Ngoài Triều Tiên, bao nhiêu nước có tên lửa đạn đạo phóng ngầm?
Với sự kiện Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm, thế giới nay đã có 7 quốc gia làm được điều này.
Tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm
(submarine-launched ballistic missile – SLBM) là tên lửa đạn đạo có khả năng phóng từ các tàu ngầm (gồm cả tàu ngầm hạt nhân và phi hạt nhân). Thông thường, loại tên lửa này có khả năng triển khai khi mà tàu ngầm còn đang lặn dưới mặt nước. Hiện nay trên thế giới có 7 quốc gia được ghi nhận là sở hữu loại vũ khí đáng sợ này với 9 mẫu tên lửa.
Đứng đầu bảng các quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm, không ai khác chính là Liên bang Nga với 3 trong 9 thiết kế trang bị trên các tàu ngầm chiến lược chạy năng lượng nguyên tử.
Cụ thể, các tàu ngầm hạt nhân nước này hiện triển khai hai phiên bản cải tiến mới nhất của dòng tên lửa đạn đạo phóng ngầm R-29 gồm: R-29RMU Sineva ( tầm bắn 8.300km, mang 4-8 đầu đạn hạt nhân, dùng động cơ nhiên liệu lỏng) và R-29RMU2 Layner (tầm bắn 11.000-12.000km, mang theo 12 đầu đạn hạt nhân). Các tên lửa này đều được triển khai cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM Delfin.
Loại thứ ba là tên lửa đạn đạo liên lục địa R-30 Bulava trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới Project 955 Borei. Tên lửa đạt tầm phóng 8.000-8.300km, mang 6-10 đầu đạn hạt nhân MIRV.
Với nước Mỹ, hiện quốc gia này chỉ triển khai duy nhất một loại tên lửa đạn đạo phóng ngầm là UGM-133A Trident D5 đạt tầm bắn xa tới 12.000km, mang 14 đầu đạn hạt nhân MIRV.
Video đang HOT
Đáng lưu ý, Trident D5 là tên lửa xuyên lục địa bắn từ tàu ngầm duy nhất được xuất khẩu. Mà cụ thể ở đây là nước Anh – đồng minh thân cận của Mỹ. Người Anh hiện trang bị Trident D5 trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Vanguard.
Người Pháp thì không chấp nhận “chung đụng vũ khí với Mỹ” như người Anh, họ hiện triển khai đến hai loại tên lửa đạn đạo phóng ngầm là M45 và M51 trên 4 tàu ngầm lớp Triomphant.
Trong đó, loại M51 mới đưa vào phục vụ năm 2010, tầm bắn đạt 8.000-10.000km, mang 10 đầu đạn hạt nhân MIRV.
Còn M45 được đưa vào sử dụng năm 1996 đạt tầm phóng 6.000km, mang được 6 đầu đạn.
Tiếp theo là Trung Quốc với tên lửa đạn đạo bắn ngầm JL-2 (NATO định danh là CSS-NX-14) được triển khai trên tàu ngầm chiến lược Type 094. JL-2 đạt tầm phóng 7.400-8.000km, mang được 3-4 đầu đạn hạt nhân.
Ấn Độ và Triều Tiên là hai quốc gia “kém” về công nghệ tên lửa phóng ngầm nhất trong CLB 7 quốc gia. Hiện nay, Ấn Độ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ tàu ngầm K-15 Sagarika đạt tầm bắn 750km với đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm KN-11 của Triều Tiên được phát triển trên cơ sở loại R-27 của Nga, ước tính tầm bắn có thể đạt đến hơn 2.000km. Tuy nhiên, trong cuộc thử ngày 23/4/2016, Hàn Quốc cho rằng vụ phóng không mấy thành công khi tên lửa chỉ bay tới 30km rồi rơi xuống biển. Dẫu vậy, không thể chỗi cãi đây là bước tiến lịch sử của Triều Tiên trong hành trình phát triển tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm.
Theo_Kiến Thức
Hết hồn kho tên lửa đạn đạo hạt nhân của Triều Tiên
Quân đội Triều Tiên hiện sở hữu gần 10 loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp.
Với thành tựu thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ khả năng gắn lên tên lửa đạn đạo, Quân đội Triều Tiên gần như đã hoàn tất việc xây dựng lực lượng răn đe hạt nhân thực sự, hiệu quả và khiến cho Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản phải hoảng sợ. Ảnh: Thiết bị hình cầu được cho chính là đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa của Triều Tiên.
Trong loạt ảnh thiết bị hạt nhân mang trên tên lửa được hãng thông tấn KCNA Triều Tiên công bố, đáng lưu ý có sự xuất hiện của các quả tên lửa đạn đạo KN-08 vũ khí chiến lược nguy hiểm nhất Triều Tiên hiện nay.
Tên lửa đạn đạo KN-08 lần đầu xuất hiện trong cuộc duyệt binh nhân 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Il Sung. Các chuyên gia ước tính, nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cỡ 100 kiloton.
Tên lửa đạn đạo KN-08 được thiết kế với ba tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, tầm bắn từ 5.000 tới 12.000km, tức là đủ sức vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Ngoài KN-08, Triều Tiên còn có cả một kho tên lửa tầm ngắn - tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đe dọa toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo Hwasong 5 được cải tiến dựa trên tên lửa Scud-B (Liên Xô), có tầm bắn 320km, có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường nặng 1 tấn.
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Hwasong 6 được cải tiến trên cơ sở Hwasong 5, nâng tầm bắn lên 700km, mang được đầu đạn hạt nhân.
Năm 1997, Triều Tiên đã mua được một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn OTR-21 Tochka từ Syria. Trên cơ sở đó, nước này đã sao chép cải tiến và sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-02 đạt tầm bắn 160km, lắp đầu đạn nặng 485kg. Tochka được thiết kế bởi Liên Xô, mang được đầu đạn hạt nhân 100kiloton nên không có gì là quá lạ nếu KN-02 cũng có khả năng tương tự.
Ngoài kho tên lửa tầm ngắn, Triều Tiên còn tự xây dựng được kho tên lửa đạn đạo tầm trung - xa mang được đầu đạn hạt nhân với số lượng vài trăm quả bao trọn mọi mục tiêu trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, lực lượng tên lửa tầm trung của Triều Tiên chủ yếu gồm: Nodong 1, Nodong 2, BM25 Musudan, KN-08.
Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong 1 đạt tầm bắn 1.300km, mang đầu đạn nặng hơn 1 tấn. Theo cơ quan tình báo Mỹ, Triều Tiên đã triển khai khoảng 200 quả Nodong 1.
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo tầm xa (chỉ những tên lửa nằm giữa phân khúc tầm trung và liên lục địa) BM25 Musudan đạt tầm bắn từ 2.500-4.000km. Nó được cho là sao chép mẫu tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-27 có thể mang đầu đạn hạt nhân 200 kiloton hoặc thậm chí là 1meganton.
Xét độ đáng sợ chỉ đứng sau KN-08 là tên lửa đạn đạo liên lục địa Taepodong 2 nặng cỡ 80 tấn, tầm bắn ước đạt 4.000-6.000km, có khả năng đầu đạn hạt nhân hoặc phần chiến đấu chứa thuốc nổ 700-1.000kg. Tuy nhiên, Triều Tiên chủ yếu sử dụng Taepodong 2 để phóng vệ tinh. Dẫu vậy, sau mỗi lần phóng thành công của Taepodong 2 đều khiến cho Mỹ-Hàn phải hết hồn, vì việc phóng này được cho là sự thành công lớn trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Triều Tiên.
Theo_Kiến Thức
Mỹ dùng tên lửa Trung Quốc dọa Nga-Ấn Mỹ tự tin khả năng đánh chặn tên lửa Trung Quốc nhưng cảnh báo Ấn Độ và Nga đang là mục tiêu của Bắc Kinh. Mỹ tự tin Ngay đầu năm 2016, Trung Quốc đã chính thức cho thành lập Lực lượng Tên lửa. Đây là một phần trong kế hoạch cải cách tổng thể quân đội mà Trung Quốc đang tiến hành....