Ngoại tình: Đào hố chôn gia đình
Vừa qua, diễn đàn Ngoại tình: Sân chơi nghiệt ngã xuất hiện nhiều tay chơi chuyên nghiệp có, nghiệp dư có. Tôi rất ấn tượng với những bài viết mang tiêu đề “Cuộc chơi đúng nghĩa” và “Sân chơi không của đàn bà” của hai người đàn ông.
ảnh minh họa
Trước tiên là cách anh ta dùng từ “từ thuở hồng hoang…” khi cố chứng minh việc đàn ông ngoại tình là chuyện bình thường. Theo tôi, lẽ ra nên dùng cụm từ “từ thời ăn lông ở lỗ” mới đúng, vì cách sống đó được gọi là bản năng chứ không phải là ý thức. Anh ta tự hào “có thể cặp bồ tất tần tật”, chỉ trừ vài món “đồ cúng” là “con thầy, vợ bạn, gái cơ quan”. Thắc mắc tự hỏi, đã là ngoại tình thì khi tránh dàn “đồ cúng” ấy có gọi bằng từ khác không hay cũng chỉ là “ngoại tình”? Và còn rất nhiều dạng phụ nữ không thuộc hàng “đồ cúng” nhưng cũng kiêng kỵ không kém mà sao chẳng thấy anh ta liệt kê ra nhỉ?! Đã thế, anh ta còn dẫn giải: “Đàn ông không giỏi, không khéo thì đừng mong ngoại tình”. Anh ta nói đúng, nhưng còn thiếu.Lẽ ra sau từ giỏi và khéo ấy còn thêm vài động từ nữa, ví dụ như giỏi… lừa bịp, khéo… dụ dỗ.
Tôi biết nhiều người đàn ông cực giỏi, cực khéo trong công việc, trong đối nhân xử thế, trong việc giữ vợ và cả giữ mình.Đó mới là sự giỏi giang, khéo léo thật sự.Tiếc cho anh ta đã dùng cái giỏi và khéo nhầm chỗ. Và anh ta quên mất một điều quan trọng, đó là “tố nào theo tố đó”. Những người phụ nữ đến với anh ta liệu có khôn ngoan và thông minh khi chọn cho mình một con đường cụt, hay chính họ cũng có sự tính toán riêng? Trong sự tính toán của anh ta, anh ta quên mất thuyết “win – win” (cùng thắng) trong những cuộc trao đổi mua bán. Có khi, những người phụ nữ mà anh ta cho rằng mình dễ dàng sử dụng và rũ bỏ khi muốn cũng coi anh ta là một trò chơi mà khi không còn cảm thấy thú vị, họ cũng sẵn sàng buông để quay về với chồng con hay để cặp bồ với một tay chơi “giỏi và khéo” hơn.
Video đang HOT
Mở đầu bài viết, anh ta cũng khẳng khái vô đề “tôi biết sẽ có nhiều người ném đá tôi”. Đọc đến cuối bài, tự nhủ có lẽ tay chơi này đang cần nhiều gạch đá để xây nhà chăng? Nếu quả vậy thì anh ta đã được toại nguyện rồi, khi có rất nhiều người ném đá vào nhân cách của anh ta. Đáng nể hơn, anh ta còn gọi việc xếp lịch hẹn hò để qua mặt vợ con là một “phạm trù khoa học”. Theo tôi, gọi đó là gian trá thì chính xác hơn cái mỹ từ kia. Tôi tâm đắc bình luận của chị Hân, rằng “con người khác loài vật ở chỗ có đạo đức, văn hóa”. Nghe có vẻ nặng nề, nhưng ở đời sự thật nào mà chẳng mất lòng!
Thật ra, một tay chơi giỏi hay tồi không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà còn tùy thuộc vào những đối tác tham gia cuộc chơi có “cao tay ấn” không hay chỉ là “nghiệp dư”, thế nên cũng đừng vội hãnh diện. Theo anh ta, mỗi lần phát hiện, vợ có làm dữ vài bữa, rồi cũng êm xuôi. Thật ra, một người vợ chấp nhận cho chồng mình ra ngoài “thả dê” hay “chăn rau”, nếu không phải là nhu nhược và bị lệ thuộc về kinh tế thì cũng là do “ông ăn chả thì tui đây cũng ăn nem”, hoặc chênh lệch quá nhều so với chồng về ngoại hình hay trình độ học vấn… Thế nên, với một người vợ như thế thì cũng chẳng đáng để tự hào là giỏi. Còn nếu là một người vợ “ngon lành” thì cũng đừng vội mừng, vì không có một phụ nữ nào có nhan sắc, thông minh, có trình độ, có kinh tế độc lập lại chấp nhận một ông chồng trăng hoa cả. Cho dù tình yêu có lớn bao nhiêu, đến một ngày đẹp trời nào đó cũng sẽ đặt trước mặt anh ta tờ đơn đã ký sẵn.
Một người đàn ông khác thì lại giành giựt “sân chơi nghiệt ngã” ấy về cho cánh mày râu khi cho rằng ngoại tình là “sân chơi không của đàn bà”. Chắc cũng có nhiều người buột miệng “Ơ… không dành cho đàn bà, thế thì đàn ông ngoại tình với ai?”. Thời gian qua, trên diễn đàn xuất hiện không ít các chị em sẵn sàng tham gia trò chơi và sẵn sàng trả giá kia mà. Anh này cho rằng chỉ đàn ông mới biết bảo mật và giữ miệng.Thế thì anh nhầm. Đàn bà không phải ai cũng dại mồm dại miệng, vạch áo cho người xem… khi dưới lớp áo ấy là u nhọt. Đàn bà cũng lắm kẻ biết tôn trọng luật chơi và có khi còn giỏi hơn đàn ông về cái khoản “nghệ thuật” và tài “kịch sĩ”. Còn nếu họ ghen tuông, có khi chỉ là thêm chút gia vị cho các anh tưởng bở thôi chứ chưa hẳn đã là thật đâu.Và, ghen không đồng nghĩa với yêu. Riêng cái khoản “không ràng buộc trách nhiệm, đòi hỏi chia tay văn minh, sạch sẽ…” thì đôi khi chính họ còn muốn hơn các ông ấy chứ, vì càng nắm níu thì chỉ tổ khiến cho bứt dây động rừng, chẳng may mà chồng con biết được thì hết đường về nhà.
Trước đây, tôi công tác tại một công ty nọ, dạo ấy một anh đã có gia đình lén lút qua lại với một cô gái xinh đẹp, trẻ trung mới vào làm.Hai người ấy kín tiếng đến mức không một ai trong công ty hay biết, mãi đến khi chị vợ đến gặp riêng sếp tổng. Sếp tổng là đàn ông và cực kỳ tâm lý.Ông hỏi chị vợ có bằng chứng gì không, rồi sau đó ông gọi riêng hai người ấy hỏi chuyện. Tất nhiên ban đầu cả hai chối phắt. Ông đưa ra những bằng chứng mà chị vợ cung cấp, cả hai thừa nhận. Ông nhẹ nhàng mời cô gái về và hẹn sáng hôm sau đến bàn giao lại công việc cho thư ký, cô đã làm được bao nhiêu ngày công sẽ được tính lương đầy đủ kèm theo khoản trợ cấp chờ xin việc làm khác.
Còn anh chồng, ông vẫn giữ lại nhưng có cuộc nói chuyện riêng. Ông đã nói với anh ta rằng: “Nếu hôm nay tôi đuổi việc anh, có thể sẽ có một gia đình tan vỡ vì anh sẽ cho rằng vì vợ mà anh mất việc. Tôi nói thẳng, tôi không thích những người vợ, người chồng phản bội gia đình. Tôi nghĩ rằng, vợ anh- người yêu thương anh nhất, lo lắng cho anh từng bữa cơm, từng chiếc áo khi anh khỏe mạnh và đặt vào tay anh từng viên thuốc khi anh đau yếu… vậy mà anh còn có thể phản bội, thế thì anh đối xử tốt với ai đây? Đây là cơ hội duy nhất tôi cho anh, và vì tôi nể vợ anh. Lẽ ra cô ấy có thể làm ầm ĩ hoặc đánh đập, chửi rủa cô kia… nhưng cô ấy đã không làm vậy mà chỉ đến gặp riêng tôi để bảo vệ danh dự cho anh, cho công ty của tôi. Anh có một người vợ tốt thì hãy biết trân trọng, đừng đợi đến lúc ân hận”.
Chính anh đã kể lại cho tôi nghe và nói rằng ngoại tình là cái sai lớn nhất cuộc đời anh, may mà anh có một người vợ tốt và một cấp trên tuyệt vời. Anh nói, ngoại tình không phải là “sân chơi”, vì nó không vui từ đầu đến cuối như những sân chơi khác mà chỉ có đoạn đầu thôi. Nó là cái hố chôn lòng tin và tình nghĩa vợ chồng. Tôi thì chỉ nghĩ đơn giản rằng, “cái gì mình không muốn nhận thì đừng đem lại cho người khác”. Những người vợ, người chồng hãy tự trả lời câu hỏi “Nếu ngược lại, người bạn đời của mình phản bội thì mình có chấp nhận không?”, trước khi bước vào sân chơi nghiệt ngã.
Theo PNO
Xin chút dịu dàng
Anh bạn cũ mời họp mặt bạn bè. Bữa tiệc do chính tay vợ anh nấu. Khi bạn bè có mặt thì mọi thứ đã xong xuôi, chỉ còn chờ gia chủ tuyên bố khai mạc.
Mọi người không phải chờ đợi lâu vì nữ chủ nhân đã xuất hiện ngay sau đó với nụ cười trên môi. Trông chị thật tươi tắn, nhẹ nhõm. Anh bạn quàng vai vợ trịnh trọng giới thiệu: "Đây là nội tướng của mình. Nhờ có cô ấy mà cha con mình mới... béo tốt như vầy...".
Trong suốt bữa tiệc, chị liên tục đứng lên đi lấy thêm cái này, cái kia, vui vẻ trả lời bạn bè. Nhìn vợ chồng gia chủ tung hứng, anh tin rằng họ rất hạnh phúc. Chị vợ của anh bạn dù đảm trách một cương vị quan trọng ở công ty nhưng vẫn chu toàn việc nhà và kiên quyết không thuê người giúp việc với lý do "làm việc nhà như tập thể dục, nó giúp cân bằng cuộc sống".
Nhìn cách tổ chức cuộc sống của gia đình bạn, bất giác anh nghĩ đến gia đình mình. Phải chi... phải chi... em cũng giống như vợ bạn. Nghĩa là chỉ cần em nở nụ cười tươi, bớt cằn nhằn, nói chuyện ngọt ngào hơn một tí, bớt "đá thúng đụng nia" khi làm việc nhà hẳn cha con anh sẽ hạnh phúc lắm.
Vợ à, anh biết là em vất vả. Việc nước việc nhà hai vai, muốn chu toàn đâu phải dễ! Mà anh cũng không đòi hỏi em phải chu toàn bởi thời buổi này, việc ấy rất khó. Tuy nhiên, dịu dàng, mềm mỏng, hy sinh, chịu thương chịu khó vốn là thuộc tính của phụ nữ và đấy chính là chất keo kết dính gia đình. Mong em dù có vất vả vì chồng, vì con thì cũng đừng đánh mất nụ cười trên môi, tình yêu thương trong ánh mắt và những chăm sóc dịu dàng của đôi tay.
Điều đó đâu phải là quá khó nếu ta thật sự yêu thương gia đình mình, phải không em?
Theo VNE
Trái đất tròn thật... Thoạt nhìn cô bé, tôi đã giật mình. Có một sự giống nhau đến lạ kỳ giữa cô bé với ký ức xa xăm. Ngày đó tôi hai mươi, còn em mười bảy. Con đường đến ngôi trường trung học duy nhất trong vùng phải đi ngang nhà tôi. Mỗi sáng, bên khung cửa sổ, tôi có thói quen chờ đợi một người....