Ngoài tinh dầu, có rất nhiều cách giúp bạn đuổi muỗi phòng sốt xuất huyết
Tinh dầu – nhất là tinh dầu sả chanh được nhiều người ưa chuộng vì mùi hương dễ chịu, lại có tác dụng xua đuổi muỗi.
Tuy nhiên với vô vàn các loại tinh dầu “vàng thau lẫn lộn” trên thị trường hiện nay thì điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Có rất nhiều cách đơn giản khác giúp bạn đuổi muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các gia đình có thể trồng một khóm sả nhỏ vì mùi hương của sả có tác dụng xua đuổi muỗi hoặc cũng có thể mua sả tươi về để góc nhà.
Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng, trong sả chanh có chứa tinh dầu đặc biệt thơm của mùi sả chanh nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ 1-2%, người ta đã chiết xuất và bán trên thị trường.
Hiện nay, rất nhiều gia đình dùng tinh dầu sả chanh, điều này cũng rất tốt nhưng phải mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín. Bạn chỉ cần nhỏ một chút tinh dầu vào nước lau nhà, sau đó lau nhà sạch sẽ, ít nhiều cũng có tác dụng xua đuổi muỗi. Ngoài ra có thể bôi trực tiếp trên da để đuổi muỗi hoặc dùng qua đèn xông tinh dầu.
Tinh dầu được nhiều người ưa dùng nhưng cần chú ý về nhãn mác, chất lượng tránh ngộ độc.
Thuốc phòng muỗi đốt – Cẩn trọng khi bôi cho trẻ
Với các thuốc diệt muỗi, phòng muỗi đốt có bán trên thị trường hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội lưu ý, bản chất của thuốc diệt muỗi là hóa chất, và phải có quy định nồng độ nào là phù hợp. Các thuốc diệt muỗi mà bạn dùng phải được khuyến cáo của Bộ Y tế, được cấp giấy chứng nhận là được phép sử dụng.
Chuyên gia Nhi khoa cũng lưu ý, các thuốc diệt muỗi không nên dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì da trẻ rất mỏng manh, có thể độc, gây dị ứng, không tốt cho trẻ. Nên bôi gián tiếp qua quần áo, không nên bôi trực tiếp lên da.
“Ở phụ nữ mang thai, thuốc bôi trên da, khả năng ngấm qua nhau thai vào bào thai cũng hiếm. Tuy nhiên, các thuốc dạng xịt cần chú ý không được xịt ở vùng quanh mặt, khi hít phải trực tiếp có thể gây ho, khó thở. Điều quan trọng nữa là cũng không nên lạm dụng các hóa chất, thuốc diệt muỗi….” – PGS. Diệu Thúy khuyến cáo.
Các biện pháp khác ngăn chặn muỗi phát triển
Video đang HOT
Ngăn chặn muỗi phát triển là việc làm cần thiết ngay từ chính ngôi nhà của bạn. Bởi lẽ không có muỗi thì không có sốt xuất huyết.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất cụ thể về phòng chống bệnh sốt xuất huyết như: Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ mảnh vỡ, vỏ lon, hộp, lốp xe… những chỗ đọng nước thích hợp để muỗi đẻ trứng sinh ra muỗi. Với vũng nước lớn có thể nhỏ dầu hỏa để lăng quăng không nở được, thả cá vào bể nước tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy.
Ngoài ra còn có các dụng cụ bắt muỗi, lọc không khí giúp hạn chế muỗi, thực hiện ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày…
Trong gia đình có những lọ nước cắm hoa, khay nước tủ lạnh cũng là nơi muỗi ưa thích để đẻ trứng. Khi đã có muỗi, cần phải diệt muỗi. Muỗi sốt xuất huyết thường hoạt động ban ngày, hoặc chiều tối, vào lúc 5h sáng hoặc buổi chiều, muỗi thường đậu ở những chỗ tối. Phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo kín, sáng màu phòng muỗi đốt.
Các chuyên gia nhấn mạnh, việc hạn chế chỗ muỗi đẻ, diệt lăng quăng dễ hơn so với việc muỗi đẻ rồi mới đi phun diệt muỗi; phòng chống muỗi đốt dễ hơn để muỗi đốt rồi sinh bệnh và phải đi chữa bệnh.
Cũng cần lưu ý muỗi đẻ ở vũng nước sạch, nhưng không nên chủ quan muỗi vẫn có ở những vũng nước bẩn. Nếu không có muỗi, không có lăng quăng, không có muỗi đốt thì không có sốt xuất huyết.
Nên quan sát nếu thấy khu vực mình đang sinh sống có người bị sốt xuất huyết thì cần cảnh giác, khi có sốt bất thường thì cần đi khám ngay. Bởi sốt xuất huyết không phải chỉ từng cá thể, nó ảnh hưởng tới cả cộng đồng.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng 5 cách đơn giản để phòng bệnh sốt xuất huyết:
1. Cọ rửa và đậy kín các dụng cụ chứa nước, đổ hết nước khi không dùng đến.
2. Cọ rửa bình hoa, chậu cây và thay nước cho hoa.
3. Vệ sinh cống và máng xối.
4. Loại bỏ vật phế thải gây đọng nước.
5. Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến, ngăn không cho nước mưa vào.
Con biếng ăn, còi cọc vì cha mẹ chủ quan bổ sung thiếu vi chất quan trọng này cho trẻ
Tẩm bổ cho con đủ mọi cách nhưng con biếng ăn, còi cọc. Khi đến chuyên gia dinh dưỡng thăm khám, nhiều bố mẹ mới giật mình về nguyên nhân do chủ quan bổ sung thiếu vi chất quan trọng này cho trẻ.
Con còi cọc dù bố mẹ cao to
Con trai chị Trần Thị Thảo, ở Hà Đông (Hà Nội) năm nay được gần 4 tuổi nhưng bề ngoài chỉ như trẻ chưa 2 tuổi. Khuôn mặt cu Bin - con chị hốc hác, người chỉ thấy xương nhô lên. Chị cho biết, gia đình chị có bà ở cùng. Bà nội hết lòng chăm sóc cháu, cho cháu ăn đủ mọi món thay đổi hàng ngày để dụ cháu ăn mà con biếng ăn hoài. Nhiều khi bà còn cầu kì mua cả con gà, chim... hầm rồi mua bổ sung canxi chả ăn thua. Con thì bé vậy nhưng vợ chồng chị Thảo lại to cao nên nhiều khi ra ngoài, mọi người trêu "bố mẹ ăn hết phần con" mà chị ngại vô cùng, như thể bố mẹ không chăm lo cho con vậy.
Trường hợp như của gia đình chị Thảo không phải là hiếm gặp. Như gia đình nhà chị Nguyễn Thị Hạnh (Bắc Ninh), con gái đã học lớp 4 nhưng chỉ như học sinh lớp 2, nặng 24kg, trong khi bố cao 1m75, mẹ cao 1m60. Khi đến chuyên gia dinh dưỡng thăm khám, nhiều bố mẹ mới giật mình về nguyên nhân vì sao bố mẹ to khỏe mà con lại thấp còi, ốm yếu như vậy.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, phần lớn cha mẹ chỉ nghĩ là cho con ăn số lượng thật nhiều là con sẽ cao lớn. Tuy nhiên, chất lượng dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn mới là điều quan trọng với sức khỏe của trẻ. Dinh dưỡng không khoa học, hợp lý sẽ khiến cho trẻ thấp còi mà thiếu sức đề kháng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Thông thường, bố mẹ khi nghĩ đến việc cho con phát triển chiều cao, ăn tốt là nghĩ ngay tới việc bổ sung canxi, vitamin... mà quên đi một vi chất dinh dưỡng quan trọng là kẽm. Kẽm là thành phần tham gia gần như vào tất cả enzim nên các chuyển hóa trong cơ thể đều ảnh hưởng khi thiếu kẽm
.
Thiếu kẽm dễ khiến trẻ biếng ăn, còi cọc. Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, kẽm là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN - polymerasa, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND và tổng hợp protein giúp tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Bởi vậy, thiếu kẽm sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra bình thường làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, gây suy dinh dưỡng thấp còi.
Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như: GH (Growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, kẽm có vai trò thúc đẩy tăng trưởng thông qua IGF-I. Kẽm cũng giúp duy trì, bảo vệ tế bào vị giác, khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác ảnh hưởng gây rối loạn vị giác dẫn tới biếng ăn. Trẻ khi biếng ăn dẫn tới suy dinh dưỡng, ảnh hưởng sự phát triển.
ThS. BS. Trần Khánh Vân, Phó khoa Vi chất (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cũng cho biết, nguyên nhân dẫn tới trẻ biếng ăn, thấp còi có nhiều nhưng thiếu kẽm gặp khá phổ biến. Nhiều trẻ bên ngoài nhìn rõ là trẻ chậm phát triển chiều cao, biếng ăn dù cho bố mẹ có tầm bổ thế nào. Khi vào viện khám mới xét ra cơ thể thiếu kẽm rất nhiều... Trẻ còn dễ nổi cáu khi bị thiếu kẽm vì đây là vi chất giúp vận chuyển canxi vào não.
Những lưu ý để phòng chống thiếu kẽm
Theo kết quả của cuộc điều tra vi chất năm 2014 - 2015 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy có 80,3% phụ nữ có thai, 63,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ và 69,4% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm và được đánh giá là ở mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ thiếu kẽm đặc biệt cao ở trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt cao ở miền núi (80,8%) và nông thôn (71,6%).
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay, nhu cầu kẽm và hấp thu kẽm trong cơ thể ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.
Trường hợp trẻ bị thiếu kẽm thường có biểu hiện ăn không ngon, chán ăn, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành. Thiếu kẽm cũng gây ra sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn, rối loạn giấc ngủ...
Để phòng chống thiếu kẽm, các chuyên gia khuyến cáo , mọi người nên lựa chọn thực phẩm có nhiều kẽm như tôm, lươn, sữa, gan lợn, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, cac hat co dâu...
Ở trẻ nhũ nhi để có đủ kẽm nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2 - 3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9 mg/l. Các sản phụ khi nuôi con cũng cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm.
Ngoài ra, mọi người có thể cho trẻ bổ sung các sản phẩm có kẽm dưới các dạng sirô, dạng cốm đa vi chất dinh dưỡng có chứa kẽm... Khi trẻ nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy là nhu cầu kẽm cao hơn bình thường nhưng bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nếu bổ sung cho con.
Trẻ được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ rất tốt cho việc phát triển chiều cao cũng như việc kích thích ăn ở trẻ, nhưng thừa kẽm lại không tốt. Chúng có thể gây độc cho gan thận vì tăng thải và gây ức chế hấp thu các vi chất khác như thừa sắt ứng chế hấp thu kẽm, canxi...
Bệnh nhi 9 tháng tuổi nguy kịch do sốc sốt xuất huyết BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết đơn vị đang tiến hành điều trị cho 1 bệnh nhi cấp cứu trong tình trạng sốc sâu do sốt xuất huyết, tiên lượng rất nặng. Bệnh nhi là trẻ 9 tháng tuổi, ngụ tại tỉnh Tây Ninh, được gia đình chuyển đến BV Nhi Đồng 2 cấp cứu sau 3 ngày sốt cao liên tục....