Ngoại ngữ yếu, làm sao vào làm khách sạn 5 sao?
Theo tính toán đến năm 2015, ngành du lịch trong nước cần đến khoảng nửa triệu lao động có tay nghề chuyên môn vững vàng. Để đạt được con số này cũng như đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực là thách thức lớn của ngành du lịch Việt Nam.
Được làm việc trong các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nắng… luôn là mong ước của nhiều sinh viên ngành du lịch sau khi ra trường, bởi môi trường làm việc cũng như mức lương hấp dẫn.
Tuy nhiên, tuy nhiên có một thực tế khó khăn, hầu hết sau khi tuyển dụng nhân sự, khách sạn lại phải đào tạo lại từ đầu với lý do người mới tuyển chưa được đào tạo bài bản và ngoại ngữ yếu. Đây cũng là thực trạng chung của các đơn vị kinh doanh khách sạn cũng như lữ hành du lịch
Ông Đỗ Văn Đàn, Tổng Giám Đốc Tập đoàn Hà Nội Elegend chia sẻ: “Đơn vị tôi cũng thường xuyên gặp phải vấn đề phải đào tạo lại sinh viên sau khi ra trường. Vì phần lớn các em học trong trường còn nặng về lý thuyết. Các trường cần có những liên kết với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các em được thực tập nhiều hơn”.
Video đang HOT
Được làm việc ở những khách sạn hàng đầu
là mơ ước của nhiều sinh viên ngành du lịch sau khi ra trường
Theo thống kê của Ban chỉ đạo Quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội, cả nước hiện có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch gồm có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng, 117 trường trung học chuyên ngành, nhưng cho đến nay, chất lượng nhân lực ngành du lịch Việt Nam vẫn đang được đánh giá là thiếu và yếu. Nhất là trong bối cảnh đến năm 2015, ngành du lịch trong nước cần đến khoảng nửa triệu người lao động có tay nghề chuyên môn vững vàng.
“Thiếu và yếu về chất lượng do đào tạo của chúng ta đang nặng về lý thuyết còn về chuyên môn thực hành thì đòi hỏi chúng ta phải có thời gian. Thời gian tới không chỉ đòi hỏi đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ mà phải đào tạo ra những nhà quản lý. Vì hầu hết các khách sạn hạng sang hiện nay phải mướn quản lý nước ngoài” -Ông Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam cho biết.
Nhìn chung, chương trình, giáo trình đào tạo ở các trường đang từng bước khắc phục được phần nào tình trạng “dạy chay”, “học chay”. Hầu như mỗi giảng viên, mỗi cơ sở đào tạo chỉ cố gắng vận dụng những gì có sẵn để phục vụ đào tạo, mà chưa có chương trình thống nhất mang tính chuyên nghiệp. Thậm chí có tình trạng, mỗi trường dạy mỗi kiểu.
Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực du lịch chất lượng
Theo Thạc sỹ Vũ An Dân, Phó Chủ nhiệm phụ trách khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội: “Các trường trung cấp du lịch thì đào tào tương đối thống nhất theo bộ tiêu chuẩn nghề VTOS nhưng ở cấp độ đại học thì mỗi trường có cách đào tào khác nhau do mỗi trường có một triết lý riêng. Nhưng cái mà chúng ta quan tâm là sinh viên khi được đào tạo ở trường có đáp ứng được doanh nghiệp hay không. Nếu không thì sẽ rất lãng phí cho xã hội”.
Để có được số lượng sinh viên ra trường có chung mặt bằng về chất lượng đào tạo, đảm bảo đáp ứng được công việc, ngành du lịch, nhất thiết phải đưa ra được các tiêu chí chung về đào tạo nguồn du lịch. Đây sẽ là cơ sở cho các trường dựa vào đó để hoàn chỉnh giáo trình giảng dạy.
Trong thời gian tới, nếu việc phát triển nhân lực không có bước đột phá, chắc chắn ngành du lịch sẽ không hoàn thành mục tiêu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo ANTD
"Giải cứu" nguồn lao động có trình độ
Theo thống kê thì 24.956 học sinh, sinh viên tỉnh Thanh Hóa hiện ra trường chưa xin được việc làm. Còn tại tỉnh Nghệ An con số chưa đầy đủ là hơn 11.000 người, tỉnh Đồng Tháp 2.000 người... Thống kê ban đầu của tỉnh An Giang cho thấy hiện khoảng 300 cử nhân của tỉnh chưa có việc làm; trong đó phần lớn là cử nhân sư phạm...
Sau hơn 4 năm dùi mài kinh sử, nhiều cử nhân, tiến sĩ đi xin việc mà chẳng nơi nào nhận đành phải bươn trải với đủ nghề tạm bợ mà vẫn không đủ sống. Không ít gia đình nghèo đã bán đất, vay mượn tiền bạc cho con ăn học để rạng danh gia đình, dòng họ cùng với hy vọng con cái sẽ giúp họ đổi đời, nhưng rồi tất cả cùng hụt hẫng cay đắng khi tấm bằng đại học, cao học cầm trong tay đã trở nên vô dụng.
Theo kết quả khảo sát của một Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực ở TP.HCM thực hiện trên 100.000 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 và quý I/2013 thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ ĐH-CĐ chỉ chiếm gần 25%, còn lại là tuyển dụng lao động kỹ thuật có trình độ, tay nghề. Điều đó cho thấy, khi hệ thống giáo dục mở rộng, cử nhân không còn là của hiếm nữa thì bằng cấp đã mất dần giá trị. Còn tại Đà Nẵng, mỗi phiên giao dịch việc làm, nhu cầu tuyển dụng dành cho lao động phổ thông chiếm gần 70%, trong khi nhu cầu về cử nhân chỉ dao động ở mức 5%-10%. Thế nhưng hơn 8 trường ĐH của thành phố này đều đặn mỗi năm làm lễ tốt nghiệp cho hàng chục nghìn cử nhân nên thất nghiệp là điều khó tránh. Đã đến lúc các bậc phụ huynh không nên để con chạy đua vào ĐH nữa vì tấm bằng không phải chỉ là "đồ trang sức" của các bậc cha mẹ, mà điều quan trọng là con em họ sẽ học và làm được gì sau khi tốt nghiệp. Mùa thi ĐH,CĐ sắp đến cũng là lúc các bạn trẻ sắp tốt nghiệp PTTH và gia đình bình tâm suy xét để không đi vào ngõ cụt vừa tốn tiền của, vừa lãng phí thời gian và sức lực.
Tại sao cho đến giờ chưa thấy cơ quan nào thống kê, đánh giá mức độ lãng phí tiền của do sinh viên ra trường không tìm được việc làm? Để xảy ra hiện trạng như hiện nay, trách nhiệm trước hết thuộc về ngành Giáo dục - Đào tạo. Cử nhân thất nghiệp quá nhiều vì quy mô, cơ cấu đào tạo của các trường ĐH, CĐ không ăn nhập với nhu cầu của thị trường lao động. Các trường ĐH,CĐ mọc lên như nấm, tỉnh nào, ngành nào cũng có trường đại học với nhiều chương trình học từ chính quy, đến tại chức, liên thông... Đào tạo tràng giang đại hải nên mới thừa. Thậm chí theo kết quả khảo sát về tình hình việc làm của cử nhân ra trường trên 2.948 sinh viên tại ĐHQG HN, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, có 18% sinh viên có bằng tốt nghiệp loại giỏi không tìm được việc vì các nhà tuyển dụng đã không thể hiểu được những cử nhân này được đào tạo về... cái gì! Các trường chỉ chăm chăm đào tạo những ngành mà trường có điều kiện chứ không phải là ngành xã hội cần, khiến hàng trăm hàng nghìn cử nhân đang hụt hẫng, bế tắc vì thất nghiệp. Đồng thời cũng từ đây nảy sinh các hành vi tiêu cực trong xin việc, tuyển dụng. Để tồn tại, các cử nhân phải làm những công việc không có liên quan gì đến ngành nghề được đào tạo chính quy. Thật lãng phí vô cùng khi mà đã phải mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền của.
Chưa khi nào tình trạng cử nhân thất nghiệp lại nhiều như hiện nay, nguyên nhân, lý do nào cũng có nhưng biện pháp để giải quyết điều này thì chưa thấy. Đã đến lúc phải triển khai các giải pháp "giải cứu" nguồn lao động có trình độ này.
Theo ANTD
Lận đận tìm việc thời suy thoái Tốt nghiệp loại giỏi của một đại học danh tiếng ở Hà Nội, 7 tháng nộp hồ sơ xin việc khắp nơi, Hùng (phố Thái Hà, Hà Nội) bắt đầu thấm thía nỗi lo thất nghiệp trong bối cảnh kinh tế suy thoái Nơi yêu cầu kinh nghiệm - điều mà một sinh viên mới tốt nghiệp như Hùng chưa có, nơi lại...