniew Rau nói trong chương trình Meet the Press của Đài NBC News.
“Cuộc đáp trả sẽ tàn khốc. Tôi cho rằng đây là thông điệp rõ ràng mà NATO đang gửi cho Nga lúc này” – ông nhấn mạnh.
Bàn về khả năng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, trong phát biểu mới nhất vào ngày 27-9, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đồng thời là cựu thủ tướng và tổng thống Nga, ông Dmitry Medvedev, cho biết rất ít khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.
Video đang HOT
Ông nói Nga sẽ chỉ sử dụng vũ khí này nếu Nga hoặc một trong các đồng minh của nước này bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc nếu sự tồn tại của Nga bị đe dọa trong một cuộc xung đột.
Trái với tuyên bố từ ngoại trưởng Ba Lan, ông Medvedev cho rằng ngay cả khi Nga phải dùng vũ khí hạt nhân với Ukraine, NATO cũng sẽ không can thiệp vì “những người ủng hộ phương Tây của Kiev sẽ không sẵn sàng chết trong ngày tận thế hạt nhân”.
“Tôi tin NATO sẽ không can thiệp vào cuộc xung đột trong kịch bản này. Sự an toàn của Washington, London, Brussels quan trọng hơn là số phận của một Ukraine vô dụng, đang diệt vong”, ông Medvedev nói.
Theo truyền thông phương Tây, lực lượng Nga đang bị đẩy lùi tại một số nơi ở Ukraine. Tình hình làm gia tăng lo ngại Tổng thống Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hạt nhân chiến lược có kích thước nhỏ hơn.
Ngày 25-9, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cảnh báo việc Điện Kremlin sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gây ra “hậu quả thảm khốc đối với Nga”.
Ngày 21-9 vừa qua, Tổng thống Putin đã ban hành sắc lệnh động viên một phần để huy động 300.000 quân tham chiến ở Ukraine.
Bình luận về việc này, ngoại trưởng Ba Lan cho biết các lực lượng vũ trang Ukraine đã đánh bại quân nhân chuyên nghiệp của Nga, vì vậy quân nhân dự bị mới bổ sung “được huấn luyện kém và trang bị kém” khó có thể thay đổi cục diện trận chiến.
Nga hé lộ tàu ngầm tàng hình mang tên lửa đạn đạo tối tân mới
Thiết kế của tàu ngầm mới rất thú vị, cho thấy tư duy của các nhà thiết kế tàu ngầm Nga, mở ra hướng mới trong phát triển tàu ngầm tương lai.
Hình ảnh về thiết kế tàu ngầm tối tân mới của Nga. Ảnh: NavalNews.com
Theo trang tin hải quân NavalNews.com ngày 16/8, vũ khí hạt nhân là chính sách bảo đảm an ninh tối thượng của Nga trước sự can thiệp của NATO vào Ukraine. Khi tầm quan trọng của chúng được nhấn mạnh, một tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới đầy tham vọng đã được tiết lộ, có thiết kế đại diện cho thế hệ tiếp theo sau lớp Borei.
Đơn vị thiết kế tàu ngầm Rubin của Nga đã công bố thiết kế mới nhất về tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) tại triển lãm quốc phòng Army-2022 đang được tổ chức tại nước này. Tàu ngầm mới, được đặt tên là "Arcturus" (Арктур) theo tên ngôi sao sáng nhất ở Bắc bán cầu, là một thiết kế tiên tiến.
Về bản chất, tàu ngầm có khả năng tàng hình, nhưng thiết kế của Arcturus được nâng cấp hơn so với hầu hết các tàu ngầm hiện đại khác, với việc có thân vỏ ngoài góc cạnh. Điều này phù hợp với các ý tưởng tương tự ở các quốc gia khác để tàu ngầm làm chệch hướng sonar dò tìm của đối phương, tương tự tàu ngầm Type-212CD do Đức thiết kế đang được chế tạo cho Đức và Na Uy và tàu ngầm tên lửa đạn đạo Lớp Dreadnought của Anh.
Như vậy, Arcturus với vỏ ngoài góc cạnh, được thiết kế chống sonar chủ động, sẽ đi kèm với khả năng tàng hình chống sonar thụ động truyền thống. Điều này liên quan đến việc tích hợp các thiết bị để hạn chế tiếng ồn cũng như được phủ lớp phủ chống dội âm bên ngoài thân tàu. Các lớp phủ chống dội âm của Nga rất phức tạp và được sử dụng rộng rãi trên các tàu ngầm của họ.
Tàu ngầm Arcturus dự kiến có 12 ống chứa tên lửa. Những hầm này đủ lớn để chứa các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, Arcturus cũng có cơ chế phóng và tiếp nhận AUV (phương tiện tự hành dưới nước) cỡ trung bình. Điều này ngụ ý Arcturus là một tàu ngầm đa năng.
Với 12 ống phóng, Arcturus có thể có ít hơn so với các tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) hiện có, nhưng các nhà chế tạo tàu ngầm khác đang đi theo hướng tương tự. Khi tên lửa mạnh hơn, số lượng tên lửa cần thiết để đảm bảo tổn thất với đối phương sẽ giảm đi. Ngoài ra, các tên lửa này cực kỳ tốn kém để sản xuất và bảo trì.
Một tính năng mới, không được thấy trên các thiết kế trước đó, là hai (có thể là 3) AUV chuyên dụng được triển khai trên Arcturus. 3 buồng chứa AUV được phát hiện ở đuôi tàu có thể là loại Surrogat-V (Суррогат-В).
Các AUV trước đây của Rubin là Surrogat được thiết kế như mồi nhử và thiết bị huấn luyện. Tuy nhiên, Surrogat-V dường như là một phương tiện bay không người lái tác chiến chống tàu ngầm. Nó có một sonar hình cầu tương đối lớn và một động cơ phản lực, cho thấy khả năng có tốc độ cơ động ở dưới nước cao.
Nó cũng được trang bị SOKS (System Obnarujenia Kilvaternovo Sleda), một hệ thống phát hiện tàu ngầm có độ ồn cực thấp. Thiết bị này cũng có thể phát hiện các chất hóa học và bức xạ của tàu ngầm theo dõi từ đối phương. Nga và Anh đều triển khai các hệ thống tương tự cho nhiệm vụ này. Việc triển khai các SOK ngụ ý rằng AUV được thiết kế cho tác chiến chống tàu ngầm.
Rubin có truyền thống lâu đời trong việc chế tạo những chiếc tàu ngầm ấn tượng. Họ đã thiết kế lớp Typhoon, vẫn là lớp tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo, cũng như Lớp Borei, loại tàu đang thay thế tất cả các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) cũ hơn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các ý tưởng thiết kế của họ đầy tham vọng và thể hiện tư duy tiên tiến.
Nhưng khả năng Arcturus được chế tạo có vẻ rất mong manh. Thiết kế là một đề xuất của công ty chứ không phải là một dự án được đăng kí, nếu không nó sẽ có số hiệu của dự án. Với tình hình kinh tế hiện nay cùng sự chậm trễ trong việc chế tạo tàu ngầm đã được phê duyệt, Nga sẽ gặp khó khăn lớn để chế tạo Arcturus.
Nhưng thiết kế của Arcturus là rất thú vị. Nó cho thấy hướng tư duy của các nhà thiết kế tàu ngầm Nga. Có thể đây là những ý tưởng về các thiết kế trong tương lai.
Nga cáo buộc NATO làm gia tăng nguy cơ xung đột hạt nhân Việc Mỹ triển khai vũ khí nguyên tử trên lãnh thổ của các thành viên NATO không sở hữu vũ khí hạt nhân đi ngược lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), làm tăng nguy cơ xung đột và cản trở nỗ lực giải trừ vũ khí. Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Mỹ tại Căn cứ Không...