Ngoại tình ‘chưa gây hậu quả nghiêm trọng’ là gì đây ạ?
“Chưa gây hậu quả nghiêm trọng” ở đây sẽ phải hiểu như thế nào đây ạ? Có phải là ngoại tình mới chỉ dừng lại ở chỗ làm cho gia đình người đang có vợ hoặc chồng lục đục thôi ư…
Mấy ngày gần đây đọc báo thấy dư luận xôn xao bàn tán việc Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Theo đó, đáng chú ý, điều 46 quy định “Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng”.
Hay phải dẫn đến án mạng thì mới được coi là hậu quả nghiêm trọng đây?
Trong đó đáng chú ý phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
a. Đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
b. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Vậy xin hỏi “chưa gây hậu quả nghiêm trọng” ở đây sẽ phải hiểu như thế nào đây ạ? Có phải là ngoại tình mới chỉ dừng lại ở chỗ làm cho gia đình người đang có vợ hoặc chồng lục đục thôi ư? Còn những trường hợp nào thì luật sẽ quy định là hậu quả nghiêm trọng rồi nhỉ? Ngoại tình dẫn đến mái ấm gia đình người đang có vợ hoặc có chồng đổ vỡ dẫn đến ly hôn. Hay phải dẫn đến án mạng thì mới được coi là hậu quả nghiêm trọng đây?
Nếu phá vỡ hạnh phúc gia đình của người tình mà chỉ bị phạt có 200.000 đồng đến 1 triệu thôi thì đáng gì. Hơn nữa nguyên nhân cũng bởi do ngoại tình dẫn đến những đứa trẻ phải sống thiếu đi tình thương của cha hoặc mẹ. Thiếu sự quan tâm chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Chúng sẽ dễ sa ngã vào con đường phạm pháp, đẩy ra xã hội những hệ lụy không lường về sau. Vậy thì xác định “hậu quả nghiêm trọng” ở đây sẽ có kết quả ngay được không?
Còn những trường hợp do chồng hoặc vợ ngoại tình dẫn đến đánh đập vợ con gây ra án mạng thì phải xử lý thế nào đây?
Theo tôi Bộ tư pháp đã đưa ra luật thì cũng cần phải rõ ràng câu từ, ngữ nghĩa thì sau này mới áp dụng chuẩn chỉ được. Chứ còn cứ dự thảo nghị định theo kiểu này thì e rằng sẽ phải ra vài cái thông tư hướng dẫn kèm theo nữa thực hiện cũng chưa thể theo sát thực tế được.
Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp: Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ.200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng; b) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng; c) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời d) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; đ) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; e) Kết hôn giữa những người cùng giới tính. 2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác: Buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Video đang HOT
Theo Nguoiduatin
'Tung chiêu' khiến mẹ chồng ghê gớm phải nể tôi 'một phép'
Đã có lúc tôi những tưởng mình muốn nổ tung ra bởi những căng thẳng vì cuộc sống chung trong ngôi nhà chồng ba thế hệ. Nhưng dần dà tôi đã tìm ra giải pháp cho mình.
Sống chung - mệt mỏi lắm!
Ngày quyết định về làm dâu và sống chung với một đại gia đình ba thế hệ, tôi chỉ nghĩ giản đơn, mình không làm điều gì xấu thì mọi việc sẽ tốt. Song càng sống, tôi càng nhận ra, cuộc sống phức tạp và bức bách hơn những gì tôi tưởng.
Vợ chồng tôi cùng ưa thích sự giản đơn và lấy sự tiện dụng lên hàng đầu. Hôm nào rảnh rang, đi làm về sớm thì nấu cơm, không thì tôi lại mua đồ ăn sẵn, tối về chỉ nhoáng một cái đã xong bữa, lại chẳng phải dọn dẹp gì nhiều. Thời gian còn lại dành để vợ chồng nghỉ ngơi, thư giãn.
Tôi đã khiến mẹ chồng ghê gớm phải nể phục. Ảnh minh họa
Nhưng điều này không được bố mẹ chồng ủng hộ. Bố mẹ chồng luôn yêu cầu tôi phải dậy sớm, đi chợ "mua đồ sáng cho tươi" như các cô con dâu đảm đang khác.
Tối thức khuya để làm việc hoặc trò chuyện với chồng, sáng lại phải dậy sớm đi chợ. Điều này khiến tôi mệt mỏi vô cùng nên nhiều hôm mới sáng đến cơ quan tôi đã phờ phạc.
Dù tôi đã cố gắng đến hết mức để làm bố mẹ chồng và bà nội chồng hài lòng. Nhưng xem ra họ vẫn chưa mấy hài lòng về tôi.
Tôi luôn dọp dẹp chăm sóc nhà cửa sạch sẽ, cắm hoa, giặt rũ quần áo cho cả nhà (mẹ chồng không cho giặt máy vì kêu hỏng vải lại không sạch), chăm lo quần áo cho bố mẹ theo mùa, đánh rửa ấm chén thường xuyên để cụ uống trà... Song gần như ngày nào tôi cũng bị ai đó trách cứ. Khi thì mẹ chồng than phiền: con dâu thấy bố mẹ về mà không ra mở cửa, hoặc ra chào ngay (dù có khi ông bà về mình còn đang tắm).
Khi thì bà nội góp ý đặt chậu mạnh khi có bà ở đó. Khi thì các cụ giả bộ bàn luận chuyện đời nhưng thực ra là ngầm đánh tiếng con dâu: "Dâu giờ toàn là dâu Tây. Ai lại ngủ đến tận 6h30 mới thèm dậy chứ"...
Tôi làm trong ngành dịch vụ, phải giao tiếp nhiều nên mặc đẹp và hợp thời là điều không thể thiếu. Ấy vậy nhưng tôi lại luôn phải làm hài lòng và ăn mặc theo quan điểm của bà nội, người đã ở tuổi thất thập cổ lai hy.
Sáng nào bà cũng dậy sớm, ngồi dưới phòng khách và không ngại ngùng phán. Thậm chí bắt cháu dâu phải thay đồ khác dù đó có khi chỉ là kiểu quần legging bó sát, áo cổ hơi trễ chút...
Còn với váy ngắn, dài gì đều bị bà cấm cản cả. Vậy nên mỗi ngày đi làm tôi thường xuyên phải bỏ váy áo vào túi để mang đến cơ quan dấm dúi thay ra.
Có lần tôi rụt rè lôi kéo đồng minh từ phía bố mẹ chồng thì nhận được ngay mệnh lệnh của bố chồng: "Sống cùng mái nhà thì con cái phải nghe lời ông bà, bố mẹ." Uất ức lắm nhưng tôi chẳng biết làm sao.
Nhưng căng thẳng nhất là ngày tôi sinh bé. Tôi muốn thuê ô sin cho đỡ mỏi mệt nhưng mẹ chồng tôi nhất định phản đối. Bà đưa ra ti tỉ lý do: nào là có người lạ ở nhà thì hay ho gì, nào là ngày xưa bà đẻ 5 đứa con trong lúc ông đi bộ đội cũng chỉ có một mình, ráng sức là được hết; nào là phụ nữ sau đẻ ít vận động thì sau này yếu. Rồi bà còn mỉa mai: "Có tí tiền là bày đặt giúp việc"...
Không có ô sin, hiển nhiên tôi phải trông nhờ vào sự giúp đỡ của bà. Nhưng ôi thôi, chính từ đây rắc rối mới gọi là khủng khiếp. Cách chăm cháu của bà khác hẳn với tôi.
Khi bcon trai nhỏ của tôi ốm, tôi mời bác sỹ đến nhà khám xét trong khi bà lại chỉ muốn dùng kinh nghiệm dân gian, chữa mẹo nên tìm cách cản trở, nói gần nói xa rằng tôi thừa tiền và đừng tưởng uống thuốc Tây là tốt, có khi hại nhiều hơn lợi...
Khi bé ăn không hết suất, bà bắt tôi ăn bằng được cháo thừa của bé vì lý do: "Để bé hay ăn chóng lớn". Rồi thì sữa công thức pha không đúng theo hướng dẫn, bỉm không được dùng....
Xót con, tôi nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình. Bà vì thế mà không hài lòng, lúc đầu còn chỉ tỏ ý giận dỗi nhưng sau đó nói thẳng: "Con của chị là cháu đích tôn của tôi vì thế nên tôi có quyền can thiệp vào cách chăm cháu.
Nuôi con theo cách chị có ngày cháu tôi chết oan à?". Con mình đẻ thật mà nhiều lúc tôi không có quyền quyết định. Bức xúc, nhưng tôi không dám than phiền quá nhiều với chồng hay kêu gọi anh bảo vệ mình.
Bởi lẽ, rút kinh nghiệm hồi mới về chung sống, thở than với chồng, anh bật lại các cụ và thế là phe già gồm ba người ở nhà hợp sức để đồng thanh: Nó coi vợ là nhất. Và hậu quả là cô con dâu lại càng bị "củ hành".
Cứ chỉ những chuyện lặt vặt, nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày ấy thôi nhưng khiến cho cuộc sống vợ chồng của chúng tôi cứ rối như mớ bòng bong.
Duy trì "hòa bình" với cuộc sống chung
Sau rất nhiều lần đấu tranh để được ra ở riêng nhưng bất lực (vì chồng tôi là con trai duy nhất trong nhà), tôi đành cam chịu và bắt đầu học cách làm dịu những căng thẳng của cuộc sống chung với gia đình nhiều thế hệ.
Và một lần bố mẹ thấy ý kiến mình là hay thì hẳn lần hai, lần ba sẽ được bố mẹ tín nhiệm. Ảnh minh họa
Trước hết, để tránh những phiền phức, tôi tuân thủ trọn vẹn nguyên tắc hỏi ý kiến bố mẹ chồng trước khi làm. Tất tật mọi việc liên quan đến sinh hoạt chung của gia đình, từ chuyện nhỏ như muốn lắp thêm cái điều hòa nhiệt độ, thay đổi tivi ở phòng khách đến những chuyện lớn hơn như việc thay đổi thói quen cả nhà cùng tập trung ăn bữa sáng tại nhà, tôi đều hỏi ý kiến bố mẹ chồng.
Nếu thấy ý kiến nào của bố mẹ là hợp lý, tôi làm theo. Còn ngược lại, điều gì không hợp lý tôi sẽ cố gắng nhẹ nhàng đưa ra ý kiến, phân tích điều hơn thiệt và chỉ khi nào thuyết phục được bố mẹ thì tôi mới làm. Và một lần bố mẹ thấy ý kiến mình là hay thì hẳn lần hai, lần ba sẽ được bố mẹ tín nhiệm.
Bằng chứng là tôi đã thay đổi được khá nhiều thói quen của bố mẹ. Chẳng hạn, tôi không còn phải đi chợ từ sáng sớm nữa vì khi đã nhận nấu bữa cơm chiều thì bằng mọi cách sẽ lo được bữa cơm trọn vẹn. Tôi cũng thuyết phục được mẹ chồng rằng khi cháu ốm thì an toàn nhất là đưa đi khám...
Sống chung, để nhẹ lòng, thay vì cứ ấm ức vì các câu bóng gió xa xôi của bố mẹ, tôi luôn tặc lưỡi "người già lẩm cẩm". Khi đã nghĩ vậy thì tự nhiên tôi không còn thấy ấm ức hay nặng lòng vì sự khó tính của bố mẹ nữa.
Tôi có thể hùa theo ý của bố mẹ chồng nhiều chuyện nhưng có những chuyện tôi cương quyết là người cầm trịch và nhận lãnh trách nhiệm về mình. Chẳng hạn như chuyện chăm con, tôi luôn đưa ra nguyên tắc và thống nhất với bố mẹ chồng. Tôi luôn "có lời" trước rằng ông bà đừng bênh bé khi mẹ giơ roi vọt hay quyết định cho cháu ăn gì, ăn bao nhiêu là đều do tôi quyết...
Có cương thì cũng phải có nhu. Ngoài những chuyện ảnh hưởng nghiêm trọng nếu làm theo ý bố mẹ, tôi hay chiều theo ý bố mẹ. Bà muốn kê lại bàn bếp, tôi làm theo, ông thích bỏ bớt vài chậu cảnh, tôi tuân thủ...
Và đã sống chung, để êm ấm chỉ có cách những người chung sống phải quan tâm, cởi mở và chân thành với nhau. Tôi chân thành với bố mẹ chồng nên các cụ dần dà cũng xem tôi như là thành viên thực sự trong gia đình, quan tâm, lo lắng.
Trên đà đó, tình cảm nàng dâu với bố mẹ chồng ngày một tốt hơn và cuộc sống chung bớt căng thẳng hơn.
Theo Nguoiduatin
Chán như lên giường vợ hỏi "Ơ, xong rồi à?" Chỉ một câu nói không đúng, một câu vô tình, rất có thể chồng hoặc vợ sẽ bị ám ảnh và mất hứng với cuộc "yêu". Chuyện chăn gối mang lại rất nhiều cảm giác hạnh phúc, tăng sự gắn kết vợ chồng. Nhưng chính trong lúc "yêu đương" lại là lúc dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc nhất. Nếu chỉ...