Ngoài ông Trump và bà Clinton, đừng quên hai người “bí ẩn” cũng đang chạy đua vào Nhà Trắng
Ngoài ông Donald Trump của phe Cộng hoà và bà Hillary Clinton của phe Dân chủ, cuộc đua vào Nhà Trắng trong tháng 11 tới còn đại diện của các đảng nhỏ hơn mà không ít người còn chưa từng nghe tên.
Khi cuộc đua vào Nhà Trắng ngày càng tới gần giai đoạn nước rút, hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton dường như hút hết mọi sự tập trung vào mình. Tuy nhiên, cuộc đua vào Nhà Trắng còn hai cái tên khác là Jill Stein của đảng Xanh và Gary Johnson của đảng Tự do, những người hiếm khi được truyền thông nhắc tên dù chạy đua vị trí quyền lực nhất nước Mỹ. Cơ hội giành chiến thắng của các ứng viên này gần như bằng không nhưng với lá phiếu giành được, họ sẽ trở thành những người có ảnh hưởng trên chính trường Mỹ.
Ứng viên tổng thống Jill Stein của đảng Xanh
Bà Stein sinh ngày 14/5/1950 tại Chicago, bang Illinois, Mỹ. Bà là bác sĩ, nhà hoạt động và chính trị gia đồng thời đảm trách cương vị chủ tịch đảng Xanh và cũng là ứng viên của đảng này trong cuộc đua tổng thống năm 2016. Tốt nghiệp trường Harvard năm 1973, bà Stein hành nghề bác sĩ trước khi trở thành nhà hoạt động và chính trị gia vì lo ngại ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Bà Jill Stein, ứng viên tổng thống của đảng Xanh.
Cuộc đời bà Stein gắn liền với hàng loạt các hoạt động bảo vệ môi trường và con người. Năm 1998, bà Stein quyết định tách khỏi đảng Dân chủ và tham gia đảng Xanh trước khi trở thành chủ tịch của đảng này và chạy đua các cuộc đua vào vị trí quyền lực nhất nước Mỹ.
Video đang HOT
Bà Stein chạy đua vị trí tổng thống Mỹ lần đầu trong chiến dịch tranh cử năm 2012 sau khi giành được hơn 70% số phiếu ủng hộ trong nội bộ đảng. Theo quan điểm của Stein, sự hiện diện của bà cho phép các cử tri có cơ hội lựa chọn “người không phải là tôi tớ của phố Wall” cho vị trí chèo lái nước Mỹ. Bà Stein khẳng định mình là đại diện của người lao động. Tuy nhiên, cạnh tranh với đối thủ lão luyện như Mitt Romney và Barack Obama, bà Stein chỉ nhận được 0,4% phiếu bầu, tương đương 469.501 phiếu.
Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016, bà Stein tiếp tục đại diện cho đảng Xanh chạy đua vị trí quyền lực nhất nước Mỹ. Đối đầu với cựu ngoại trường Hillary Clinton và ông Donald Trump, bà Stein dường như có lợi thế hơn so với cuộc đua năm 2012. Thậm chí, bà Stein còn nhận được khá nhiều sự ủng hộ từ đảng Dân chủ, những người ủng hộ thượng nghị sĩ Bernie Sanders thay vì bà Clinton.
Nhiều người ủng hộ ông Sanders đã quyết định rời bỏ đảng Dân chủ để ủng hộ đảng Xanh. Riêng bà Stein cũng nhận định các cử tri Mỹ đang rơi vào “trạng thái sợ hãi chính trị” trong khi bà Clinton không phải là giải pháp cho các mối đe doạ tới từ Donald Trump.
Nếu trở thành tổng thống, Stein muốn lập mọi người có mức lương đủ sống, chăm sóc sức khoẻ cho mọi người và tạo ra 20 triệu việc làm bằng cách chuyển đổi năng lượng thành năng lượng xanh và năng lượng tái chế vào năm 2030 đồng thời giữ hệ thống trường công lập khỏi làn sóng tư nhân hoá đang bùng nổ ở Mỹ.
Ứng viên Gary Johnson của đảng Tự do
Ông Gary Johnson sinh ngày 1/1 tại Minot, North Dakota, Mỹ. Ông là doanh nhân, nhà văn, chính trị gia và là ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Tự do. Ông Johnson từng đảm trách cương vị Thống đốc bang New Mexico từ năm 1995-2003 trong vai trò một thành viên của đảng Cộng hoà. Ông cũng từng chạy đua vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử năm 2012.
Johnson sáng lập một trong những công ty xây dựng lớn nhất New Mexico. Ông tham gia chính trường lần đầu tiên năm 1994 trong cuộc chạy đua vị trí thống đốc bang New Mexico. Với lời hứa giảm thuế, chống tội phạm và mở cửa thị trường, Johnson đánh bại đối thủ của đảng Dân chủ để trở thành thống đốc. Tái tranh cử 4 năm sau, Johnson tiếp tục thắng lợi.
Ông Gary Johnson, ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Tự do.
Ban đầu, ông Johnson tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2012 trên cương vị một thành viên đảng Cộng hoà. Tuy nhiên, cuối năm 2011, Johnson rút khỏi cuộc đua nội bộ đảng Cộng hoà để tham gia đảng Tự do và được đề cử làm ứng viên tổng thống của đảng này. Với chính sách rõ ràng về nợ công của nước Mỹ, ngân sách tái cân bằng, bảo vệ các quyền tự do…, Johnson giành được 0,99% số phiếu bầu, tương đương 1,2 triệu phiếu, nhiều hơn tất cả các ứng viên khác trong lịch sử đảng tự do cộng lại.
Ngày 6/1/2016, ông Johnson quyết định tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng và chọn cựu thống đốc bang Massachusetts William Weld làm bạn đồng hành. Tuy nhiên, xuất hiện trên MSNBC, ông Johnson vấp phải lỗi lầm nghiêm trọng khi không biết Alepo là thủ đô của Syria, quốc gia đang chìm trong nội chiến và khủng bố. Nó cho thấy ông Johnson dường như không thực sự hiểu rõ về cuộc chiến mà nước Mỹ đang đóng vai trò làm trung gian hoà giải, tìm kiếm một giải pháp hoà bình.
Theo CafeF
Singapore cảnh báo xung đột ở Biển Đông bắt đầu từ tàu hải cảnh Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen cảnh báo xung đột Biển Đông không nằm ở tàu quân sự, vốn tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, nhưng có thể từ đội tàu hải cảnh dày đặc mang theo vũ khí của Trung Quốc.
Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chấp pháp Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam, tháng 5.2014 - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.
Bloomberg ngày 3.10 dẫn lời Bộ trưởng Ng phát biểu bên lề cuộc họp bộ trưởng quốc phòng ASEAN - Mỹ tại Hawaii ngày 30.9: "Rắc rối có thể nảy sinh từ tàu cá, từ các tàu trắng. Dù các tàu đó có màu gì thì chúng cũng có thể thúc đẩy các sự cố".
"Tàu trắng" mà ông Ng nhắc tới chính là đội tàu hải cảnh dày đặc mà Trung Quốc tung ra Biển Đông, được trang bị nhiều vũ khí, chuyên rượt và xua đuổi các tàu nước khác, đặc biệt là tàu cá, xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, bồi đắp và xây dựng trái phép trên Biển Đông. Tàu hải cảnh Trung Quốc thường sơn thân màu trắng.
Lời cảnh báo của Singapore được đưa ra sau nhiều cảnh báo tương tự từ Mỹ và các nước khác trước tình trạng đội tàu hải cảnh của Trung Quốc ngày càng hung hăng, hoạt động phi pháp trên Biển Đông. Các nước này đều cho rằng chiêu thức dựa vào tàu cá và tàu hải cảnh để bảo vệ chủ quyền phi pháp là rất nguy hiểm cho an ninh khu vực.
Trước tình trạng trên, Bộ trưởng Ng cho rằng các nước có tàu bè đi qua tuyến đường biển sầm uất và quan trọng này cần xây dựng một quy chuẩn để tháo ngòi nổ căng thẳng khi sự cố xảy ra.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát tàu chấp pháp Việt Nam trên Biển Đông. - Ảnh: Reuters
Ông Ng khẳng định dù Singapore không có tranh chấp chủ quyền Biển Đông và "Trung Quốc không phải là mối đe dọa với chúng tôi", Singapore kêu gọi các nước liên quan giảm thiểu căng thẳng và tìm kiếm giải pháp chung để giải quyết bất đồng. Ông cho rằng Biển Đông đang ở trong "tình trạng rắc rối".
"Chúng tôi quan tâm đến Biển Đông bởi vì đó là một tuyến đường biển quan trọng và nhiều nền kinh tế lệ thuộc vào nó. Chúng tôi cho rằng tình trạng bất ổn có thể sẽ dẫn tới sự cố"- bộ trưởng Ng phát biểu.
Theo Thanh Niên
Tranh luận TT Mỹ: Bà Clinton tuyên bố muốn đào tại lại cảnh sát Ứng viên Hillary Clinton đã đề cập đến việc cải thiện năng lực cảnh sát trong buổi tranh luận trực tiếp với Donald Trump ngày 26/9. Tranh luận TT Mỹ: Bà Clinton tuyên bố muốn đào tại lại cảnh sát Bà Clinton cho rằng đào tạo lại cảnh sát là biện pháp để giảm thiểu tình trạng phân biệt đối xử "ngầm" với...