Ngoại tình – 6 câu trả lời cho câu hỏi ‘tại sao?’
Chuyên gia tâm lý Philippa Perry trao đổi về 6 nguyên nhân phổ biến của hành vi lừa dối bạn đời và cơ hội phục hồi hôn nhân.
ảnh minh họa
1. Ngoại tình vì sợ sự khác biệt
Đây là kiểu tình trạng khi một trong hai hoặc cả hai vợ chồng không tranh luận, họ chỉ lởn vởn quanh sự khác biệt giữa hai người với nhau chứ không đi vào đối mặt và giải quyết.
Chính vì không chia sẻ mọi điều, hai người không cảm thấy gần gũi. Điều này dẫn đến cảm giác cô đơn và đi tìm kiếm sự gần gũi ở nơi khác.
Cơ hội phục hồi: Vì cả đôi bên đều cảm thấy có trách nhiệm trong việc tránh đối đầu với nửa kia nên có cơ hội để họ học cách thực lòng với nhau, cứu vãn mối quan hệ.
2. Vì sợ mình yếu mềm
Một số cặp đôi rơi vào cảnh không muốn cởi mở với nửa kia vì sợ lộ ra mình yếu lòng, dễ tổn thương, sợ thừa nhận mình phụ thuộc hay cần người kia. Thay vào đó, họ thích tranh cãi. Biểu hiện này khiến người này nghĩ rằng mình không có ý nghĩa gì với người kia, dẫn đến không còn tin tưởng nhau và leo thang đỉnh cao là ngoại tình.
Cơ hội phục hồi: Các cặp vợ chồng rơi vào nhóm này thường chỉ muốn phân tranh ai thắng ai sai. Đối với họ việc “tôi đúng” quan trọng tới nỗi, họ quên mất ưu tiên cuối cùng phải là tình cảm vợ chồng.
Nếu có thể học cách chia sẻ phần dễ tổn thương trong con người mình với nhau, học cách cởi mở với một nửa mềm yếu trong tim mình, mối quan hệ của họ sẽ nở hoa.
Video đang HOT
3. Ngoại tình vì không có khả năng gắn bó
Trường hợp này, người trong cuộc cảm thấy sau giai đoạn mới lạ, thực tế của một mối quan hệ luôn quá phức tạp. Một đối tác mới có vẻ đơn giản hơn nhiều, ít ra là cho tới khi lại hiểu rõ về nhau và sự phức tạp lại bắt đầu chu kỳ của nó.
Họ đi qua chu kỳ này nhiều lần trước khi nhận ra rằng các mối quan hệ đến rồi đi, bắt đầu rồi đổ vỡ có thể không hẳn là vấn đề bắt nguồn từ đối phương.
4. Vì nghiện sex
Ngoại tình vì lý do này thường không có ý nghĩa gì so với các loại ngoại tình khác. Nghiện sex không giống các chứng nghiện khác như nghiện cờ bạc. “Con nghiện” chỉ cảm thấy “trống rỗng” và đi giải tỏa cơn nghiện như một cách mang lại cảm giác trọn vẹn nhất thời, nhưng cảm giác đó không kéo dài.
Ngoại tình kiểu này có thể sẽ tiếp diễn bất tận trừ phi “con nghiện” được đưa vào hành trình phát triển cá nhân nghiêm ngặt, được chuẩn bị kỹ càng. Kẻ lầm đường lạc lối khi nhận thấy người bạn đời của mình có ích sẽ xem đó là lý do để không dính líu vào các cuộc chinh phục nữa.
5. Vì muốn chia tay
Mục đích của kiểu ngoại tình này là ép đối phương đi đến kết thúc cuộc hôn nhân.
Việc ngoại tình trong trường hợp này có thể được xem là nguyên nhân chia tay, nhưng thực chất đó chỉ là cách giải quyết của kẻ ngoại tình sau khi đã có quyết định chấm dứt từ trước.
Cơ hội phục hồi hôn nhân: Không có.
Đây là trường hợp kẻ ngoại tình muốn có tất. Anh ta (thường là “anh ta”) vừa muốn vợ và gia đình, vừa muốn cả một cô nhân tình nữa.
Một khách hàng của Philippa từng đến trị liệu riêng tư vì muốn vợ, muốn gia đình, nhưng muốn cả tình nhân. Hình ảnh người chồng, người cha tốt rất quan trọng với anh ta. Anh ta chọn vợ vì cô ấy “hoàn hảo”, là người anh ta “nên yêu” hơn là “thực sự yêu”. Sau vài năm, anh ta ngoại tình. “Chuyện cứ thế xảy ra thôi”, khách hàng của Philippa nói.
Vấn đề nằm ở chỗ anh ta vẫn trung thành với ý nghĩ mình là một phần của gia đình hoàn hảo. Anh ta cảm thấy mình như chia làm hai. Tình trạng này kéo dài trong 4 năm.
Thông thường, chính cô nhân tình sẽ là người tìm đến vợ để thúc đẩy cho sự việc tiến thêm bước mới. Và đó là khủng hoảng xảy ra với vị khách của Philippa. Anh ta không muốn chuyển đến sống với người tình, nói rằng sẽ chỉ làm vậy nếu bị vợ đá ra đường mà thôi.
“Peter (tên vị khách) muốn biết làm cách nào để duy trì tình trạng như cũ. Anh ấy không quan tâm việc thu nhận thêm sự hiểu biết bản thân, và không quay lại điều trị nữa”, Philippa nói.
Theo Dân Trí
Những câu nói dễ khiến tình yêu tan vỡ ngay tức khắc
Đôi khi mâu thuẫn xảy ra ở chính lời nói. Nếu không suy nghĩ trước khi nói sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn. Một số câu nói trong tình yêu cần tránh. Đó là:
Câu nói của bạn bắt đầu bằng cụm từ "Anh luôn luôn"
Cuộc trò chuyện sẽ không bao giờ như ý bạn muốn nếu bạn hoặc anh ấy dùng những từ đổ lỗi cho nhau. Những từ này còn làm anh ấy phản ứng gay gắt hơn và đề phòng trước bạn. Không chỉ chẳng đạt được điều bạn muốn, hai bạn còn trải qua cả buổi tối vô ích để tranh luận ai đúng, ai sai.
Những lời nói công kích nhau sẽ khiến cuộc cãi nhỏ bùng nổ thành khẩu chiến thật sự
Để tránh công kích anh ấy, bạn nên mở đầu câu chuyện bằng từ "Em". Ví dụ như "Em cảm thấy mình luôn là người muốn gặp nhau trước, nếu anh cũng chủ động muốn mình gặp nhau thường hơn, em sẽ rất vui". Bạn nên nói rõ mong muốn của mình hơn là chỉ ra và nhìn chằm chằm vào thiếu sót của anh ấy. Cách cư xử khôn ngoan này sẽ tạo cho bạn cơ hội xoay chuyển tình thế theo ý mình một cách hòa bình.
Tình yêu tan vỡ không sớm thì chày nếu bạn cứ nói "Em không tin anh"
Tỏ thái độ hoài nghi và những câu hỏi chất vấn anh ấy có thể làm chàng "khai" ra sự thật. Tuy nhiên, bạn có chắc chắn là anh ấy nói thật đến mức nào nếu đang cố tình che giấu? Không chỉ vậy, nếu bạn nghĩ anh ấy nói dối, trong thời gian dài suy nghĩ đó sẽ tạo ra nguồn năng lượng tiêu cực khiến anh ấy làm điều đó thật.
Tình yêu tan vỡ không sớm thì chày nếu bạn cứ nói "Em không tin anh"
Có một cách nói hiệu quả hơn là cứ hoài nghi anh ấy. Câu nói "Em không tin anh" luôn đem lại cho bạn kết quả không mong muốn, vì bất cứ chàng trai nào cũng sẽ nổi đóa bừng bừng khi nghe câu này. Bạn có thể nói một câu khác tương tự nhưng tích cực và hiệu quả hơn: "Em vẫn không hiểu được lời anh nói. Dường như anh còn điều gì giấu diếm em phải không?". Hãy thử và xem tình hình cải thiện như thế nào nhé.
Em muốn chia tay
Vào lần đầu tiên bạn "muốn chia tay", chàng sẽ phát hoảng thật sự nếu còn yêu bạn say đắm. Tuy nhiên, nếu cứ lạm dụng câu nói này để anh ấy quan tâm mình nhiều hơn, bạn đang phạm một sai lầm lớn đó là làm cho tình yêu tan vỡ thật sự.
Khi đòi chia tay với người yêu, bao nhiêu cô gái thật sự muốn chấm dứt mối quan hệ? Hay chỉ là trong lúc giận dữ không kiềm chế được cảm xúc, các nàng mới nói như vậy.
Khi giận dữ thốt ra câu nói: "Em muốn chia tay", mục đích chính của hầu hết phụ nữ là muốn hù dọa người yêu. Tuy nhiên, với đầu óc logic và thiên về thông tin, nam giới lại nghĩ rằng: Đã quá rõ ràng, cô ấy muốn chia tay. Chẳng anh chàng nào lại muốn tiếp tục mối quan hệ với cô nàng đã muốn quay lưng với mình. Nếu không muốn tình yêu tan vỡ chỉ vì lời hăm dọa thiếu suy nghĩ này, lần tới trước khi bảo "Em muốn chia tay", bạn nên suy nghĩ thật kỹ.
Nếu thật sự yêu em thì anh phải...
Một phụ nữ khôn khéo sẽ chẳng bao giờ thốt ra câu này. Đàn ông sẽ cảm thấy áp lực khi phải làm điều gì đó để chứng tỏ tình yêu dành cho bạn gái. Thay vì nói những câu ra lệnh và xúc phạm tới cảm xúc của anh ấy, bạn nên dùng lời nói để gợi mở điều mình mong muốn. Thay vì nói "Nếu thật sự yêu em, anh phải bỏ cuộc hẹn với đồng nghiệp và đi chơi với em tối nay", bạn có thể nói một cách rõ ràng ý muốn của mình nhưng không có ý ra lệnh cho anh ấy, ví dụ như: "Gần đây anh cứ bận bịu suốt, em sẽ rất vui nếu tối nay anh dành thời gian rảnh cho em".
Đàn ông sẽ cảm thấy áp lực khi phải làm điều gì đó để chứng tỏ tình yêu dành cho bạn gái.
Theo VNE
10 lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ ngoại tình Không vượt qua được cảm xúc cá nhân, muốn trả thù, nghiện sex... khiến phụ nữ dấn thân vào mối quan hệ ngoài hôn nhân. Chuyên gia tâm lý Đặng Phương, Tổng Đài 19006233, Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật, cho rằng ngoại tình có thể gây ra tổn hại ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt khi xảy ra...