Ngoại ngữ – rào cản ngăn cầu thủ Việt xuất ngoại
Làn sóng cầu thủ xuất ngoại đang lớn dần trong giới bóng đá Việt Nam, nhưng để thực sự phát triển và gặt hái thành công, ngoại ngữ tốt là vấn đề cốt lõi bên cạnh chuyên môn.
Từ trường hợp đầu tiên là Huỳnh Đức sang Trung Quốc thi đấu, cho tới Văn Hậu tới trời Âu, cầu thủ Việt ra nước ngoài luôn nhân sự quan tâm đặc biệt. Tuy vậy, không phải người nào cũng gặt hái thành công. Đặng Văn Lâm là trường hợp hiếm hoi thành công khi xuất ngoại. Anh có thể nói tốt ba thứ tiếng Việt, Anh và Nga.
Bên cạnh yếu tố chuyên môn được cho là quyết định, vấn đề ngoại ngữ luôn được nhắc đến như một rào cản lớn nếu họ muốn thành công ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Văn Lâm thi đấu thành công tại Thái Lan. Ảnh: Quang Thịnh.
Ngoại ngữ và tư duy cầu thủ Việt Nam
Khoan bàn đến việc đáp ứng chuyên môn, mọi người đều thấy rằng vấn đề giao tiếp đóng vai trò quan trọng đến thế nào trong những chuyến xuất ngoại.
Cầu thủ khi quyết định ra nước ngoài thi đấu không chỉ có chơi bóng. Thời gian trên sân bóng chỉ chiếm một phần nhỏ trong quỹ thời gian 24 giờ mỗi ngày. Ngay cả trên sân bóng, cầu thủ muốn phát triển hơn phải giao tiếp, trao đổi được với đồng đội, phải hiểu những gì HLV truyền đạt. Giao tiếp – ngoại ngữ – là chìa khóa giúp cầu thủ hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới.
Đáng tiếc, không nhiều cầu thủ Việt Nam có thể tự trang bị cho mình vốn tiếng Anh – thứ ngôn ngữ thông dụng nhất – đủ để có thể tự tin nói chuyện với người nước ngoài khiến họ tự ty khi đứng trước cơ hội ra nước ngoài thi đấu. Một vài người có vốn tiếng Anh tốt thể hiện rõ sự khác biệt trong những trường hợp như thế.
Công Vinh là một ví dụ điển hình. Cầu thủ này sang Nhật Bản chơi bóng, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế. Khi còn thi đấu, anh được nhắc đến như hình mẫu lý tưởng cho giới cầu thủ. Đáng tiếc là không nhiều người làm được như vậy.
Video đang HOT
Nguyễn Công Cường, người từng được đưa sang Liverpool và có thời gian tập luyện cùng Raheem Sterling và có cơ hội ở lại nước Anh chơi bóng, sau này thừa nhận rằng ngoại ngữ là rào cản lớn nhất khiến anh không thể hòa nhập và phải quay lại Việt Nam.
“Thể hình của tôi so với đồng đội cùng trang lứa không hề thua kém. Tuy nhiên, tiếng Anh lại là một vấn đề. Tôi không thể giao tiếp bình thường với họ, không hiểu hết chỉ đạo của HLV. Giá như lúc đó tôi tự tin giao tiếp hơn, tiếng Anh khá hơn, có lẽ mọi thứ sẽ khác”, Cường chia sẻ trong dịp Sterling cùng Manchester City tới Việt Nam.
Tiền vệ Đức Huy hơn một lần chia sẻ về chuyến thử việc tại Nhật Bản được xem là kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh. Cầu thủ này thừa nhận khó khăn và bỡ ngỡ khi cùng Duy Mạnh ra nước ngoài thử việc và phải rất khó khăn để giải quyết khi bị cơ quan chức năng nước bạn giữ lại sân bay.
Nếu không có tờ giấy ghi liên lạc của đại diện Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản cùng sự nhanh nhạy trong việc dùng ngôn ngữ cơ thể của Duy Mạnh, hai người có lẽ còn gặp nhiều rắc rối hơn nữa.
Xuân Trường giao tiếp và phát âm tiếng Anh tốt. Ảnh: Quang Thịnh.
Thay đổi không phải chuyện dễ
Ngày ra mắt học viện JMG, bầu Đức khẳng định mục tiêu là xuất khẩu lứa Xuân Trường, Công Phượng, thậm chí thị trường nhắm đến là trời Âu. Một trong các yếu tố cần thiết để làm được việc này là trau dồi ngoại ngữ. Kết quả, hầu hết cầu thủ tốt nghiệp tại đây đều giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.
Xuân Trường thậm chí còn lên sóng truyền hình, “chém” bằng tiếng Anh mà không hề vấp váp. Sau này, anh liên tục được đưa ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội thi đấu và những hình ảnh bên lề cho thấy sự tự tin của cầu thủ quê Tuyên Quang khi giao tiếp cùng đồng đội.
Sau Công Vinh, lứa cầu thủ khóa một học viện JMG có lẽ là “chuẩn” để nhiều nơi hướng đến. Dù vậy, thực tế không hề dễ dàng, không phải cứ vung tiền học là sẽ thành tài.
Cầu thủ trẻ Việt Nam chỉ có tối đa 4 năm đầu vào nghề được “thảnh thơi” khi đây là giai đoạn phát triển tư duy, kỹ năng cá nhân, dành cho lứa cầu thủ 11-15 tuổi.
Bước sang tuổi 16, giai đoạn bản lề cho sự nghiệp chuyên nghiệp sau này, họ bước sang tập luyện chuyên sâu hai buổi mỗi ngày. Đến giai đoạn 19-21 tuổi, cầu thủ gần như sẽ không học văn hóa và tập trung tối đa vào chuyên môn.
Trung tâm Đào tạo Bóng đá Viettel từng thuê cả gia sư tiếng Anh cũng như tổ chức các lớp giao tiếp và kỹ năng mềm, nhưng hiệu quả đến đâu thì không nhiều người đong đếm được.
Văn Quyết thuê gia sư dạy riêng tại nhà, nhưng khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của đội trưởng CLB Hà Nội vẫn chưa được cải thiện quá nhiều. Đồng đội của anh, tiền vệ Đỗ Hùng Dũng, cũng lên kế hoạch chi tiết để trau dồi thêm ngoại ngữ. Kết quả, cầu thủ sinh năm 1994 đành bó tay.
Khi được hỏi, cầu thủ này thừa nhận: “Tập luyện cả ngày về mệt mỏi sẽ không thể tiếp thu vào đầu. Để có thể học tiếng Anh, cầu thủ cần có lộ trình cụ thể, dài hơi. Tôi nghĩ không thể cùng lúc làm tốt cả hai việc, vừa đá bóng vừa học tiếng Anh được”.
Theo Zing
Việt Nam có sự thăng tiến mạnh mẽ trên bảng xếp hạng FIFA trong 10 năm qua
Theo thống kê, đội tuyển Việt Nam đã có sự thăng tiến mạnh mẽ trên bảng xếp hạng FIFA trong thập kỉ vừa qua (2010 - 2019).
Kết thúc năm 2019 tương đối thành công, đội tuyển Việt Nam vươn lên vị trí thứ 94 thế giới, số 1 Đông Nam Á và đứng thứ 14 tại châu Á.
Đây là thứ hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam trên BXH FIFA trong 20 năm qua, trước đó Việt Nam đã từng đứng ở vị trí thứ 84 thế giới vào năm 1998 với thế hệ cầu thủ lừng danh Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Văn Sỹ Hùng.
Đội tuyển Việt Nam đã có sự thăng tiến mạnh mẽ trên bảng xếp hạng FIFA trong thập kỉ vừa qua (2010 - 2019). Cụ thể, ĐT Việt Nam đã đứng hạng 137 vào năm 2010, nhưng đã vươn lên hạng 94 thế giới vào năm 2019.
Chúng ta cũng là đội tuyển thăng tiến tốt nhất khu vực Đông Nam Á khi nhảy 43 bậc trên BXH FIFA trong một thập kỷ qua nhờ những thành tích ấn tượng dưới triều đại của HLV Park Hang Seo.
Trong hai năm qua, ở cấp độ đội tuyển quốc gia, HLV Park đã giúp ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, lọt vào top 8 Asian Cup 2019, Á quân King's Cup 2019 và xuất sắc giành ngôi đầu bảng G tại Vòng loại World Cup 2022.
Tuyển Việt Nam có sự thăng tiến mạnh mẽ trên bảng xếp hạng FIFA
Trong năm 2020, đội tuyển Việt Nam có cơ hội cải thiện vị trí của mình trên bảng xếp hạng FIFA nếu tiếp tục thi đấu thành công ở vòng loại 2 World Cup 2022, giải đấu chúng a đang bất bại sau 5 lượt trận và dẫn đầu bảng G, trong khi đó Malaysia đứng ngay sau với 9 điểm và Thái Lan đứng ở vị trí thứ 3 với 8 điểm.
Trong khi đó đội bóng được đánh giá rất cao là UAE bất ngờ đứng ở vị trí thứ 4 với 6 điểm tuy nhiên đội bóng này thi đấu ít hơn các đối thủ một trận và vị trí cuối bảng hiện đang thuộc về Indonesia với 0 điểm sau chuỗi trận toàn thua.
Theo thể thức Vòng loại World Cup 2022, AFC sẽ lấy 8 đội đầu bảng và 4 đội nhì bảng (hoặc 5 đội nếu Qatar nằm trong top 12) có thành tích tốt nhất lọt vào vòng loại cuối cùng. 12 đội tuyển đi tiếp sẽ được chia thành 2 bảng (6 đội/bảng, thi đấu vòng tròn 2 lượt đi và về). Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành vé dự VCK World Cup 2022. 2 đội đứng thứ 3 sẽ đá play-off, đội thắng sẽ tiếp tục thi đấu play-off với 1 đội tuyển của châu lục khác.
Với việc đã hoàn toàn bình phục chấn thương và tham dự V.League 2020, nhiều khả năng tiền đạo Phan Văn Đức sẽ góp mặt ở giải đấu này trong tháng 3 tới, một sự trở lại vô cùng cần thiết trong bối cảnh Anh Đức đã rút lui và Công Phượng chưa có được phong độ cao nhất trong thời gian qua.
Trong khi đó ở hàng thủ chúng ta sẽ không có được sự phục vụ của bộ đôi cầu thủ trụ cột là Trần Đình Trọng và Nguyễn Trọng Hoàng vì án phạt. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là vị trí của Trọng Hoàng, bởi hiện tại chưa có cầu thủ nào thay thế xứng đáng Hoàng "bò'.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Công Phượng - Văn Hậu - Lâm "Tây" xuất ngoại 2019: Người lên đời, kẻ khốn khó Trong năm 2019, bóng đá Việt Nam có một số cầu thủ xuất ngoại. Vào cuối năm, khi đánh giá lại những màn xuất ngoại đó, thì có nhiều điều đáng bàn. Trong năm 2019, bóng đá Việt Nam có 4 cầu thủ xuất ngoại. Thủ môn Đặng Văn Lâm gia nhập Muangthong United của Thái Lan. Tiền đạo Nguyễn Công Phượng đến...