Ngoài Mã Pì Lèng, Việt Nam còn vô số đỉnh đèo khiến dân phượt mê đắm
Tây Bắc nổi tiếng bởi cảnh thiên nhiên hùng vĩ, giấu mình đằng sau những cung đường hiểm trở là một vẻ đẹp hòa lẫn giữa núi rừng và mây trời, khiến cho bất cứ ai tận mắt chứng kiến đều nhớ mãi.
Nếu có một ai hỏi rằng đi đâu để có thể thấy được những cảnh đẹp nhất của Việt Nam, tôi sẽ không do dự mà trả lời rằng: Tây Bắc, thật sự là thế! Hành trình chinh phục những con đèo hiểm trở là một đam mê của người trẻ như chúng tôi.
Cảm giác thật yomost ở Ô Quy Hồ! |
Một khúc quanh rất khó đi ở Ô Quy Hồ |
Ô Quy Hồ là một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, là con đèo nối giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Tôi đã có dịp đi qua Ô Quy Hồ trong hành trình Lai Châu – Lào Cai của mình, tự mình chinh phục con đèo hiểm trở này.
Sở dĩ Ô Quy Hồ hiểm trở và hùng vĩ là vì đây là con đèo cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, phía đỉnh đèo mây phủ quanh năm. Con đèo hoang dại với những đường cong uốn lượn, thấp thoáng sau những dãy núi, luôn là một thử thách cho bất kì một phượt thủ nào muốn chinh phục.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Là một huyện vùng cao của Yên Bái, Mù Cang Chải ban đầu trong suy nghĩ của tôi là một điểm không quá khó để đi và bị ấn tượng bởi những thửa ruộng bậc thang vàng óng. Ấy thế mà khi hành trình Mù Cang Chải diễn ra, mới thấy nó không dễ dàng chút nào.
Cứ đến độ tuần thứ ba của tháng 9, các thửa ruộng bậc thang tại các xã Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và La Pán Tẩn, đặc biệt là Mâm Xôi lại bắt đầu vàng óng, bộ ba tam giác tạo nên một màu sắc đặc trưng của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Video đang HOT
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là ruộng lúa Tây Bắc đầu tiên tôi đặt chân tới, một vẻ đẹp mới và khác bất kì những vẻ đẹp nào trước đây. Rong ruổi qua những con dốc trong bản, vượt qua con đường gồ ghề đầy đá, một lần được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp ấy chắc chắn rằng các bạn sẽ không hối tiếc.
Mỏm đá trên đèo Mã Pì Lèng
Từ mỏm đá ở Mã Pì Lèng có thể nhìn trọn dòng sông Nho Quế |
Đường đèo Mã Pì Lèng |
Hà Giang thực tế là một tỉnh thuộc Đông Bắc, là một vùng cao hội tụ đầy đủ nét đẹp ở phía Bắc Việt Nam, sự hùng vĩ, hiểm trở và nét đẹp văn hóa của người dân tộc ở đây.
Mã Pì Lèng của Hà Giang được mệnh danh là vua đèo của Việt Nam, khơi dậy niềm cảm hứng chinh phục đến mãnh liệt cho bất kì phượt thủ nào đi qua. Ngồi trên mỏm đá Mã Pì Lèng, đăm đăm nhìn về con sông Nho Quế, thấp thoáng giấu mình trong màn sương nhè nhẹ, hòa mình với đất trời.
Rong ruổi qua những con đèo uốn lượn, nguy hiểm nhưng cũng không làm giảm đi sự háo hức của một chàng trai miền Nam là tôi đang sống với một nhịp sống khác, bỗng trở thành một phiên bản hoang dại và đầy sức sống, trong sự bình dị của vẻ đẹp miền địa đầu tổ quốc.
Đèo 9 khoanh từ trên cao |
Dốc Thẩm Mã Hà Giang |
Săn mây ở Tà Xùa
Lạnh run ở Tà Xùa |
|
Nhắc đến hai chữ “săn mây” hẳn ai cũng sẽ không bỏ qua Tà Xùa, một đia điểm vùng cao của Sơn La, được mệnh danh là thị trấn mây, bởi ở đây quanh năm mây bao phủ, thiệt độ thấp đến run người.
Tà Xùa có một vị trí để săn mây nổi tiếng là sống lưng khủng long. Để lên được đây, từ Tà Xùa bạn phải vượt qua môt con đường quanh núi khá dài và nguy hiểm trong một thời tiết không dễ chịu. Để rồi có thể đón được biển mây trong một ngày may mắn. Đây cùng là lý do tại sao rất nhiều người phải quay lại Tà Xùa để có thể một lần săn được mây thành công.
Đỉnh Pha Luông ngoạn mục
Đầu rùa Pha Luông là một khát khao chinh phục của giới trẻ |
Đỉnh Pha Luông cũng thuộc Sơn La, cách Mộc Châu về phía biên giới Lào khoảng hơn 30 km. Đỉnh đầu rùa Pha Luông nổi tiếng với độ cao 2000 m, nhìn xuống bên dưới là nước bạn Lào. Leo đỉnh Pha Luông thực sự không quá khó nhưng con đường từ bên ngoài để vào đồn biên phòng Pha Luông mới thật sự là thử thách.
Những con đường đất đỏ lên xuống bám sát núi, đá sỏi lởm chởm khiến cho việc di chuyển rất khó khăn, chúng tôi đã không dưới một lần ngã xe vì quá khó đi, rất nhiều đoạn phải xuống đẩy xe lên có thể đi tiếp. Với tôi, đoạn đường vào bản Pha Luông là đoạn đường kinh khủng nhất mà tôi đã từng đi.
Đầu rùa Pha Luông mà một mỏm đá thử thách sự gan dạ của bất kì ai vì phải bò ra mỏm đá chìa ra bên ngoài để chinh phục Pha Luông hoàn hảo.
Du khách đổ xô check-in con đèo dựng đứng 15 tầng 'đáng sợ nhất Việt Nam'
Tuy tổng chiều dài chỉ 2,5km nhưng con đèo này có độ dốc đứng ấn tượng, gồm 15 tầng với 14 khúc cua tay áo và được nhiều du khách đặt tên là con đèo "đáng sợ nhất Việt Nam".
Không phải điểm đến mới nổi, cũng không nằm trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam (gồm Mã Pì Lèng (Hà Giang), Khau Phạ (Yên Bái), Pha Đin (Điện Biên), Ô Quy Hồ (Lào Cai)) nhưng đèo Khau Cốc Chà ở Cao Bằng vẫn thu hút các tín đồ mê xê dịch vì sở hữu đặc điểm "có một không hai" (Ảnh: Hiền Mai).
Đèo Khau Cốc Chà nằm trên quốc lộ 4A thuộc địa phận xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Tuy tổng chiều dài chỉ 2,5km nhưng đèo có độ dốc đứng ấn tượng, gồm 15 tầng với 14 khúc cua tay áo. Bởi lẽ đó, nhiều du khách đặt tên cho khu vực này là con đèo "đáng sợ nhất Việt Nam" (Ảnh: Thuận Xuka).
Theo tiếng dân tộc Tày, Khau có nghĩa là đèo, Cốc Chà là tên của một bản người Tày sinh sống ở đỉnh đèo và cũng là tên một loại cây mọc rất nhiều ở nơi đây (Ảnh: @cheesunsee).
Mặc dù đoạn đường từ dưới chân lên tới đỉnh đèo chỉ dài 2,5km nhưng do độ dốc cao, dựng đứng với nhiều khúc cua nguy hiểm nên du khách muốn vượt qua cũng phải tốn nhiều thời gian di chuyển bằng ô tô, xe máy (Ảnh: Dat Thanh Vu).
Những tín đồ ưa xê dịch từng đi qua đây nhận xét, đứng ở trên đèo không thể thấy được hết sự hiểm trở, hùng vĩ, hoang sơ của cung đường bởi độ dốc lớn, khuất tầm nhìn. Tuy nhiên, ở đỉnh đèo có một lối mòn đi bộ chừng 15 phút lên đỉnh núi Pác Thốc từ vị trí tiệm tạp hóa của ông Nông Văn Ngoan. Quán tạp hóa này cũng là điểm dừng chân duy nhất ở đây (Ảnh: Trần Quang).
Du khách men theo sườn núi chừng hai cây số để lên đỉnh Pác Thốc, tới điểm vọng cảnh check-in do người dân dựng lên. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ hoang sơ, hiểm trở và kỳ vĩ của đèo Khau Cốc Chà và một phần thung lũng Đồng Mu, thuộc trung tâm xã Xuân Trường (Ảnh: Hiền Mai).
Đứng trên đỉnh Pác Thốc nhìn xuống, đèo Khau Cốc Chà trông như một dải lụa mềm mại uốn lượn quanh sườn núi, tô điểm thêm vẻ đẹp bát ngát màu xanh giữa núi rừng. Nhiều người còn ví những tầng đèo giống như những bậc thang dẫn lên cổng trời (Ảnh: Nấm).
Ngoài khám phá cung đèo Khau Cốc Chà hùng vĩ, du khách tới Bảo Lạc, Cao Bằng còn có cơ hội ngắm mùa hoa mận, hoa mơ, lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, săn mây... ở thung lũng Đồng Mu hay trekking xuyên rừng trúc ở Xuân Trường, thưởng thức loạt món ngon nức tiếng (Ảnh: Kaden, _thienphuoc, Nấm).
Cầu kính cao nhất Việt Nam ngắm toàn cảnh Ô Quy Hồ Tây Bắc Cầu kính rồng mây - cây cầu kính cao nhất Việt Nam, nằm tại vị trí "cổng trời" trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ (Lai Châu) đang trở thành điểm đến mới lạ trong hành trình du lịch vùng Tây Bắc. Cầu kính rồng mây nằm trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ, một trong tứ đại đỉnh đèo của núi rừng Tây Bắc,...