Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng

Theo dõi VGT trên

Trong những ngày này, cả nước đang tưng bừng hướng tới kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2-9 cùng các ngày lễ lớn của dân tộc.

73 năm qua, Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, phục vụ đắc lực cho các sứ mệnh cách mạng cao cả, đóng góp xứng đáng vào sự chuyển mình mạnh mẽ của một đất nước từng bị tàn phá bởi chiến tranh, trở thành một biểu tượng của hòa bình và ổn định, thống nhất và hòa hợp, đổi mới và phát triển.

Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Hình 1

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30. Ảnh: TTXVN

Trong dòng chảy lịch sử đó, 30 kỳ hội nghị ngoại giao (từ năm 1957 đến nay) đã trở thành một truyền thống tốt đẹp. Những ngày hội phát huy cao độ trí tuệ của toàn ngành đó đều với một mục tiêu duy nhất: thúc đẩy và bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc. Hội nghị ngoại giao là hoạt động sinh hoạt chính trị rất quan trọng của toàn ngành ngoại giao, quán triệt và quyết tâm hành động nhằm triển khai thắng lợi chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng.

Hội nghị ngoại giao lần thứ 30 diễn ra từ ngày 13 đến 17-8-2018 vào thời điểm mang tính bản lề, là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn quan trọng, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Do đó, ngành ngoại giao phải tập trung và phát huy tối đa mọi khả năng phục vụ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc. Trọng tâm là thực hiện hiệu quả, thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020; củng cố, kiến tạo môi trường thuận lợi cho phát triển của đất nước.

Một thế giới đầy biến động

Hơn hai năm qua, bên cạnh những thuận lợi, bối cảnh quốc tế và khu vực đang chuyển biến nhanh, phức tạp và rất khó lường, tạo nhiều thách thức đối với môi trường chiến lược của đất nước, tác động trực tiếp tới các lợi ích an ninh và phát triển.

Mười năm sau khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu 2008 – 2009, kinh tế thế giới đang hồi phục và bước vào chu kỳ phát triển mới. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 đạt 3,6% và có thể tiếp tục tăng trong năm 2018; thương mại toàn cầu tăng 4,6%, cao nhất từ năm 2011 đến nay. Tuy nhiên, các rủi ro tài chính, xu hướng bảo hộ và “bóng ma” chiến tranh thương mại tác động không thuận đến đà phát triển của kinh tế thế giới và Việt Nam.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và khoa học – công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp giữ vai trò động lực quan trọng trong nền kinh tế tri thức với nhiều hình thái mới, như kinh tế chia sẻ, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn… Đây là cơ hội để Việt Nam bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển. Mặt khác, các xu hướng phát triển công nghệ, hình thái kinh tế mới đặt ra nhiều thách thức chưa từng có và nếu không bắt kịp thì nguy cơ tụt hậu là hiện hữu.

Video đang HOT

Tình hình chính trị – an ninh thế giới đang có nhiều biến động. Sự điều chỉnh chính sách của các nước, chủ nghĩa dân túy, thực dụng tăng cao khiến cục diện an ninh khu vực ngày càng bấp bênh hơn. Khác biệt lợi ích giữa các thành viên tại nhóm G7, G20, Liên minh châu Âu (EU) và vai trò của các cơ chế đa phương đang bị ảnh hưởng. Tại châu Á – Thái Bình Dương, bán đảo Triều Tiên sau rất nhiều căng thẳng, nay đã tạm hòa dịu nhưng còn tiềm ẩn nhiều bất trắc. Những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, đặc biệt là việc tôn tạo quy mô lớn và quân sự hóa trên các cấu trúc đang đ.e dọ.a hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Củng cố và tạo lập môi trường hòa bình, phục vụ phát triển

Bám sát đường lối đối ngoại của Đại hội XII của Đảng, ngành ngoại giao đã kiên trì về nguyên tắc; kiên định về mục tiêu; chủ động, linh hoạt trong triển khai nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển, hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế đầy biến động, việc tham mưu chính sách, cụ thể hóa đường lối của Đại hội XII, xây dựng thể chế được đặc biệt chú trọng. Hơn hai năm qua, ngành ngoại giao đã trình Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ nhiều đề án lớn về đối ngoại, trong đó có chủ trương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương. Đây là những chủ trương quan trọng bảo đảm cho việc triển khai đồng bộ Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Ta đã chủ động đẩy mạnh và đưa quan hệ vào chiều sâu với các nước láng giềng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các nước lớn, đối tác chiến lược, toàn diện và bạn bè truyền thống. Trong đó, hoạt động đối ngoại cấp cao đóng vai trò nòng cốt với trọng tâm là xây dựng và củng cố lòng tin, làm sâu sắc và tạo đột phá trong quan hệ với các nước. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 nước, với mạng lưới 27 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có đầy đủ cả 5 nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Cục diện quan hệ rộng lớn này không chỉ góp phần nâng cao vị thế Việt Nam mà còn là cơ sở quan trọng, đóng góp trực tiếp vào bảo vệ và phát triển đất nước.

Trên cơ sở tạo dựng nền tảng tin cậy chính trị, ngành ngoại giao đã làm tốt vai trò tạo kết nối, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, gia tăng đan xen lợi ích, phục vụ phát triển. Việt Nam hiện xây dựng khuôn khổ thương mại tự do với gần 60 nước (chiếm 59% dân số, 61% GDP và 68% thương mại thế giới) thông qua 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm các FTA thế hệ mới, như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Ở cấp địa phương, từ năm 2016 tới nay, với sự đồng hành của Bộ Ngoại giao, các địa phương đã chủ động triển khai hội nhập quốc tế, ký 420 các thỏa thuận quốc tế trong tất cả các lĩnh vực, phát huy thế mạnh từng vùng, miền, từng ngành hàng. Đây là những tiề.n đề quan trọng tạo thêm xung lực mới để đất nước bước vào giai đoạn tăng trưởng mới bền vững hơn, thực chất hơn.

Chúng ta đã phát huy tốt các cơ chế đa phương để bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam cũng như tham gia giải quyết những thách thức chung của cộng đồng quốc tế. Hoạt động đối ngoại đa phương đã chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp, xây dựng định hình các thể chế đa phương”. Với vai trò nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2017, xuất phát từ lợi ích của chính người dân, doanh nghiệp, ta đã lựa chọn chủ đề và các ưu tiên phù hợp với quan tâm chung, điều hòa khác biệt, tạo đồng thuận chung, từ đó đóng góp tích cực cho việc định hướng cho giai đoạn phát triển mới ở khu vực với “Tầm nhìn APEC sau 2020″. Trong bối cảnh xu hướng dân túy và bảo hộ nổi lên mạnh mẽ, APEC 2017 không chỉ giữ được đà mà còn thúc đẩy liên kết, kết nối và thương mại tự do trong khu vực. Cũng ngay trong tuần lễ cấp cao, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp của ta đã ký 121 thỏa thuận hợp tác trị giá hơn 20 tỷ USD với các đối tác. Thành công của năm APEC 2017 cho thấy, dù không phải là một nước lớn, nhưng Việt Nam có vị thế và uy tín để nghĩ lớn và hành động lớn, nhất là khi để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.

Bên cạnh đó, ta đã thể hiện vai trò “thành viên có trách nhiệm” tại ASEAN, Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế – xã hội (ECOSOC), Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các cơ chế tiểu vùng sông Mê Công…

Đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ luôn là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt của ngành ngoại giao. Trong những năm qua, ngành ngoại giao luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương của ta và cùng các nước liên quan nỗ lực xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định hợp tác để phát triển.

Trong vấn đề Biển Đông, mặc dù vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, được dư luận quốc tế hết sức quan tâm, ta đã kiên quyết, kiên trì và triển khai nhiều biện pháp đấu tranh hiệu quả với các vi phạm, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, thềm lục địa và các hải đảo phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật Biển năm 1982. Chúng ta cùng ASEAN và Trung Quốc đang thúc đẩy đàm phán một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có giá trị pháp lý ràng buộc và thực chất. Đồng thời, ta cũng tích cực mở rộng hợp tác biển với các nước trong và ngoài khu vực; trao đổi, đàm phán nhằm thu hẹp khác biệt, tăng cường xây dựng lòng tin.

Bảo vệ lợi ích của công dân, kiều bào luôn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tổng thể công tác đối ngoại. Từ năm 2016 tới nay, ngành ngoại giao tiến hành bảo hộ cho hơn 16.000 lượt công dân ở nước ngoài và hơn 5.000 ngư dân. Các chủ trương, chính sách hỗ trợ kiều bào ta ở nước ngoài được triển khai đồng bộ, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khơi thêm nguồn lực cho đất nước từ 4,5 triệu kiều bào.

Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được coi trọng trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, nâng cao vị thế và gia tăng “sức mạnh mềm” của đất nước. Ngoại giao văn hóa được triển khai hiệu quả với trọng tâm là “Đề án tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất ở nước ngoài”. Từ năm 2016 tới nay, có thêm 8 di sản được UNESCO công nhận, nâng tổng số lên 38 danh hiệu. Các danh hiệu này đóng góp tích cực cho việc quảng bá hình ảnh, thu hút du lịch, củng cố cơ sở cho phát triển bền vững của nhiều địa phương. Thông tin đối ngoại đã tạo hiệu ứng tuyên truyền tích cực về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành tựu phát triển của đất nước.

Hướng tới một nền ngoại giao hiện đại, chủ động, sáng tạo, hiệu quả

Những thành tựu trên đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cũng là hành trang quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển mới, mang tính then chốt. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, vẫn còn có những cơ hội chúng ta chưa tận dụng hết để đóng góp hiệu quả hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học – công nghệ mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội để bứt phá nhưng cùng với đó là rất nhiều thách thức cần được hóa giải.

Tình hình trên đòi hỏi ngành ngoại giao nói riêng phải tiếp tục nỗ lực, chủ động, sáng tạo trong tư duy, hiện đại trong cách làm, chú trọng tính hiệu quả để triển khai thắng lợi các chủ trương, Nghị quyết của Đảng. Do đó, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: chủ động, sáng tạo, hiệu quả thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” sẽ tập trung vào các trọng tâm chính sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và đán.h giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác đối ngoại trong thời gian qua và đề ra các biện pháp, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các lực lượng làm công tác đối ngoại để phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII.

Thứ hai, dự báo và đán.h giá sát tình hình thế giới và khu vực trong 3-5 năm tới với tầm nhìn 10 – 15 năm để nhận diện đúng và kịp thời các cơ hội, thách thức đối với đất nước; từng bước nghiên cứu một số nội hàm mang tính chiến lược mới về đối ngoại hướng tới Đại hội XIII của Đảng cho phù hợp với tầm vóc, thế và lực của đất nước.

Thứ ba, tiếp tục trao đổi về tổng thể các biện pháp, cách thức triển khai nhằm nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập sâu rộng của đất nước, đặc biệt là nâng tầm các hoạt động ngoại giao đa phương trong thời gian tới; đồng thời với việc tiếp tục đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, củng cố môi trường hòa bình, ổn định phục vụ thiết thực phát triển đất nước.

Thứ tư, kiện toàn bộ máy tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao theo hướng từng bước hiện đại, hoạt động hiệu quả, hiệu lực, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần Hội nghị Trung ương 6 và Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.

Với tinh thần tận tâm đối với nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 sẽ thể hiện rõ tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả để đóng góp tốt hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Phạm Bình MinhỦy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Theo tapchicongsan

Các lý thuyết lãnh đạo, quản lý trước yêu cầu đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở Việt Nam

Khoa học quản lý đã phát triển mạnh đến mức có lúc coi lãnh đạo chỉ là một chức năng của quản lý mà mãi gần đây mới hình thành khoa học lãnh đạo. Do vậy, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã nảy sinh vấn đề là chỉ tập trung chú trọng vào nghiên cứu quản lý giáo dục và xem nhẹ nghiên cứu lãnh đạo giáo dục.

Các lý thuyết lãnh đạo, quản lý trước yêu cầu đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở Việt Nam - Hình 1

Ảnh minh họa

Trên thực tế, có thể thấy đến nay mới phổ biến chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ về quản lý giáo dục và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về quản lý giáo dục mà không thấy có khoa nào, bộ môn nào chuyên về lãnh đạo giáo dục. Một vấn đề khác là coi quản lý giáo dục chỉ là việc áp dụng khoa học quản lý nói chung vào một lĩnh vực cụ thể là giáo dục và đào tạo mà chưa chú trọng phát triển chuyên ngành khoa học lãnh đạo, quản lý giáo dục với tính cách là lĩnh vực khoa học chuyên ngành trong hệ thống khoa học lãnh đạo, quản lý. Từ đây đặt ra vấn đề phải nghiên cứu làm rõ các đặc thù của các thành tố cơ bản cấu thành nên hệ thống giáo dục xoay quanh sứ mệnh, mục tiêu của nó là phát triển nhân cách ở người học thông qua hoạt động chủ yếu là dạy - học và mối tương tác xã hội giữa người dạy và người học. Điều này khác hẳn với các lý thuyết lãnh đạo, quản lý hiện đại chủ yếu xuất phát từ các nghiên cứu về hệ thống, tổ chức sản xuất, kinh doanh và hành chính nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế - kỹ thuật. Luận điểm cơ bản cần nhấn mạnh và làm rõ ở đây là cần phải nghiên cứu có tính chất phê phán, kế thừa và phát triển khoa học lãnh đạo, quản lý giáo dục với tính cách là lĩnh vực khoa học chuyên ngành nhằm bảo đảm góp phần giáo dục được năng lực, phẩm chất cần thiết ở người học đáp ứng được yêu cầu thích ứng và đổi mới xã hội.

Các lý thuyết lãnh đạo, quản lý hiện đại

Các nhà nghiên cứu quản lý đều coi Henri Fayol là một trong những người đặt nền móng cho khoa học quản lý hiện đại. Các tác giả khác nhau đều thống nhất với Fayol về năm chức năng cơ bản của quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra. Nhưng ít tác giả để ý đến quan niệm đặc biệt của Fayol rằng quản lý chỉ là một trong sáu loại công việc, biện pháp, công cụ của bất kỳ một tổ chức nào, đó là: sản xuất, trao đổi, tài chính, bảo vệ, kế toán và quản lý. Theo Fayol, cả sáu công việc này đều cần được lãnh đạo để bảo đảm thực hiện trong tổ chức, như vậy lãnh đạo không phải là một chức năng của quản lý như nhiều tác giả đến nay vẫn lầm tưởng.

Đến giữa thế kỷ XX, khoa học quản lý đã phát triển mạnh đến mức tạo thành cái gọi là "rừng lý thuyết quản lý" như Harold Koontz đã trình bày trong một bài viết cùng tên nổi tiếng của ông năm 1980. Năm 1961, "rừng lý thuyết quản lý" mới có sáu trường phái là trường phái quá trình quản lý, tiếp cận kinh nghiệm hay trường hợp, hành vi người, hệ thống xã hội, ra quyết định và trường phái toán học. Sau hai mươi năm, đến năm 1980 "rừng lý thuyết quản lý" có 11 cách tiếp cận lý thuyết trong đó có những cái mới như cách tiếp cận hành vi liên cá nhân, hành vi nhóm, tình huống, vai trò quản lý, tác nghiệp. Một số chuyên gia tư vấn đã nghiên cứu khái quát được 60 mô hình quản lý chủ chốt như là các công cụ, phương pháp quản lý được sử dụng thường xuyên trong ra quyết định quản lý (chiến lược, vận hành, chiến thuật) và thực hiện các chức năng quản lý (tài chính, tiếp thị, cung ứng, nhân sự, công nghệ) (1).

Cùng với khoa học quản lý, khoa học lãnh đạo được nghiên cứu sâu rộng đến mức một cuốn cẩm nang lãnh đạo xuất bản năm 1990 đã lập được một danh mục tài liệu tham khảo chính thức gồm 8.000 các công trình nghiên cứu về lãnh đạo. Một nghiên cứu của Cuban (1988) đã thống kê được hơn 350 định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. Các định nghĩa này chia sẻ một số từ ngữ chung như "quá trình", "ảnh hưởng", "tình huống", "mục đích", "tổ chức", "giá trị", "sáng tạo", "phẩm chất cá nhân", "tầm nhìn", "thay đổi". Cuban định nghĩa lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến hành động của người khác để đạt mục đích mong muốn, còn quản lý là duy trì một cách hiệu quả và hiệu lực các cấu trúc hiện hành của tổ chức.

Ở Việt Nam, khoa học lãnh đạo gọi tắt là "lãnh đạo học" còn mới mà gần đây mới xuất hiện một cuốn sách của nước ngoài được dịch ra tiếng Việt có tên là "Năng lực lãnh đạo" chứ không phải là "Lãnh đạo" (Leadership). Trong cuốn sách này, "lãnh đạo" được tác giả Richard Hughes và các đồng sự định nghĩa như là một quá trình ảnh hưởng đến một nhóm có tổ chức nhằm đạt được các mục đích của tổ chức đó; quá trình lãnh đạo diễn ra trong mối tương tác giữa nhà lãnh đạo, cấp dưới và tình huống. Từ đây nhóm tác giả này đã giới thiệu bốn lý thuyết lãnh đạo mà mỗi một lý thuyết này nhấn mạnh một kiểu tương tác nhất định giữa ba yếu tố cấu thành của quá trình lãnh đạo là nhà lãnh đạo (Leader), cấp dưới (Follower) và tình huống (Situation). Đó là: (i) lý thuyết lãnh đạo theo mô hình quyết định chuẩn (là mô hình ra quyết định dựa vào những điều nên xảy ra chứ không phải là mô tả những gì thực sự xảy ra) nhấn mạnh rằng lãnh đạo phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tham gia từ bắt buộc đến tự nguyện, tự giác của cấp dưới; (ii) Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống nhấn mạnh rằng lãnh đạo phụ thuộc vào năng lực và sự sẵn sàng của cấp dưới; (iii) Lý thuyết lãnh đạo theo mô hình phụ thuộc nhấn mạnh rằng lãnh đạo phụ thuộc vào sự thích hợp của mối quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới với các mức độ thuận lợi của tình huống; (iv) Lý thuyết lãnh đạo theo đường dẫn - mục tiêu nhấn mạnh rằng lãnh đạo phụ thuộc vào việc đán.h giá tình huống và lựa chọn hành vi lãnh đạo phù hợp với tình huống để đạt mục tiêu xác định.

Các mô hình lý thuyết lãnh đạo, quản lý giáo dục

Cần ghi nhận nỗ lực nghiên cứu tổng quan của Tony Bush năm 2007 về những phát triển lý thuyết đáng kể từ quản lý giáo dục sang lãnh đạo giáo dục trong vòng 20 năm, 1986 - 2007. Trong thời gian này Bush và nhiều tác giả đã phân biệt được sáu mô hình lý thuyết về quản lý giáo dục là: (i) mô hình chính thức (formal), (ii) mô hình tập đoàn (collegial, đồng nghiệp), (iii) mô hình chính trị (political), (iv) mô hình chủ quan (subjective), (v) mô hình mơ hồ (ambiguity, bất định) và (vi) mô hình văn hóa (cultural). Tony Bush kế thừa, phát triển bảng phân loại sáu mô hình (lý thuyết) quản lý giáo dục thành bảy mô hình (lý thuyết) lãnh đạo giáo dục. Đó là các mô hình (lý thuyết) lãnh đạo (i) quản lý, (ii) tham gia, biến đổi, liên cá nhân, (iii) giao dịch, (iv) hậu hiện đại, (v) thích ứng, (vi) luân lý, (vii) hướng dẫn (Bush, 2003; 2007). Trong đó, mô hình thứ ba gồm ba tiểu mô hình là mô hình lãnh đạo tham gia, lãnh đạo biến đổi và lãnh đạo liên cá nhân.

Lãnh đạo quản lý (Managerial leadership). Đây là mô hình lãnh đạo có tên gọi đặc biệt nhất bởi lãnh đạo gắn liền với quản lý do Leithwood và các đồng sự đưa ra vào năm 1999. Mô hình lãnh đạo này tương ứng với mô hình quản lý giáo dục có tên gọi là quản lý chính thức (Formal). Theo các tác giả này lãnh đạo quản lý là lãnh đạo tập trung vào các chức năng, nhiệm vụ và hành vi của tổ chức và một khi các chức năng này được thực hiện một cách thành thạo thì lãnh đạo sẽ thúc đẩy công việc của tất cả mọi người trong tổ chức. Mô hình này dựa vào tiề.n đề coi hành vi của các thành viên trong tổ chức là hành vi duy lý. Quyền lực, quyền uy và ảnh hưởng đều gắn với vị trí chính thức tương ứng với địa vị, chức vụ trong cấu trúc tầng bậc của tổ chức nhiệm sở. Về mặt lý thuyết, người lãnh đạo, quản lý cần phải có năng lực xây dựng, thực hiện và phát triển một chu trình gồm bảy chức năng quản lý là: (i) vạch mục tiêu, (ii) xác định nhu cầu, (iii) xác định ưu tiêu, (iv) lập kế hoạch, (v) lập ngân sách, (vi) thực hiện và (vii) đán.h giá. Tuy nhiên, chu trình này thiếu một số chức năng đặc trưng của lãnh đạo là "tầm nhìn". Do vậy, chu trình 7-chức năng quản lý chỉ tập trung vào quản lý các hoạt động hiện hành của tổ chức mà thiếu tầm nhìn xa trông rộng như lãnh đạo để hướng đến một tương lai tốt đẹp của cả tổ chức. Mô hình lãnh đạo kiểu quản lý này phù hợp với một tổ chức giáo dục hoạt động theo cơ chế quản lý kiểu không phải thị trường trước đây ở Việt Nam. Lãnh đạo kiểu quản lý có thể vẫn còn phù hợp với các cơ sở giáo dục công lập hiện nay, khi các yêu cầu và nguồn lực vẫn còn được giao cho từ trên xuống dưới.

Lãnh đạo tham gia (Participative leadership, lãnh đạo tham dự). Theo Leithwood và các đồng sự (1999) mô hình này đòi hỏi quá trình ra quyết định phải được mọi thành viên của tổ chức có thể tham gia. Mô hình này gồm ba tiề.n đề là: (i) sự tham gia làm tăng hiệu quả giáo dục, (ii) sự tham gia tuân theo các nguyên lý dân chủ, (iii) bất kỳ ai là thành viên của tổ chức đều có thể tham gia lãnh đạo. Sự tham gia có hai vai trò cơ bản là gắn kết các thành viên của tổ chức và tạo áp lực đối với người lãnh đạo của tổ chức theo hướng phân cấp, phân quyền và phân công chức trách, nhiệm vụ cho mọi người cùng tham gia thực hiện. Mô hình lãnh đạo tham gia phù hợp với quá trình dân chủ hóa. Ở Việt Nam, mô hình lãnh đạo tham gia có thể không giới hạn trong nội bộ của nhà trường mà mở rộng sang việc huy động xã hội, "Nhà nước và Nhân dân", cùng làm giáo dục và xã hội hóa giáo dục với sự tham gia của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Lãnh đạo biến đổi (Transformational leadership, lãnh đạo cải tạo, biến hóa). Mô hình này gắn liền với mô hình lãnh đạo tham gia (Participative) và mô hình lãnh đạo liên cá nhân (Interpersonal) tạo thành một nhóm mô hình tương ứng với mô hình quản lý tập đoàn (Collegial, đồng nghiệp). Theo Bush (2003), lãnh đạo biến đổi phụ thuộc nhiều vào sự cam kết và năng lực của các thành viên trong tổ chức. Leithwood và các đồng sự chỉ ra tám chiều cạnh của lãnh đạo biến đổi trong giáo dục nhà trường, đó là: (i) xây dựng tầm nhìn, (ii) xác định mục tiêu, (iii) khuyến khích trí tuệ, (iv) hỗ trợ cá nhân, (v) xây dựng mô hình thực hành và hệ các giá trị của tổ chức, (vi) nêu rõ các kỳ vọng về hiệu quả hoạt động, (vii) tạo dựng văn hóa năng suất và (viii) phát triển các cấu trúc khuyến khích tham gia quyết định. Mô hình lãnh đạo biến đổi rất phù hợp với các trường tự chủ nơi lãnh đạo phải gây ảnh hưởng, khuyến khích và tạo sự cam kết từ các thành viên. Ở Việt Nam có thể hiểu lãnh đạo biến đổi là lãnh đạo đổi mới ở tất cả các yếu tố của giáo dục và hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, lãnh đạo biến đổi có nguy cơ trở nên "độc đoán" khi lãnh đạo có thể biến đổi các quy tắc và dựa vào số đông để áp đảo các sáng kiến cá nhân.

Lãnh đạo giao dịch (transactional leadership). Mô hình này tương ứng với mô hình quản lý chính trị (Political). Trong mô hình lãnh đạo giao dịch các mối quan hệ giữa các bên nhất là với giáo viên dựa vào sự trao đổi các nguồn lực có giá trị. Mô hình lãnh đạo giao dịch trở nên phổ biến trong điều kiện kinh tế thị trường, khi giáo dục trở thành một dịch vụ công do nhà trường cung cấp và các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp là bên cầu sử dụng các dịch vụ này. Các giao dịch của nhà trường với các bên có thể xảy ra mâu thuẫn lợi ích cần được xử lý, giải quyết trên cơ sở kết hợp chiến lược chính trị với hợp đồng giao dịch kinh tế. Do vậy, khó có thể tách rời lãnh đạo giao dịch với lãnh đạo, quản lý chính trị.

Lãnh đạo hậu hiện đại (Post-modern leadership). Mô hình này có mối liên hệ chặt chẽ với mô hình quản lý chủ quan (Subjective). Theo mô hình này, nhà trường là sản phẩm của những người có các suy nghĩ, quan điểm, trải nghiệm, hành động khác nhau gồm cả sự phản biện mà người lãnh đạo phải quan tâm tìm hiểu, nắm bắt, tôn trọng và bao dung.

Lãnh đạo thích ứng (Contingent leadership). Theo Bush (2006) các mô hình lãnh đạo nêu trên đều nhấn mạnh một hay một số chiều cạnh của lãnh đạo giáo dục mà không chú ý đến tính hệ thống, tính toàn thể và sự thích ứng với tình huống, bối cảnh, môi trường. Lãnh đạo thích ứng gắn với mô hình quản lý mơ hồ. Lãnh đạo thích ứng là việc đưa ra và thực thi quyết định ứng phó phù hợp với những vấn đề nhất định trong tình huống, hoàn cảnh nào đó. Các tình huống và các vấn đề rất phong phú, đa dạng, do vậy, lãnh đạo thích ứng đòi hỏi phải phân tích tình huống, xác định được vấn đề và lựa chọn được cách giải quyết tối ưu phù hợp. Do vậy, lãnh đạo cần phải có khả năng lựa chọn, ra quyết định và thực hiện quyết định một cách linh hoạt phù hợp với tình huống nhất định. Lãnh đạo thích ứng rất phù hợp trong bối cảnh biến đổi, quá độ và nhất là trong điều kiện đổi mới giáo dục cho thích ứng với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Lãnh đạo luân lý (Moral leadership, lãnh đạo tinh thần, đạo đức). Theo mô hình này, trọng tâm lãnh đạo là các hệ giá trị, niềm tin và đạo đức của người lãnh đạo, quản lý. Lãnh đạo luân lý tương ứng với mô hình quản lý văn hóa (Cultural) khi lãnh đạo luôn đề cao việc xây dựng và thực hiện các hoạt động theo các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị đạo đức, ý thức đạo đức. Theo mô hình này nhà lãnh đạo luôn phải đi đầu, làm gương, làm mẫu để mọi người noi theo.

Lãnh đạo hướng dẫn (Instructional leadership, chỉ dẫn). Đây là mô hình thuần túy lãnh đạo và phù hợp nhất với lĩnh vực giáo dục khi nhấn mạnh trọng tâm của lãnh đạo là phải gây ảnh hưởng tới mối tương tác của hoạt động dạy và hoạt động học, tương ứng phải quan tâm phát triển nghề nghiệp dạy học và phát triển nhân cách người học. Mục tiêu của mô hình này là hướng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập, rèn luyện qua ba chiến lược là (i) mô hình hóa, (ii) giám sát và (iii) đối thoại và thảo luận chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một nghiên cứu phát hiện thấy chỉ hơn một phần tư cán bộ lãnh đạo nhà trường xác định trọng tâm của lãnh đạo giáo dục là lãnh đạo hướng dẫn hoạt động dạy và hoạt động học. Phần đông còn lại lãnh đạo vẫn tập trung vào lãnh đạo, quản lý các hoạt động của tổ chức giáo dục gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học.

Cần thấy rằng các mô hình lý thuyết lãnh đạo giáo dục vừa nêu không đối lập mà luôn có yếu tố quản lý với mức độ khác nhau từ mức độ rất nhiều như trong lãnh đạo quản lý và rất ít trong lãnh đạo hướng dẫn.

Nghiên cứu lý thuyết lãnh đạo, quản lý ngang tầm yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở Việt Nam

Từ năm 2013 đến nay đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới là phải quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục trong đó có lãnh đạo giáo dục. Yêu cầu này trở nên đặc biệt cấp thiết với quan điểm chỉ đạo của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Mục tiêu tổng quát của đổi mới giáo dục Việt Nam được xác định là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục này đòi hỏi đổi mới một cách căn bản, toàn diện các nghiên cứu khoa học về lý thuyết lãnh đạo, quản lý giáo dục. Đó là cần xuất phát từ những đổi mới ở mục tiêu giáo dục và đối tượng của lãnh đạo, quản lý giáo dục để nghiên cứu phát hiện ra những vấn đề mới đặt ra đối với lý thuyết lãnh đạo, quản lý nói chung. Có thể thấy các lý thuyết lãnh đạo, quản lý trên thế giới đã phát triển lần lượt theo các cấp độ tiến hóa của hệ thống quản lý khởi đầu từ cuộc cách mạng quản lý trong đó lao động quản lý bị tách ra thành một trong các loại lao động của con người. Kể từ đó lao động quản lý có đối tượng là lao động của người khác mà trong thực tiễn việc "quản lý lao động của người khác" rất dễ bị làm dụng thành "quản lý người lao động" ngắn gọn gọi là "quản lý người" và người quản lý và người chủ sở hữu dễ dàng chuyển hóa, tha hóa lẫn nhau. Do vậy, một số tác giả cuộc cách mạng quản lý lần thứ hai với sự kiện tách quản lý ra khỏi sở hữu và quản lý trở thành một loại lao động nghề nghiệp, chuyên nghiệp. Tương ứng, các lý thuyết lãnh đạo, quản lý phát triển theo kiểu vừa tích lũy dần dần và vừa đột biến, cách mạng với những mô hình lý thuyết mới. Tuy nhiên, xem xét kỹ lưỡng có thể thấy rằng các lý thuyết lãnh đạo, quản lý nói chung vẫn chủ yếu tập trung vào đối tượng thuộc về hành vi, hoạt động và quan hệ của người lao động. Trong khi đó nhân vật trung tâm của giáo dục hiện nay được coi là người học và nhân vật này cùng với người dạy phải trở thành trung tâm của các lý thuyết lãnh đạo, quản lý giáo dục hiện đại. Đồng thời, các lý thuyết lãnh đạo, quản lý nói chung vẫn chủ yếu bó hẹp trong phạm vi tổ chức sản xuất, kinh doanh và tổ chức hành chính với mục đích và đầu ra đặc trưng bởi các giá trị có thể lượng hóa để trao đổi trên thị trường. Trong khi đó tổ chức giáo dục điển hình như cơ sở giáo dục là nhà trường, lớp học có mục đích và đầu ra đặc trưng bởi các giá trị tự thân khó có thể đo lường, lượng hóa để trao đổi trên thị trường. Một số nỗ lực áp dụng lý thuyết lãnh đạo, quản lý sản xuất, kinh doanh vào lĩnh vực giáo dục đã ra sức đề cao mục đích giáo dục với các chuẩn đầu ra có thể lượng hóa như kỹ năng mềm, kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng "xin việc làm" với chỉ báo thị trường hấp dẫn như "tình trạng có việc làm" đúng ngành nghề đào tạo và "mức tiề.n lương". Cần thấy rằng giáo dục trên phạm vi toàn thế giới ngày nay đã được UNESCO khuyến cáo vào năm 1996 là dựa trên bốn trụ cột là "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" mà không có giới hạn về thời gian, không gian. Như vậy, "học để làm", "học để có việc làm" chỉ là một trong bốn trụ cột giáo dục, một trong bốn mục đích, nhu cầu của người học. Điều này có nghĩa là các lý thuyết lãnh đạo, quản lý giáo dục vốn gắn với tổ chức sản xuất kinh doanh có thể áp dụng cho một mục đích này của giáo dục. Tuy nhiên, cần nghiên cứu chuyên sâu để các lý thuyết lãnh đạo, quản lý giáo dục đáp ứng ba trụ cột còn lại của giáo dục là học để biết, học để chung sống và học để tự khẳng định mình. Đồng thời có thể cần nghiên cứu phân biệt và phát triển lý thuyết lãnh đạo, quản lý giáo dục tương ứng với giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội và các yếu tố khác của hệ thống giáo dục đang trong giai đoạn đổi mới sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thế giới đã phát triển các lý thuyết, các cách tiếp cận, các mô hình lãnh đạo, quản lý cần được nghiên cứu một cách có phản biện để áp dụng sáng tạo vào lĩnh vực giáo dục. Đồng thời, cần đến những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở Việt Nam để có thể nghiên cứu phát hiện những vấn đề và xây dựng những cách tiếp cận lý thuyết mới về lãnh đạo, quản lý giáo dục trong tình hình mới./.
--------------------------------------------------------
(1) Marcel Van Assen, Gerben Van Den Berg, Paul Pietersma: Những mô hình quản trị kinh điển, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2011

GS, TS. Lê Ngọc Hùng

Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo tapchicongsan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
21:37:15 02/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Ukraine phản hồi đề xuất đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga
14:18:31 02/10/2024
Mỹ: Thiệt hại do bão Helene gây ra 'vượt ngoài sức tưởng tượng'
20:03:50 02/10/2024
Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới
18:32:59 02/10/2024

Tin đang nóng

Choáng váng trước bảng liệt kê chi phí học hành cho con của bà mẹ ở Nghệ An: Bảo sao 42 tuổ.i, thu nhập 35 triệu vẫn "tay trắng"
13:12:53 03/10/2024
KDL Đại Nam "quay xe", người dân chưng hửng bà Phương Hằng, sự thật mới vỡ lẽ
14:52:06 03/10/2024
Phát ngôn mới nhất vụ công ty Thu Trang bị kiện đòi tiề.n tỷ
14:05:54 03/10/2024
Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc
14:09:15 03/10/2024
HIEUTHUHAI đã bỏ theo dõi Negav?
15:32:14 03/10/2024
Cô giáo trong clip thân mật với na.m sin.h lớp 10 ngay trong lớp mong được bao dung, lượng thứ
17:15:09 03/10/2024
Quốc Thiên: "Không khí trong gia đình rất nặng nề vì phải gánh nợ cho tôi"
15:06:20 03/10/2024
Anh Tú Atus được săn đón tại Paris Fashion Week
13:23:13 03/10/2024

Tin mới nhất

Cuộc cạnh tranh giữa Ấn Độ và Pakistan trên thị trường xuất khẩu gạo

17:40:41 03/10/2024
Theo các chuyên gia, động thái của Pakistan chịu tác động từ việc Ấn Độ gỡ bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu 950 USD/tấn đối với gạo Basmati vào tháng Chín.

Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?

17:40:26 03/10/2024
Những lùm xùm xung quanh các nghiên cứu của GS Masliah có thể ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực nghiên cứu bệnh Alzheimer và Parkinson, đ.e dọ.a làm lung lay niềm tin vào các kết quả nghiên cứu khoa học.

EU dự kiến nhận đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

17:38:06 03/10/2024
Theo các quy định của EU, EC có thể áp thuế trong 5 năm tới trừ khi đa số hợp pháp trong 15 quốc gia đại diện cho 65% tổng dân số EU bỏ phiếu chống lại kế hoạch này.

Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine

17:36:13 03/10/2024
Hungary cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về kế hoạch nhằm đưa cố vấn quân sự tới Ukraine, một bước đi mà Budapest phản đối vì cho rằng rất nguy hiểm.

Giành được 'món quà' Vuhledar, Nga có lợi thế ra sao trên đường kiểm soát Donbass?

17:20:19 03/10/2024
Vuhledar nằm gần tuyến đường sắt nối từ bán đảo Crimea đến vùng công nghiệp Donbas của Ukraine, vốn bao gồm cả tỉnh Donetsk và Luhansk, mà đến nay phần lớn đã do Moskva kiểm soát.

Ukraine mất pháo đài chiến lược, Nga kéo căng mặt trận Donbass

17:10:16 03/10/2024
Việc kiểm soát thị trấn Vuhledar ở miền Đông Ukraine sẽ mở đường cho lực lượng Nga tiến vào những khu vực khác.

WHO cảnh báo tình hình khẩn cấp về y tế ở Liban

17:07:49 03/10/2024
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Thủ tướng Syria Muhammad Ghazi al-Jalali đã có cuộc gặp Đại sứ Iran tại nước này Hussein Akbari, thảo luận các cách thức hợp tác để hỗ trợ người tị nạn Liban.

Cháy lớn tại bệnh viện ở Đài Loan, ít nhất 8 người thiệ.t mạn.g

17:05:17 03/10/2024
Các binh sĩ đóng quân gần khu vực xảy ra hỏa hoạn đã được huy động để hỗ trợ các nhân viên y tế và lính cứu hỏa trong việc sơ tán bệnh nhân và dập tắt ngọn lửa.

Mexico quan ngại nguồn nước uống sau bão John

17:01:55 03/10/2024
Tuần trước, sau khi đổ bộ và tàn phá nhiều khu vực thuộc bang Guerrero (Mexico), bão John tiếp tục mạnh lên, trở thành bão cấp 3 trong thang 5 cấp của Mỹ, quay lại quần thảo Thái Bình Dương, đổ bộ lần nữa vào Mexico.

Bão Krathon đổ bộ phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)

16:15:25 03/10/2024
Trưa 3/10, cơn bão Krathon đã đổ bộ vào thành phố cảng Cao Hùng ở phía Nam Đài Loan (Trung Quốc).

NATO khai trương văn phòng đổi mới khu vực Bắc Mỹ

16:09:38 03/10/2024
Theo Bộ Quốc phòng Canada, nước này sẽ cung cấp khoản đầu tư ban đầu 26,6 triệu CAD (19,7 triệu USD) trong vòng 6 năm để hỗ trợ quá trình thành lập, vận hành văn phòng trên.

Thủ tướng Đức hối thúc hoàn tất đàm phán về FTA giữa EU và Mercosur

16:07:28 03/10/2024
Các cuộc thảo luận kỹ thuật liên quan đến FTA đang tiến triển tốt, đại đa số các quốc gia thành viên EU đều ủng hộ hiệp định này về mặt chính trị".

Có thể bạn quan tâm

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

Tin nổi bật

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

B.é gá.i bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Sức khỏe

19:09:01 03/10/2024
Bệnh nhi N.G.H (trú tại Đoan Hùng, Phú Thọ), nhập viện trong tình trạng viêm phổi tái phát nhiều lần. Qua thăm khám, trẻ được các bác sĩ Khoa Ngoại nhi tổng hợp chẩn đoán có tình trạng thoát vị hoành bên trái.

90 phút 'nghẹt thở' giải cứu b.é tra.i 5 tuổ.i khỏi tay người tâm thần

Pháp luật

18:57:44 03/10/2024
Lực lượng Công an huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ đã giải cứu thành công b.é tra.i 5 tuổ.i khỏi sự khống chế của một đối tượng tâm thần.

Mỹ nhân U40 "cưa sừng" đóng học sinh quá đỉnh, netizen tấm tắc "nhan sắc này xứng đáng nổi tiếng hơn"

Hậu trường phim

18:56:11 03/10/2024
Từ một bộ phim bị các nhà đài ghẻ lạnh đến nỗi phải nằm kho hơn 2 năm, chẳng ai có thể ngờ rằng Black Out khi lên sóng lại trở thành hiện tượng của Hàn Quốc và được đón nhận nhiều đến vậy.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 47: Chải gặp biến cố mới?

Phim việt

18:48:15 03/10/2024
Chải sốc nặng, ngồi phịch xuống sàn nhà khi giở tờ giấy trên tay. Những gì trong tờ giấy khiến cậu choáng váng tột độ.

Câu hỏi lớn nhất lúc này: Negav có xuất hiện tại đêm concert 2 của Anh Trai Say Hi ko?

Nhạc việt

18:45:08 03/10/2024
Sau đêm concert đầu tiên vào ngày 28/9, Anh Trai Say Hi sẽ tiếp tục tổ chức đêm concert thứ 2 vào ngày 19/10, tại Vạn Phúc City - TP. Thủ Đức.

Nhặt rác về tái chế, người đàn ông bán giá hàng triệu đồng/sản phẩm

Sáng tạo

18:06:40 03/10/2024
Từ những mảnh gỗ vụn và rác thải, người đàn ông tại Hội An đã biến chúng thành những sản phẩm trang trí độc đáo, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa thu hút sự quan tâm của du khách.

Cô gái đợi ròng rã 10 năm để mở được khóa iPhone quên mật khẩu: 20 triệu người hồi hộp cùng vì lý do quá đặc biệt

Netizen

18:01:14 03/10/2024
Mới đây, một đoạn video được đăng tải trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) bởi một cô gái trẻ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Miss Cosmo 2024: Ấn tượng loạt dự án "sống xanh, sống bền vững" của dàn thí sinh

Sao châu á

17:29:08 03/10/2024
Impactful Beauty là giả.i thưởn.g phụ chính thức của Miss Cosmo 2024, do Nhà Tài Trợ Chính - Ngân Hàng Xanh Chính Thức đăng cai tổ chức. Ngày 30/09/2024, tại hội thảo Cosmo Green Summit ở trụ sở Nam A Bank.

Thu Uyên: Á hậu vướng nghi vấn gian lận bình chọn, trở lại đỉnh nóc sau 2 năm

Sao việt

17:15:35 03/10/2024
Phạm Hoàng Thu Uyên (SN 1997, TP Hải Phòng) là thí sinh quen thuộc tại nhiều cuộc thi sắc đẹp. Cô sở hữu số đo ba vòng 84-63-94cm, chiều cao 1,7m. Cô là người đạt danh hiệu Á hậu 2 Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2024.

10 vị thần Hy Lạp hùng mạnh nhất sẽ xuất hiện trong Hades 2 (P1)

Mọt game

17:11:40 03/10/2024
Như vậy là sau 1 thời gian dài chờ đợi, người hâm mộ đã được chứng kiến màn ra mắt của Hades 2, phiên bản tiếp theo của trò chơi cực vô cùng hấp dẫn, phát hành lần đầu vào năm 2020.