Ngoại trưởng Ấn Độ: QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong tương lai
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho rằng, trong tương lai, QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong giải quyết các vấn đề thách thức mang tính toàn cầu.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 16/10 cho rằng, sự nổi lên của đối thoại an ninh tứ giác (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia phản ánh sự chuyển dịch từ thế giới đơn cực sang thế giới đa cực, nhấn mạnh QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong tương lai.
“Tôi nghĩ rằng, QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong tương lai. QUAD và những liên minh tương tự đang phản ánh sự chuyển động của thế giới từ đơn cực sang đa cực”, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho hay.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. (Ảnh: Nikkei Asia)
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ, sự thay đổi trật tự toàn cầu bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Không giống như trong Chiến tranh Lạnh – hai phe giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua các cơ chế liên minh tương ứng, thế giới hậu khủng hoảng tài chính thiếu một cấu trúc để giải quyết những vấn đề toàn cầu.
“Không ai, không có cấu trúc, không có tổ chức duy nhất, không có… nhóm tham gia sẵn sàng đến và giải quyết những thách thức toàn cầu”, ông Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh.
Theo ông Subrahmanyam Jaishankar, thế giới đa cực sẽ thúc đẩy một “nhóm các quốc gia nhỏ hơn” cùng nhau giải quyết một số vấn đề. Ông Subrahmanyam Jaishankar gọi đây là “chủ nghĩa đa phương”. “ Đó là một kết quả tiến hóa rất tự nhiên của một thế giới đa cực hơn“, Ngoại trưởng Ấn Độ nói.
Tại cuộc họp ở Tokyo (Nhật Bản) vào đầu tháng này, các nhà ngoại giao hàng đầu của Bộ tứ QUAD đã nhất trí tổ chức các cuộc họp thường xuyên, ít nhất mỗi năm một lần. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây cho rằng, ông muốn chính thức hóa QUAD và có khả năng mở rộng đối thoại an ninh này.
Video đang HOT
“Một khi chúng tôi đã thể chế hóa những gì chúng tôi đang làm, cả bốn nước thành viên sẽ cùng nhau xây dựng một khuôn khổ bảo đảm an ninh thực sự”, ông Pompeo nói, đề cập đến ý tưởng biến QUAD thành khuôn khổ liên minh.
Thành viên QUAD đã và đang hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề an ninh. Tháng trước, Nhật Bản và Ấn Độ đã ký thỏa thuận cho phép chia sẻ nguồn cung cấp quân sự và hỗ trợ hậu cần. Trong khi Ấn Độ và Australia ký một thỏa thuận tương tự hồi tháng 6. Australia bày tỏ mong muốn được tham gia cuộc tập trận hải quân chung Malabar năm nay – một sự kiện thường niên do Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tổ chức.
Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington, nhận định “không nghi ngờ gì khi các chính sách của Trung Quốc đối với Ấn Độ, Australia và Nhật Bản trong những năm gần đây đã khiến các nước phải có chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh”, cho rằng có nhiều dư địa để tăng cường hợp tác hơn nữa giữa 4 quốc gia tham gia QUAD.
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ, việc Trung Quốc tăng cường lực lượng ở khu vực biên giới giữa hai nước là một sự thay đổi rõ ràng trong mưu lược của Bắc Kinh.
Cuộc đụng độ quân sự vào tháng 6 đã dẫn đến cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ. “Đây là thương vong quân sự đầu tiên mà chúng tôi gặp phải sau năm 1975, và điều này rõ ràng đã tác động sâu sắc đến công chúng, cũng như ảnh hưởng đến chính trị rất lớn. Và nó đã khiến mối quan hệ hai nước bị xáo trộn mạnh mẽ”, Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar nói.
Vì sao Ấn Độ thẳng thừng từ chối để Mỹ giúp đối phó Trung Quốc?
Khi căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ vẫn chưa được giải quyết triệt để, Washington đã "hâm nóng" quan hệ với New Delhi, mở rộng tình đoàn kết và bày tỏ ý định giúp Ấn Độ đối phó Trung Quốc.
(Từ trái sang phải) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Theo Eurasia, việc Trung Quốc đối đầu với một số nước bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Úc, đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về chiến lược bành trướng của Trung Quốc.
Trong cuộc họp "Bộ tứ kim cương" gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhắc đến sự bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông, biển Hoa Đông, khu vực dãy Himalaya...
Ông Pompeo còn cho biết các nước trong nhóm Quad (Bộ tứ kim cương gồm: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc) đang phát triển các chính sách để thể hiện khả năng chống lại các mối đe dọa mà Trung Quốc có thể gây ra cho mỗi quốc gia của Quad.
Ấn Độ và Mỹ đã là đồng minh với nhau từ lâu. Điều này được thể hiện rõ trong phát biểu của ông Pompeo.
"Chúng ta đều biết, Trung Quốc đã bắt đầu tập hợp lực lượng lớn để đối phó với Ấn Độ ở biên giới phía tây. New Delhi hoàn toàn cần Washington là đồng minh và đối tác để đối phó với Bắc Kinh", Ngoại trưởng Mỹ nói. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Pompeo lưu ý rằng, Trung Quốc có 60.000 binh sĩ để đối phó với Ấn Độ ở biên giới phía bắc.
Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cũng thừa nhận mối quan hệ phát triển mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Mỹ, gọi đây là "quan hệ đối tác quan trọng của Mỹ trong thế kỷ 21".
Việc các quan chức cấp cao của Mỹ, như Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper - dự kiến tới Ấn Độ dự đối thoại Mỹ - Ấn 2 2, diễn ra vào các ngày 26-27/10 - càng thể hiện sự gắn kết giữa đôi bên.
Dù vậy, Ấn Độ vẫn do dự trong việc chấp nhận sự giúp đỡ của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc. Cả Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần từ chối mọi sự can thiệp của nước ngoài, thậm chí là cả lời đề nghị làm trung gian hòa giải của ông Trump.
Trước đó, ông Trump từng đề nghị làm trung gian hòa giải cho New Delhi và Bắc Kinh sau vụ đụng độ đẫm máu giữa quân đội 2 nước ở khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC), thuộc đông Ladakh hồi tháng 6.
Khi đó, ông Trump cho biết tình hình vô cùng căng thẳng: "Chúng tôi đang nói chuyện với cả Ấn Độ và Trung Quốc. Họ đang rất căng thẳng ở biên giới".
Lần đề nghị làm trung gian hòa giải thứ 2 của ông Trump được đưa ra khi căng thẳng biên giới Trung - Ấn leo thang hồi tháng 8. Ấn Độ khi đó cáo buộc quân đội Trung Quốc thực hiện các hành động khiêu khích tại khu vực hồ Pangong Tso.
Ấn Độ nhiều lần từ chối yêu cầu giúp đỡ của Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc. Ảnh: Indian Express
BBC dẫn nhận định của Nitasha Kaul, phó giáo sư về Chính trị và Quan hệ quốc tế, tại Đại học Westminster (Anh), cho rằng, nguyên nhân Ấn Độ do dự tiếp nhận sự giúp đỡ của Mỹ là do chính sách đối ngoại của Washington đang đi theo hướng trái ngược và ông Trump đang giảm các cam kết của Mỹ trên toàn cầu.
"Do đó, các tuyên bố miệng của bộ máy chính quyền Tổng thống Trump không có nhiều ý nghĩa", Nitasha nói. Vị phó giáo sư tại Đại học Westminster nói thêm rằng, Mỹ đã không còn chứng tỏ mình là một đối tác chiến lược đáng tin cậy ở nhiều nơi trên thế giới dưới thời Tổng thống Trump.
Ashok Swain, giáo sư tại Khoa nghiên cứu hòa bình và xung đột, Đại học Uppsala (Thụy Điển), chia sẻ trên BBC rằng, Ấn Độ không nên quá tin tưởng vào Mỹ.
"Ấn Độ chắc chắn cần xây dựng mối quan hệ tốt với Mỹ, nhưng không nên đối đầu với Trung Quốc. New Delhi có thể rút ra bài học từ trường hợp của Pakistan trong quá khứ. Washington không phải một đồng minh đáng tin cậy với bất kỳ nước nào và điều này càng rõ rệt hơn dưới thời Tổng thống Trump", giáo sư Ashok nhận định.
Dù Ấn Độ và Trung Quốc đã thể hiện ý định duy trì hòa bình ở khu vực biên giới, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra chiến tranh.
Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng Ấn Độ, tướng Bipin Rawat, trước đó đã nói rằng nếu các cuộc đàm phán giữa 2 bên vẫn bế tắc, Ấn độ sẵn sàng cho một giải pháp quân sự.
Ngoại trưởng Trung - Ấn nhất trí giảm căng thẳng biên giới: Liệu có đủ? Bất chấp việc Ngoại trưởng Ấn Độ và Trung Quốc vạch ra một lộ trình 5 điểm nhằm tháo gỡ căng thẳng biên giới, các chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả thực tế. Căng thẳng biên giới Trung - Ấn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên thực tế sau tuyên bố chung giữa Ngoại trưởng hai nước (ảnh:...