Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp ở Nga
Quyết định của Bộ Giáo dục Nga có hiệu lực từ ngày 4/1, vấp phải nhiều tranh cãi từ cộng đồng mạng.
Theo Global Times , môn Ngoại ngữ (bao gồm tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Trung) sẽ trở thành môn thi tự chọn, thay vì bắt buộc như trước đây.
Kỳ thi tốt nghiệp quốc gia (EGE) sẽ chỉ còn hai môn bắt buộc là Tiếng Nga và Toán học. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Văn học, Lịch sử, Xã hội học, Khoa học máy tính, cũng nằm trong danh sách môn thi tự chọn. EGE năm 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 31/5 đến 2/7.
Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp ở Nga. Ảnh: Study In Russia.
Ông Gennady Onishenko, Phó chủ tịch Ủy ban Giáo dục Nga nhấn mạnh quyết định mới của Bộ Giáo dục không ảnh hưởng đến trình độ giáo dục của quốc gia, cũng không làm giảm sút năng lực ngoại ngữ của học sinh.
“Học sinh sẽ có nhiều thời gian để lựa chọn môn học yêu thích”, ông Gennady phát biểu.
Video đang HOT
Được biết, từ năm 2019, Ủy ban Phụ huynh toàn nước Nga kêu gọi Bộ Giáo dục loại bỏ Ngoại ngữ khỏi môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp và cho rằng các kỳ thi năng lực ngoại ngữ nên được tổ chức dựa trên sự tự nguyện của thí sinh.
Do đó, Bộ Giáo dục Nga đã soạn thảo dự luật vào tháng 7/2020 nhằm đưa Ngoại ngữ vào danh sách môn thi tự chọn. Dự luật được Cơ quan Giám sát Khoa học và Giáo dục Liên bang Nga ủng hộ.
Tuy nhiên, nhiều người phản đối quyết định của Bộ Giáo dục. Dân mạng cho rằng việc bỏ Ngoại ngữ khỏi môn thi bắt buộc sẽ khiến trình độ ngoại ngữ của học sinh Nga giảm sút.
“Học ngoại ngữ mang lại lợi ích to lớn cho sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên ngành Khoa học và Y dược. Ví dụ, phần với bài báo nghiên cứu về Covid-19 hiện nay đều xuất bản bằng tiếng Anh. Sinh viên cần có vốn ngoại ngữ để tìm hiểu”, một người bình luận.
Kết hôn dù không hiểu ngôn ngữ, phải dùng Google dịch
Biết đến nhau nhờ ứng dụng học ngoại ngữ, Oliver Hodkingson và Melody Gudiel Torres nhanh chóng cảm mến, hẹn hò rồi về chung một nhà mặc khoảng cách địa lý xa xôi.
Năm 2012, Oliver Hodkingson (sinh 1994, sống tại Lancashire, Anh) nảy ra ý tưởng học thêm một ngoại ngữ.
Ban đầu, Oliver thử học tiếng Ả Rập song phải bỏ cuộc vì cho rằng ngôn ngữ này quá khó. Anh chuyển sang tiếng Tây Ban Nha và sử dụng Busuu - ứng dụng mạng xã hội, nơi nhiều người trên thế giới có thể cùng nhau trao đổi, học ngoại ngữ.
Một trong những người Oliver thường trò chuyện là Melody Gudiel Torres, cô gái sống ở Guatemala, cách anh khoảng 8.000 km. Cô là giáo viên dạy tiểu học và đang muốn trau dồi thêm tiếng Anh.
Bắt đầu với mục đích học tập, đôi trẻ nhanh chóng cảm mến nhau qua cách nói chuyện hợp gu và đồng điệu tâm hồn.
Melody và Oliver quen nhau qua ứng dụng học ngôn ngữ.
"Lúc đó, tôi mới bập bẹ học tiếng Tây Ban Nha nên không thể giao tiếp nhiều, tiếng Anh của cô ấy cũng vậy. Chúng tôi thường chỉ có những cuộc hội thoại ngắn hoặc dùng Google dịch để nói chuyện với người kia", Oliver nói với Metro.
Sau vài tháng trò chuyện, Melody nhận ra cô đã phải lòng chàng trai người Anh song sợ khoảng cách địa lý khiến hai người không thể thành đôi.
"Tôi thực sự thích anh ấy nhưng cảm giác như đó là một giấc mơ vô vọng bởi chúng tôi cách nhau quá xa. Tôi chưa bao giờ nghĩ là chúng tôi có thể hẹn hò hay thậm chí tiến xa hơn", Melody chia sẻ.
Hai người tổ chức đám cưới đơn giản năm 2015.
Tuy nhiên không lâu sau đó, Oliver là người quyết định tỏ tình trước khi hai người đang gọi Facetime.
"Tôi nghĩ định mệnh đã đưa chúng tôi đến với nhau. Nếu tôi tiếp tục học tiếng Ả Rập thì có lẽ đã không gặp được Melody", chàng trai người Anh chia sẻ.
Khi biết chuyện, gia đình Oliver phản đối chuyện tình đôi trẻ, sợ khoảng cách địa lý, khác biệt văn hóa sẽ khiến hai người nhanh chóng chia tay và bị tổn thương. Tuy nhiên, hai người ngày càng chứng minh tình cảm bền chặt qua những lần trò chuyện trên mạng.
Tháng 4/2013, Oliver nộp đơn tình nguyện viên dạy tiếng Anh cho trẻ em ở Guatemala trong một tháng và tới gặp người yêu. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, cả hai không thể hẹn hò được nhiều vì Melody cũng bận công việc ở trường học. Nhân cơ hội này, Melody cũng giới thiệu bạn trai với gia đình.
Sau khi về nhà, Oliver gom hết tiền tiết kiệm được khoảng 19.000 USD, trở lại Guatemala với một chiếc nhẫn đính hôn và nhanh chóng nhận được cái gật đầu từ bạn gái. Hai người tổ chức đám cưới đơn giản tại quê nhà cô dâu.
Đến tháng 7/2019, hai vợ chồng quyết định trở lại Anh định cư.
"Chuyện tình của chúng tôi giống như mơ vậy. Chúng tôi sẽ sống một cuộc sống đơn giản, hạnh phúc và thật viên mãn", Melody chia sẻ.
Tuyển sinh lớp phụ đạo 1 kèm 1, cô giáo hot girl khiến CĐM sốc nặng với màn quảng cáo như phim 18+, gói học VIP lên tới hơn 32 triệu Màn tuyển sinh của cô giáo hot girl này đang khiến cho cộng đồng mạng được một phen xôn xao. Câu chuyện học phụ đạo dường như đã trở nên quá quen thuộc ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là với các môn học liên quan tới ngôn ngữ. Giờ đây, chẳng riêng gì trẻ nhỏ mà ngay cả rất nhiều người...