Ngoại tình có thể bị phạt 1 triệu đồng
Đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt 1 triệu đồng.
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Dự thảo gồm 8 Chương, 74 Điều, bao gồm các nội dung: hôn nhân gia đình phá sản doanh nghiệp hành chính tư pháp bổ trợ tư pháp và thi hành án dân sự).
Trong đó, đáng chú ý, điều 46 quy định Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Mức phạt cũng áp dụng với trường hợp: Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoại tình có thể bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu đồng (Ảnh minh họa)
Các hành vi khác như: kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng Kết hôn giữa những người cùng giới tính… cũng sẽ bị chịu mức phạt này.
Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung là buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.
Tại Dự thảo tờ trình Chính Phủ, về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Bộ Tư pháp, hình phạt chính vẫn giữ nguyên như hiện hành (phạt cảnh cáo và phạt tiền).
Tuy nhiên, mức phạt tiền đối với các hành vi được quy định trong Nghị định đều được quy định theo hướng tăng mức xử phạt.
Video đang HOT
Nhận con nuôi nhằm mục đích vụ lợi bị phạt 10 triệu đồng
Tại dự thảo xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình lần này, bổ sung Điều 48 về các hành vi trong lĩnh vực con nuôi. Trong đó, mức phạt tiền nặng nhất lên đến đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có được sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu nhận trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích vụ lợi Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật Lợi dụng hoạt động xin nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động đối với trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Theo 24h
Điều kiện kết hôn chưa chuẩn
Sáng 30/1, Sở Tư pháp TP.HCM đã tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật) năm 2000. Theo Sở, thực tiễn áp dụng Luật phát sinh những vướng mắc cần tháo gỡ trong đó có quy định về điều kiện kết hôn.
PV: Về tuổi kết hôn, khoản 1 Điều 9 Luật quy định "Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên" theo bà có phù hợp thực tê hiên nay?
Bà Ung Thị Xuân Hương, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM: Quy định này trong thực tiễn áp dụng đã có bất cập. Vì theo luật định, nữ bước sang tuổi 18 (tức 17 tuổi một ngày) là đủ tuổi kết hôn. Như vậy, người nữ lấy chồng lúc 17 tuổi một ngày là hợp pháp. Nhưng theo Bộ luật Dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên mới là người thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được tự mình tham gia quan hệ tố tụng. Vì vây, nếu người này ly hôn khi chưa đủ 18 tuổi thì quyền ly hôn, chia tài sản, chia quyền nuôi con bị vướng vì họ chưa có đủ năng lực hành vi dân sự, chưa được tự mình tham gia quan hệ tố tụng.
Cần chỉnh độ tuổi kết hôn
. Vậy theo bà, cần quy định độ tuổi kết hôn như thế nào cho hợp lý?
Tôi cho rằng cần sửa tuổi kết hôn theo hướng nam, nữ được kết hôn khi đủ 18 tuổi để đảm bảo cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Từ "đủ" 18 tuổi để cho nữ được thành niên và để cho nam bình đẳng với nữ. Trước đây có nghiên cứu rằng nam phát triển muộn hơn nữ nên cho kết hôn muộn hơn nữ hai tuổi. Còn bây giờ điều kiện đã khác, tâm sinh lý phát triển không chênh lệch nhiều giữa hai giới nên cần có nghiên cứu, đánh giá lại. Theo tôi thì không còn phù hợp rồi. Nhiều người nói vui rằng nam đủ 18 tuổi được quyền bầu cử, được đi nghĩa vụ quân sự mà chưa được kết hôn, vậy là đi lấy vợ khó hơn đi bảo vệ Tổ quốc à? Mặt khác, tất cả quyền khác đều không phân biệt nam nữ nhưng riêng kết hôn thì còn phân biệt độ tuổi giữa hai giới. Ở các vùng miền núi tảo hôn nhiều một phần cũng do luật quy định tuổi kết hôn như vậy.
. Có ý kiến cho rằng nên hạ độ tuổi kết hôn (nữ từ 16 tuổi và nam từ 18 tuổi) đối với người dân tộc để tránh tình trạng tảo hôn. Theo bà có nên như vậy?
Pháp luật phải thống nhất, không nên đưa tập quán, phong tục vào. Mặt khác, nếu chưa đủ tuổi thành niên mà kết hôn thì còn vướng nhiều quy định khác như tôi phân tích ở trên.
. Đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài, quy định về độ tuổi kết hôn như hiện nay có ảnh hưởng gì không, thưa bà?
Có chứ. Một số nước quy định độ tuổi kết hôn thấp hơn Việt Nam. Chẳng hạn như Anh, Mỹ, Úc, Trung Quốc (Đài Loan), Nhật Bản, Hàn Quốc là trên 16 tuổi, ở Pháp là từ 15 tuổi. Do đó, chúng tôi gặp khó khăn khi thụ lý hồ sơ xin công nhận việc kết hôn đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (ghi chú kết hôn).
Cán bộ hộ tịch Sở Tư pháp đang làm thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Ảnh: HTD
Người đã ghi chú kết hôn ở nước ngoài nhưng chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Việt Nam thì mình không cho ghi chú. Về luật thì nước ngoài đã công nhận cuộc hôn nhân này rồi, còn trong nước thì không công nhận. Quyền lợi của người kết hôn không được bảo đảm, nhất là khi phát sinh hậu quả sau này khi ly hôn, phải giải quyết quyền nuôi con, chia tài sản... Trong chuyện này thiệt thòi chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (là công dân nước ta). Đây là sự xung đột pháp luật. Bộ Tư pháp cần có hướng dẫn để giải quyết. Ví dụ như về hôn nhân không công nhận nhưng về tài sản, con cái thì phải giải quyết ra sao để đảm bảo quyền cho phụ nữ và trẻ em.
Thế nào là thuần phong mỹ tục
. Khi cho đăng ký kết hôn với người nước ngoài, Sở Tư pháp có gặp những trường hợp chênh lệch tuổi tác quá lớn?
Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp không bình thường, có khi chênh nhau 50 tuôi nhưng không thể vì lý do tuổi tác mà từ chối kết hôn. Tôi thấy xót xa khi người phụ nữ Việt Nam lấy người đáng tuổi ông bà làm chồng. Một số nước có quy định rõ khoảng tuổi chênh nhau giữa vợ chông.
Theo quy định hiện hành thì việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nhưng như thế nào là thuần phong mỹ tục và trường hợp nào là kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục thì chưa có hướng dẫn cụ thể nên Sở gặp không ít khó khăn
. Thời gian gần đây có phụ nữ kết hôn với người nước ngoài tự tử, một trong những nguyên nhân là do bất đồng ngôn ngữ, không hiểu về văn hóa của nhau. Sở có cách gì khắc phục chuyện này trong tương lai?
Bất đồng ngôn ngữ ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc hôn nhân. Vợ nói gì chông không hiểu, chông muốn nói cũng không được thì làm sao giải quyết mâu thuẫn, xây dựng gia đình.
Theo Luật, Sở phỏng vấn trực tiếp hai bên nam nữ để kiểm tra, làm rõ sự tự nguyện kết hôn, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa pháp lý của việc phỏng vân thì không rõ, bởi không có quy định cho phép từ chối cho đăng ký kết hôn trong trường hợp hai bên nam nữ không thê giao tiếp bằng ngôn ngữ chung, không hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Sở chỉ phỏng vấn để làm rõ thêm thôi chứ không có cơ sở từ chối.
Theo tôi, cần quy định rõ chế tài trong trường hợp này. Cần có quy định các bên kết hôn có yếu tố nước ngoài phải qua một lớp đào tạo ngôn ngữ, về phong tục tập quán. Campuchia vừa ban hành luật mới đối với người nước ngoài kết hôn với công dân Campuchia. Điều kiện không dễ chút nào: tuổi phải dưới 55, về thu nhập phải từ 2.500 USD/tháng trở lên. Giờ qua Campuchia cưới vợ không dễ đâu, đây cũng là cách hạn chế những hậu quả không tốt trong hôn nhân với người nước ngoài.
. Xin cảm ơn bà.
Những vấn đề bị luật "bỏ rơi"
1. Ly thân:
Thực tế: Nhiều cặp vợ chồng không ly hôn mà đã ly thân, yêu cầu tòa án bảo đảm về mặt pháp lý cho việc ly thân. Sở Tư pháp TP đề nghị: Công nhận quy định ly thân trong dự luật sửa đổi, bổ sung Luật.
2. Hôn khế:
Thực tế: Nhu cầu xác lập chế độ tài sản trong hôn nhân theo thỏa thuận ngày càng nhiều. Sở Tư pháp đề nghị: Bổ sung quy định về chế độ tài sản ước định theo nguyên tắc: Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì chế độ tài sản trong hôn nhân sẽ được xác định theo thỏa thuận đó.
3. Mang thai hộ:
Thực tế: Trong thực tế những người phụ nữ bệnh lý, dị tật bẩm sinh mang thai hộ là cần thiết và chính đáng... Kỹ thuật y khoa của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được việc này. Sở Tư pháp đề nghị: Thừa nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Theo 24h
Bi kịch của lòng tin vào chồng Giờ thì Huyền giơ cả ly rượu lên tu ừng ực. Huyền chua chát: "Sao tao phải sống như vậy chứ? Sao tao phải cung phụng chồng, chiều chuộng chồng,... để rồi chính tao bị phản bội?...". Năm nay họp lớp kỷ niệm 15 năm ngày ra trường, đông đủ cả, chỉ thiếu duy nhất cái Huyền. Hồi học cấp III, Huyền là...