Ngoại trưởng Anh thăm Việt Nam, ưu tiên bàn về FTA song phương
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ngày 29/9 tới Việt Nam để hội đàm với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, với ưu tiên là chủ đề hiệp định thương mại.
Nikkei Asian Review dẫn nguồn tin cho biết ông Raab sẽ thăm Hà Nội trong hai ngày theo lời mời của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Anh đang mong muốn tăng cường quan hệ kinh tế với các nước châu Á – Thái Bình Dương, mở rộng thương mại bên ngoài châu Âu sau Brexit. Việt Nam đã thông qua Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) hồi tháng 6, có hiệu lực vào tháng 8.
Nếu không có thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam, Anh sẽ gặp mức thuế cao hơn từ tháng 1/2021.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab sẽ thăm Việt Nam hai ngày từ ngày 29/9. Ảnh: Reuters.
Anh cũng đang muốn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hiện có 11 thành viên (Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Peru, Chile và Brunei).
Video đang HOT
Sau khi đạt thỏa thuận đối tác kinh tế với Nhật Bản đầu tháng này, Bộ trưởng phụ trách Thương mại quốc tế của Anh, bà Liz Truss, nói với Nikkei rằng London sẽ đẩy mạnh đàm phán với các thành viên CPTPP. Dự kiến Anh sẽ họp kín với các nước trong CPTPP.
Việt Nam cũng đang muốn thúc đẩy hiệp định tự do thương mại (FTA) với Anh, giữa bối cảnh Covid-19 làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế vốn dựa nhiều vào xuất khẩu.
Chính phủ đang hy vọng cả năm 2020 tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5% – giảm đáng kể so với mục tiêu 5% vào tháng 5, trước khi dịch quay trở lại vào tháng 7.
Nếu có FTA mới, thương mại giữa Anh và Việt Nam sẽ đỡ bị gián đoạn do thay đổi về thuế.
Trong chuyến thăm này, hai bộ trưởng ngoại giao sẽ thảo luận về hợp tác chống dịch, theo Nikkei Asian Review. Về an ninh, ông Raab nhiều khả năng sẽ ủng hộ các nỗ lực bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
Trước đó, ngày 13/7, hai bộ trưởng ngoại giao có cuộc điện đàm, trong đó ông Phạm Bình Minh kêu gọi đẩy nhanh các nỗ lực hướng đến FTA song phương. Ông Raab nhấn mạnh Anh muốn làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam về kinh tế và thương mại, nhất là sau khi rời EU.
Anh nói chính phủ Nga có thể liên quan vụ Navalny
Ngoại trưởng Anh đặt câu hỏi về sự liên quan của chính phủ Nga với vụ lãnh đạo phe đối lập Navalny nghi "bị đầu độc bằng Novichok".
"Khi trả lời câu hỏi về nguyên nhân, rất khó đưa ra lời giải thích hợp lý nào khác về việc ai là người đứng sau sự việc ngoài nhà nước Nga, đơn giản vì Novichok là chất rất khó tiếp cận và kiểm soát", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói với Sky News hôm 6/9, đề cập đến vụ lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny bị ốm nặng.
Ngoại trưởng Raab cho rằng "rõ ràng" Navalny đã bị đầu độc bằng Novichok, loại chất độc thần kinh có từ thời Liên Xô và được cho là từng được sử dụng trong vụ tấn công cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh năm 2018.
Đức, nơi đang điều trị cho Navalny, trước đó cũng khẳng định có "bằng chứng rõ ràng" cho thấy chất độc này trong cơ thể lãnh đạo đối lập Nga.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã gọi tuyên bố của Đức là "thiếu căn cứ". Các bác sĩ Nga cho biết thêm họ không tìm thấy dấu vết nào của chất độc trong cơ thể Navalny, thêm rằng tình trạng của ông là do giảm đột ngột lượng glucose trong máu vì mất cân bằng trao đổi chất.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tại số 10 phố Downing, London, hôm 2/9. Ảnh: AFP.
"Điều rõ ràng hiện nay là chính phủ Nga có rất nhiều câu hỏi nghiêm túc cần phải trả lời", Raab nói.
Ngoại trưởng Anh đã nói chuyện với người đồng cấp Đức Heiko Mass và tuyên bố sẽ làm việc với Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (OPCW) để thúc đẩy Nga tìm câu trả lời về vụ Navalny. Raab nói cuộc điều tra sẽ xác định liệu có yếu tố nhà nước trong sự việc hay không, thêm rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là hành vi "ghê tởm" và "xã hội đen".
Điện Kremlin chưa đưa ra bình luận về tuyên bố này của Ngoại trưởng Anh.
Quan hệ Anh - Nga trở nên căng thẳng từ khi tình báo Nga bị cáo buộc sử dụng chất độc Novichok để ám sát cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ở Anh năm 2018, song Moskva bác mọi cáo buộc.
London hồi đầu năm tiếp tục tố tin tặc có liên hệ với Nga cố đánh cắp nghiên cứu vaccine Covid-19 từ các phòng thí nghiệm của Anh, Mỹ và Canada, đồng thời cố can thiệp vào cuộc tổng tuyển cử ở nước này năm ngoái.
Navalny, 44 tuổi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, buộc máy bay chở ông phải hạ cánh khẩn. Trợ lý của Navalny cho rằng ông bị đầu độc khi uống trà tại quán cà phê ở sân bay Tomsk, Siberia, trước khi lên máy bay.
Điện Kremlin nhiều lần bác mọi cáo buộc liên quan tới vụ Navalny, khẳng định không lý do gì để đổ lỗi hay trừng phạt Nga. Moskva cũng hy vọng vấn đề này không hủy hoại tới quan hệ của họ với phương Tây.
Anh 'không chấp nhận' kết quả bầu cử tổng thống Belarus Ngoại trưởng Anh nói nước này không công nhận kết quả bầu cử tổng thống ở Belarus khi Lukashenko tái đắc cử và kêu gọi mở điều tra. "Thế giới đã theo dõi cách chính quyền Belarus dùng bạo lực trấn áp các cuộc biểu tình hôn hòa sau cuộc bầu cử tổng thống 'gian lận' này. Anh không chấp nhận kết quả...