Ngoài tám Thánh đạo không có quả vị Sa-môn
Quả vị Sa-môn hay bốn quả Sa-môn, bốn quả Thanh văn, bốn quả Thánh gồm Sơ quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu, Thất lai), Nhị quả Tư-đà-hàm (Nhất lai), Tam quả A-na-hàm (Bất lai), Tứ quả A-la-hán ( Vô sinh).
Theo Thế Tôn, bốn quả Thánh này là kết tinh của quá trình tu tập giới-định-tuệ. Trong tám Thánh đạo, giới gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng; định gồm chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; tuệ gồm chánh kiến, chánh tư duy (tuệ).
Đức Phật Niết-bàn
“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng đại Tỳ-kheo.
Lúc đó, trong thành Câu-thi có một vị Phạm chí tên Tu-bạt là bậc kỳ cựu đa trí, đã một trăm hai mươi tuổi, nhân nghe Đức Sa-môn Cù-đàm đêm nay sẽ diệt độ tại giữa cây song thọ, ông tự nghĩ: Ta có điều hoài nghi về giáo pháp. Chỉ có Đức Cù-đàm mới giải được ý ta. Ta nên kịp thời gắng đi đến Phật. Ngay đêm ấy ông gắng ra khỏi thành đi đến Song thọ, đến chỗ A-nan. Sau khi chào hỏi xong, ông thưa:
- Tôi nghe Sa-môn Cù-đàm sắp vào Niết-bàn đêm nay, nên đến đây mong được bái yết một lần. Tôi có điều hoài nghi về giáo pháp, mong được gặp Cù-đàm để Ngài giải quyết cho. Vậy Ngài có được rỗi rảnh cho tôi vào bái yết không?
A-nan bảo:
- Thôi đừng, Tu-bạt! Phật đang có bệnh. Không nên quấy rầy Ngài.
Tu-bạt cố nài xin đến ba lần rằng:
- Tôi nghe Đức Như Lai ra đời như hoa Ưu-đàm, rất lâu mới xuất hiện, nên đến đây mong bái yết để được giải quyết nghi ngờ. Ngài có rỗi rảnh cho tôi gặp một lát được không?
A-nan cũng vẫn trả lời như trước:
Video đang HOT
- Phật đang có bệnh. Không nên quấy rầy Ngài.
Khi ấy Phật bảo A-nan:
- A-nan, ngươi chớ ngăn cản. Hãy để cho ông ấy vào. Ông muốn giải quyết sự nghi ngờ, không có gì phiền nhiễu. Nếu nghe được pháp của Ta, ắt được tỏ rõ.
A-nan liền bảo Tu-bạt:
- Nếu ông muốn vào thăm Phật, xin mời vào.
Tu-bạt được vào, chào hỏi Phật xong, ngồi một bên và bạch Phật:
- Tôi có điều hoài nghi về giáo pháp. Ngài có rỗi rảnh giải quyết cho chỗ vướng mắc không?
Phật nói: Ông cứ tùy ý hỏi.
Tu-bạt hỏi:
- Bạch Cù-đàm, có những giáo phái khác, họ tự xưng bậc thầy, như các ông Phất-lan Ca-diếp, Mạt-già-lê Kiều-xá-lợi, A-phù-đà Sí-xá-kim-bạt-la, Ba-phù Ca-chiên, Tát-nhã Tỳ-da-lê-phất, Ni-kiền tử. Những thầy đó đều có giáo pháp riêng, Đức Sa-môn Cù-đàm có biết hết hay không?
Phật đáp:
- Thôi thôi khỏi nói, những giáo pháp ấy Ta đều rõ cả. Nay Ta sẽ vì ngươi nói đến pháp thâm diệu, ngươi hãy lắng nghe và khôn khéo suy nghiệm. Này Tu-bạt! Trong giáo pháp nào nếu không có tám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Trong giáo pháp nào có tám Thánh đạo thời ở đó có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Nay trong giáo pháp này có tám Thánh đạo nên có quả vị Sa-môn thứ nhất, quả vị Sa-môn thứ hai, thứ ba, thứ tư. Trong các chúng ngoại đạo không có.
Rồi Thế Tôn đọc bài kệ:
Ta hai mươi chín tuổi
Xuất gia tìm Chánh đạo
Từ khi Ta thành Phật
Đến nay năm mươi năm.
Các hạnh giới, định, tuệ
Một mình Ta tư duy
Nay Ta giảng pháp yếu
Ngoại đạo không Sa-môn.
(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])
Nhờ tuân thủ theo giới luật, sống phạm hạnh, thu thúc lục căn, đầy đủ oai nghi, hành giả thành tựu giới. Trên nền tảng này, hành giả nỗ lực nhiếp tâm, trú niệm, tu tập chỉ và quán, vượt qua năm triền cái để thành tựu định (từ Sơ thiền đến Tứ thiền). Hành giả tiếp tục thiền quán vô thường, vô ngã phá trừ mười kiết sử (thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân; sắc ái, vô sắc ái, trạo cử, mạn, vô minh) để lần lượt chứng đắc bốn Thánh quả.
Lộ trình tu tập để lần lượt chứng đắc bốn Thánh quả chính là Bát chánh đạo. Nên Đức Phật trước khi nhập Niết-bàn đã xác quyết rằng, ngoài Thánh đạo tám ngành này thì không có các quả vị Sa-môn. Điều này có nghĩa là nếu tu tập nhân danh bất cứ pháp môn hay truyền thống nào mà thiếu vắng giới-định-tuệ, xa rời tám Thánh đạo thì không thể dự phần vào các Thánh quả.
Hai mươi năm mẹ đợi chờ con, hai mươi năm cơm phần để nguội
Dẫu biết rằng bố tôi hy sinh là sự thật nhưng Bà tôi vẫn ngày đêm nguyện cầu, làm muôn điều thiện để hy vọng 'ông trời có mắt'.
"Bảo ơi ngươi có gặp thằng Bắc nhà tớ không". Bảo là tên một chú bộ đội ở cùng xóm đến thăm nhà tôi khi về phép, còn Bắc là tên bố tôi, bố là con độc nhất, chưa thuộc diện phải nhập ngũ nhưng bố tôi đã xung phong vào chiến trường miền Nam.
Bà tôi luôn hỏi như vậy khi gặp tất cả những ai mặc quần áo bộ đội, bà nghĩ rằng chiến trường miền Nam chỉ như một huyện, một xã chứ đã bao giờ được bước chân ra khỏi lũy tre làng đâu mà biết chiến trường miền Nam mênh mông, rộng lớn và khốc liệt đến mức nào.
Thế rồi bà lại òa lên khóc, mẹ tôi cũng khóc, còn tôi một đứa trẻ ba tuổi đầu cũng chạy vào buồng gục đầu trên bao thóc nức nở khóc, chẳng hiểu khóc vì sao, khóc vì cái gì, chỉ biết nước mắt cứ rơi, cổ họng cứ nghẹn lại, thỉnh thoảng lại nấc lên từng tiếng mà không nói được thành lời.
Bà trút hơi thở cuối cùng nhưng mắt bà không thể nhắm lại vì những ước nguyện cuối cùng được gặp lại đứa con trai độc nhất của mình chưa thành, như trang Kiều chưa bao giờ khép lại.
Nhà tôi chỉ có ba người, bà tôi, mẹ tôi và tôi nhưng chẳng biết từ bao giờ trong mỗi bữa ăn, bà tôi luôn lấy ra bốn đôi đũa và bốn cái bát, cơm trong nồi bao giờ cũng còn lại một ít, mặc dù thời đó không dư dả như bây giờ, nhà nào khá giả lắm thì cũng chỉ đủ ăn cơm ngày ba bữa. Tôi cũng không dám hỏi bà về điều đó, chỉ sợ bà lại khóc, đến tận mãi sau này khi lớn lên tôi mới hiểu cái bát, đôi đũa đó, phần cơm đó là bà ngụ ý để dành cho bố tôi, biết đâu đang trong bữa ăn thì đùng một cái, bố tôi lại khoác ba lô về thì sao, đây là suy nghĩ của bà tôi, là niềm mong mỏi, khát khao đến cháy ruột cháy gan của một người mẹ với đứa con độc nhất trên đời.
Ông tôi mất sớm do sốt rét, ngã nước vì bị bắt đi phu cho Pháp từ khi bố tôi mới được hơn một tuổi, bà tôi mới 22 tuổi, bà tôi cũng chẳng đi bước nữa mà cứ như vậy ở lại thờ chồng, nuôi con, tôi được nghe mọi người kể như vậy.
Rồi năm tháng cứ thế trôi đi, gia đình tôi sống trong nước mắt, chiến trường miền Nam ngày càng khốc liệt. Bà tôi, mẹ tôi thường xuyên nín thở nghe tin những người của ta bị địch bắt, những người đã hy sinh để may ra có chút thông tin gì về bố tôi được phát đi hằng ngày trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Trong những tháng ngày cô quạnh của một gia đình với hai người phụ nữ góa bụa, một đứa trẻ thơ, nhà tôi luôn được sự đùm bọc bởi tình thương của anh em, họ hàng và hàng xóm láng giềng, nhưng cũng có người thật ác nghiệp lại trêu đùa tôi: "trời mưa bong bóng phập phồng, mẹ đi lấy chồng con ở với ai" vào những lúc trời mưa, mỗi một lời trêu đùa như vậy nó làm xé nát cả tâm can, xé nát cả một tâm hồn thơ bé của tôi, và tôi cũng chẳng biết phải phản ứng thế nào, chỉ biết cố kìm nén để không bật khóc trước đám đông, rồi như một thói quen mọi khi chạy về nhà và gục đầu trên bao thóc để khóc một mình, rồi lại lau nước mắt, cố dấu kín không cho bà tôi, mẹ tôi biết.
Rồi đến một ngày vào một buổi sáng thật sớm, tôi thấy nhà mình đông hơn mọi ngày, cứ mỗi lúc đông hơn, tôi cũng không biết điều gì đang đến với nhà mình, chỉ cảm nhận thấy một điều gì đó chẳng lành, bà tôi bắt đầu òa lên khóc, mẹ tôi cũng khóc, tất cả mọi người đều khóc.
Tôi thấy hàng xóm khênh một cái bàn đặt giữa sân, chặt hai cây chuối nhỏ đặt lên bàn, ông bí thư xã đốt cả một bó hương cháy ngùn ngụt cắm lên một cái bát rất to, bà tôi lịm đi không còn đủ nước mắt để khóc nữa, mẹ tôi cũng vậy, vì bà tôi, mẹ tôi đã khóc quá nhiều rồi thì giờ đây còn đâu nước mắt để mà khóc tiếp. Ông bí thư chậm rãi đọc điếu văn, mắt tôi nhòa đi vì ngấn lệ, chỉ loáng thoáng nghe được vài câu: "tổn thất này vô hạn nỗi thương đau"... giọng ông bí thư cũng chìm dần đi trong tiếng khóc của mọi người.
Vẫn biết rằng điều bố tôi hy sinh là sự thật không thể chối cãi nhưng bà tôi vẫn ngày đêm cầu trời khấn phật, vẫn đi làm muôn điều thiện để hy vọng "ông trời có mắt", hy vọng cái giấy báo tử kia chỉ là sự nhầm lẫn, hy vọng và cứ thế hy vọng...
Sau đó là những năm tháng, cái gia đình nhỏ bé và yếu ớt của tôi sống trong sự lo âu, phấp phỏng và đợi chờ... nhiều lúc giật mình nghĩ lại chẳng biết chờ ai đợi ai nữa.
Bây giờ nhớ lại, tôi mới thấy nghị lực phi thường của hai người đàn bà góa bụa, những lúc trời yên biển lặng thì còn đỡ nhưng những khi trời có bão gió thì hai tấm thân gầy kia biết lấy gì làm nơi nương tựa, tôi vẫn còn nhớ nhiều đêm những cơn bão cấp 11, 12, gió cứ rít lên từng hồi cả nóc nhà tôi cứ rung lên bần bật, cả mẹ tôi, bà tôi đều trấn ra dưới trời mưa tầm tã, gió quật liên hồi, để chặt những cây chuối chèn lên từng cánh cửa sổ bằng liếp để tránh gió đánh tung ra, làm đổ nhà.
Bão gió thiên nhiên cho dù đến cấp 11, 12 thì hai người đàn bà kia vẫn vượt qua, để phải sống, phải vượt qua để nuôi tôi, tôi là niềm hy vọng cuối cùng của cả bà tôi, mẹ tôi nhưng bão tố cuộc đời, những cơn bão lòng thì làm sao vượt qua được, chính điều đó đã làm cho bà tôi mỏi mòn, mẹ tôi thì tiều tụy... rồi đến một ngày bà tôi đã không còn hy vọng được nữa, bà đã ra đi, lời trăng trối cuối cùng là: "Thằng Bắc bây giờ nó ở đâu, đi tìm nó về đây cho mẹ" rồi cứ thế bà lịm đi, mắt vẫn mở như vẫn cố chờ, cố đợi.
Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng những khốc liệt của cuộc chiến, những hậu quả của nó để lại: Mẹ mất con, Vợ mất chồng, Con mất cha... vẫn không bao giờ nguôi ngoai trong ký ức mỗi người dân đất Việt. Câu chuyện này như một nén tâm nhang thành kính dâng tới Bà tôi, tới tất cả những bà mẹ Việt Nam đã có con, có người thân của mình vĩnh viễn nằm lại khắp nơi trên đất nước này.
Có những người may mắn đã được trở về với đất mẹ, có người đã được qui tập về các nghĩa trang, những cũng còn không ít những người như bố tôi cho đến bây giờ vẫn chưa biết đang nằm lại ở cuối rừng hay đầu suối! Ở nơi xa kia không biết rằng Bà tôi đã tìm gặp được "thằng Bắc của mẹ" đã từng chờ đợi trong suốt hơn hai mươi năm!
Khi Bà trút hơi thở cuối cùng nhưng mắt bà không thể nhắm lại vì những ước nguyện cuối cùng được gặp lại đứa con trai độc nhất của mình chưa thành, như trang Kiều chưa bao giờ khép lại!./.
Bỏ đi thì dễ thôi Từ ngày cô Tuyết nhận nhiệm vụ quản lý nhà bếp, bọn nhỏ được ăn uống ngon lành, có khi linh đình nguyên con heo quay của công ty nào đó cúng khai trương kèm theo mâm trái cây kết hình rồng phượng mà khi gỡ ra thì chất đầy một thúng những lê táo nho cam. Mọi người đồn là cô Tuyết...