Ngoại trưởng Anh tiết lộ ‘vũ khí bí mật ‘của NATO
“Chúng ta đến nay vẫn chưa có chiến lược răn đe thích hợp trong môi trường mạng. Cần phải tìm cách áp dụng chiến lược này, bởi vì nếu các đối thủ cố gắng tấn công, chúng ta sẽ trả giá”, ông Hunt nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt tại cuộc họp báo sau hội thảo Cyber Defence Pledge Conference (Cam kết phòng thủ không gian mạng) do NATO tổ chức tại London đã gọi những giá trị chung của các quốc gia thành viên là “ vũ khí bí mật” của Liên minh.
“Chúng ta đến nay vẫn chưa có chiến lược răn đe thích hợp trong môi trường mạng. Cần phải tìm cách áp dụng chiến lược này, bởi vì nếu các đối thủ cố gắng tấn công, chúng ta sẽ trả giá”, ông Hunt nói.
Video đang HOT
Đồng thời, ông lưu ý rằng các đồng minh NATO có các giá trị chung, và gọi đó là vũ khí bí mật của liên minh.
“Những người phản đối đang cố gắng làm lung lay niềm tin vào các giá trị, ví như bầu cử dân chủ. Chúng ta phải bảo vệ các giá trị được chia sẻ”, ông Hunt nói thêm.
Theo Danviet
Bất đồng về quyền đấu thầu các hợp đồng quốc phòng hậu Brexit
Các quan chức quốc phòng Mỹ và các nhà ngoại giao EU đã lên tiếng cảnh báo rằng lập trường cứng rắn của Pháp có nguy cơ gây chia rẽ trong nội bộ các nước thành viên NATO.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Điện Tín, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tức giận khi Chính phủ Pháp tìm cách ngăn cản các công ty của Anh tham gia đấu thầu các hợp đồng quốc phòng béo bở tại Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit).
Tổng thống Macron đang dẫn đầu nỗ lực ngăn chặn một số nước trong EU, bao gồm Anh và các nước không phải là thành viên NATO, được quyền tham gia đấu thầu một số hợp đồng trong khuôn khổ sáng kiến Hợp tác Cấu trúc Thường trực Quốc phòng (Pesco).
Các quan chức quốc phòng Mỹ và các nhà ngoại giao EU đã lên tiếng cảnh báo rằng lập trường cứng rắn của Pháp có nguy cơ gây chia rẽ trong nội bộ các nước thành viên NATO, bất chấp một số ý kiến phản đối từ Brussels cho rằng đây là chương trình quân sự của EU và điều này không ảnh hưởng đến NATO.
Trong thư gửi Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU, Federica Mogherini, các quan chức quốc phòng Mỹ cáo buộc EU cản trở các nước đồng minh NATO không phải là thành viên EU tham gia đấu thầu, cho rằng điều này sẽ hủy hoại mối quan hệ trên tinh thần xây dựng giữa NATO và EU.
Mặc dù không thuộc Pesco, nhưng tới thời điểm này, nước Anh vẫn là một thành viên của EU. Người đứng đầu nhóm nghị sĩ bảo thủ tại Nghị viện châu Âu Ashley Fox cho rằng, việc EU muốn đóng cửa không cho các đồng minh lâu đời của NATO tham gia các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quốc phòng là điều vô lý.
Các công ty quốc phòng Anh có những chuyên gia hàng đầu thế giới và các lực lượng vũ trang của EU sẽ phải tiếp tục làm việc chặt chẽ với nhau theo khuôn khổ NATO thời hậu Brexit. Ông Fox cho rằng, vấn đề này cần được đưa ra thảo luận như một phần trong các đàm phán tương lai về quan hệ Anh-EU thời hậu Brexit.
Tờ Điện Tín cho rằng, Chính phủ Anh rất ủng hộ Pesco vì tổ chức này kết hợp chặt chẽ với các mục tiêu của NATO và luôn sẵn sàng mở cửa cho cả những nước ngoài EU tham gia. Những người ủng hộ Pesco lập luận rằng Pesco là khuôn khổ hợp tác nhằm đáp ứng những yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng từ các nước NATO đồng thời là thành viên EU.
Một nhà ngoại giao EU giấu tên nói với tờ Điện Tín rằng, Mỹ lo ngại Pháp và Tây Ban Nha đang cố gắng ngăn cản bất cứ sự tham gia nào từ bên ngoài đến từ các nước Canada, Mỹ, Na Uy, và cả nước Anh hậu Brexit. Điều này có thể ảnh hưởng đến hợp tác của NATO trong khi 25 trong tổng số 34 dự án thuộc khuôn khổ Pesco đều gắn chặt với các mục tiêu của NATO./.
Theo Diễm Quỳnh (P/v TTXVN tại London)
Nội bộ NATO bất đồng về quyền đấu thầu các hợp đồng quốc phòng hậu Brexit Tờ The Telegraph cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tức giận khi Pháp tìm cách ngăn cản các công ty quốc phòng của Anh tham gia đấu thầu các hợp đồng quốc phòng béo bở tại Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước Anh rời khỏi...