Ngoại hành tinh gần nhất với Trái đất có thể có sự sống
Các nhà thiên văn học cho biết đó là một trong những hành tinh thú vị nhất được biết đến trong khu vực những “hàng xóm” của hệ Mặt trời.
Sử dụng các công cụ nghiên cứu thiên văn tối tân, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã xác nhận sự tồn tại của Proxima b, một ngoại hành tinh giống như Trái đất, quay quanh ngôi sao gần nhất với hệ Mặt trời của chúng ta.
Xác nhận sự tồn tại của Proxima b là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà nghiên cứu thiên văn và đó là một trong những hành tinh thú vị nhất được biết đến trong khu vực láng giềng của hệ Mặt trời, Alejandro Suarez Mascareo, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng Proxima b có khối lượng gấp 1,17 lần Trái đất, nhỏ hơn ước tính cũ hơn 1,3 lần. Nó quay quanh ngôi sao chủ chỉ trong 11,2 ngày.
Video đang HOT
Proxima b được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2016 bằng cách sử dụng HARPS (Công cụ tìm kiếm hành tinh tốc độ chính xác cao), một máy quang phổ săn tìm hành tinh được gắn vào một trong các kính viễn vọng tại Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile.
Các nhà khoa học đã có thể xác định thêm trên hành tinh bằng ESPRESSO, một máy quang phổ thế hệ mới cũng tại đài thiên văn ở Chile, có độ chính xác cao gấp ba lần so với HARPS.
“Chúng tôi rất hài lòng với hiệu suất của HARPS, người chịu trách nhiệm khám phá hàng trăm ngoại hành tinh trong 17 năm qua”, ông Francesco Pepe, giáo sư thiên văn học tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ, lãnh đạo của ESPRESSO nhấn mạnh.
Mặc dù Proxima b quay quanh ngôi sao chủ của nó ở khoảng cách gần như vậy, nó vẫn nhận được cùng một lượng năng lượng từ nó giống như Trái đất với Mặt trời. Điều đó khiến các nhà thiên văn học phấn khích về tiềm năng tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Các nhà khoa học mới khám phá ra 6 ngoại hành tinh cực nóng
Phát hiện này được cho có thể giúp nghiên cứu sự hình thành các hệ hành tinh khác bao gồm cả Trái đất của chúng ta.
Ba trong số các ngoại hành tinh được phát hiện thuộc loại siêu Trái đất - các hành tinh có khối lượng cao hơn Trái đất, nhưng thực chất thấp hơn các hành tinh khổng lồ như Thiên vương tinh và Hải vương tinh.
Các nhà khoa học vừa tìm ra các ngoại hành tinh có khả năng giúp chúng ta tìm hiểu về quá trình hình thành các hành tinh.
Tiến sĩ Carole Haswell, Daniel Staab và John Barnes, tất cả từ Đại học Mở ở Anh, đã sử dụng một phương pháp mới để tìm ra các ngoại hành tinh dựa trên sự giám sát của quá trình cắt bỏ - một quá trình trong đó vật liệu bay hơi từ bề mặt rắn hoặc lỏng. Trong không gian, quá trình cắt bỏ xảy ra khi các hành tinh đến gần các ngôi sao.
"Những khám phá mới này rất hứa hẹn cho các nghiên cứu tiếp theo. Chúng cho phép chúng ta đo lường mối quan hệ giữa khối lượng, kích thước và thành phần của các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta", tiến sĩ Carole Haswell cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện vật chất bị cắt bỏ trong ba hệ hành tinh, trong đó lần lượt họ tìm thấy sáu hành tinh rất gần với các ngôi sao và có nhiệt độ 1.100 - 1.800 độ C. Sau đó họ đã sử dụng Công cụ tìm kiếm hành tinh tốc độ chính xác cao (HARPS), một máy quang phổ được lắp đặt trên kính viễn vọng 3,6m của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile.
Ba ngoại hành tinh thuộc loại hành tinh siêu Trái đất, có khối lượng lớn gấp ba đến mười lần Trái đất. Các nhà khoa học nói rằng một nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học của vật liệu bay hơi từ các bề mặt của các ngoại hành tinh được phát hiện sẽ tiết lộ loại đá trên bề mặt.
"Bây giờ chúng ta có thể thấy các hành tinh nói chung được xây dựng như thế nào và liên quan đến hành tinh của chúng ta", tiến sĩ Carole Haswell nói.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Phát hiện mới nhất về hố đen: Chứng minh lý thuyết của Einstein là đúng Những luận điểm trong thuyết tương đối của Einstein tiếp tục được giới thiên văn học chứng minh là đúng. Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học quan sát thấy một ngôi sao quay quanh hố đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta. Và ngôi sao đang "nhảy múa" theo giai điệu như đúng dự đoán trong...