Ngoại giao Tòa thánh với châu Á

Theo dõi VGT trên

Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis đến châu Á từ 20-26/11 là cơ hội tuyệt vời để các nước tại khu vực thắt chặt quan hệ với Tòa thánh, vốn có tầm ảnh hưởng ngoại giao – chính trị sâu sắc tại châu Á cũng như trên thế giới.

Ngoại giao Tòa thánh với châu Á - Hình 1

Giáo hoàng Francis để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong đời sống quốc tế. (Nguồn: Telegraph)

Giáo hoàng sẽ bắt đầu chuyến công du châu Á năm nay với chặng dừng chân đầu tiên tại Thái Lan từ ngày 20-23/11 để dự lễ kỷ niệm 350 năm phái đoàn Vatican đặt chân đến Siam (năm 1669), sau đó ông sẽ sang Nhật Bản từ ngày 23-26/11.

Đây sẽ là chuyến công du lần thứ tư của Giáo hoàng Francis tới châu Á, trước đó ông đã thăm Hàn Quốc, Sri Lanka, Philippines, Myanmar và Bangladesh. Sự hiện diện của Giáo hoàng Francis tại thủ đô Bangkok đ.ánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị Giáo hoàng tới đất nước Nụ cười kể từ chuyến thăm của Giáo hoàng John Paul II vào năm 1984. Dự kiến Giáo hoàng Francis sẽ có các cuộc gặp với Quốc vương Maha Vajiralongkorn, Đức Tăng thống Somdet Phra Maha Muniwong và chủ trì hai buổi lễ cho những người theo Thiên chúa giáo.

Và cũng là lần đầu tiên, một vị Giáo hoàng thăm đất nước Mặt trời mọc trong vòng 38 năm qua. Giáo hoàng dự kiến có các cuộc gặp với Nhật hoàng Naruhito và thăm hai thành phố Nagasaki và Hiroshima. Ông được cho là sẽ đưa ra những thông điệp đáng chú ý về vấn đề giải trừ hạt nhân và quyền con người.

Vị thế vô cùng đặc biệt

Vatican là cơ quan ngoại giao lâu đời nhất thế giới với khoảng 500 năm lịch sử. Các nhà ngoại giao của Vatican phải trải qua bốn năm đào tạo bắt buộc và phải thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ. Đây thường là những sứ thần có tinh thần kỷ luật cao và năng lực xuất sắc.

Giới quan sát cho rằng, Thái Lan và Nhật Bản sẽ không bỏ lỡ cơ hội này để tăng cường quan hệ với Vatican, chủ yếu là bởi vị thế ngoại giao của Tòa thánh. Mặc dù Vatican lâu nay thường kín đáo, thận trọng trong các hoạt động ngoại giao của mình, tầm ảnh hưởng của Tòa thánh vẫn được khẳng định trong nhiều vấn đề quốc tế.

Chẳng hạn, Vatican can thiệp sâu trong việc đàm phán kết thúc hai cuộc Thế chiến. Hay như trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, chính Tòa thánh đã đứng ra dàn xếp giữa Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Video đang HOT

Thời gian qua, bản thân Giáo hoàng Francis đã có nhiều dấu ấn đậm nét trong đời sống quốc tế, đặc biệt có thể kể đến việc ông thúc đẩy sự trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro vào giai đoạn 2014-2015, qua đó giúp tiến tới bình thường hóa quan hệ Washington – Havana.

Tháng Hai năm nay, Giáo hoàng Francis đã có các buổi trao đổi với lãnh đạo phe đối lập Venezuela, ông Juan Guaido, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại quốc gia Mỹ Latinh. Cùng trong tháng này, Giáo hoàng có chuyến thăm lịch sử đến Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE), trở thành người đứng đầu Vatican đầu tiên đến thăm Bán đảo Arab.

Tổng Giám mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican, giải thích sự năng động ngoại giao của Tòa thánh rằng: “Mục tiêu hoạt động ngoại giao của Vatican là phối hợp với các quốc gia và các tổ chức quốc tế chủ chốt nhằm đảm bảo sự hạnh phúc của nhân loại”.

Tổng Giám mục Gallagher cho biết thêm: “Một sứ mệnh thiêng liêng của nhà thờ là thúc đẩy những giá trị của phúc âm”. Vatican đặt trọng tâm vào hoạt động ngoại giao vì tầm quan trọng của hòa bình đối với việc tự do thực hành tôn giáo.

Ngoại giao Tòa thánh với châu Á - Hình 2

Giáo hoàng Francis gặp lãnh đạo Phật giáo Myanmar Bhaddanta Kumarabhivamsa tại Yangon, tháng 11/2017. (Nguồn: Reuters)

Mạng lưới tình báo xuất sắc

Theo các chuyên gia ở Rome, một mấu chốt trong sức mạnh ngoại giao trên toàn cầu của Vatican là mạng lưới “tình báo” – vốn có năng lực thậm chí xuất sắc hơn lực lượng tình báo của các cường quốc. Tòa thánh kiểm soát một mạng lưới rộng khắp gồm các hồng y, linh mục, phó tế… có thể cung cấp thông tin quý giá về quốc gia hay cộng đồng mà những người này đang làm việc.

Bên cạnh đó, Vatican có quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia và đặt cơ quan đại diện – gọi là “Sứ thần Tòa thánh” tại các quốc gia lớn. Nhiều nước cũng có mong muốn mạnh mẽ xây dựng quan hệ tốt đẹp với Tòa thánh, đơn cử như Iran. Các nguồn tin ở Vatican cho hay các nhà ngoại giao Iran thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện của Tòa thánh cũng như tích cực xây dựng quan hệ với giới chức Vatican. Iran hiện là một trong những nước có phái bộ ngoại giao lớn nhất tại Vatican.

Quyền lực ngoại giao của Tòa thánh còn được củng cố bởi các nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm của mình, cũng như truyền thống đối ngoại của Giáo hoàng. Có thể nói, Vatican là cơ quan ngoại giao lâu đời nhất thế giới với khoảng 500 năm lịch sử. Theo quy định, các nhà ngoại giao của Vatican phải trải qua bốn năm đào tạo bắt buộc và phải thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ. Đây thường là những sứ thần có tinh thần kỷ luật cao và năng lực xuất sắc.

Chính những năng lực kể trên khiến các quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước châu Á, luôn mong muốn đối thoại và hợp tác với Tòa thánh. Mạng lưới thông tin của Tòa thánh có thể vươn đến những khu vực mà các quốc gia châu Á không có nhiều ảnh hưởng, như Mỹ Latinh, Đông Âu hay Trung Đông.

Trên thực tế, tại Nhật Bản, người dân nước này vẫn hiểu biết không nhiều về Tòa thánh, bởi chỉ chưa đến 0,5% dân số Nhật theo Thiên chúa giáo. Trong khi đại đa số người dân Thái Lan theo đạo Phật, chỉ có khoảng 388.000 người theo Thiên chúa giáo trong tổng số 69 triệu dân.

Bất chấp thực tế đó, một mối quan hệ sâu sắc và kênh thông tin liên lạc chặt chẽ hơn với Vatican sẽ mang lại lợi ích cho không chỉ hai quốc gia Thái Lan và Nhật Bản, mà còn cho cả châu Á nói chung.

Theo baoquocte/Nikkei Asian Review

“Vết c.hém” mới trong thỏa thuận hạt nhân Iran

Hôm 5-11, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này sẽ bắt đầu đưa khí uranium vào khoảng 1.000 máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Fordow, căn cứ được xây dựng bên trong một ngọn núi. Đây được xem là động thái mới nhất đưa chính quyền Iran ngày càng xa rời thỏa thuận hạt nhân mà họ từng ký với các cường quốc thế giới từ khi Mỹ tuyên bố rút lui cách dây một năm.

Đại diện Iran tại cơ quan nguyên tử quốc tế (IAEA) Kazem Ghaibabadi cho biết, Iran đã thông báo với tổ chức này về việc khởi động quá trình đưa chất UF6 (uranium hexafluoride) vào các máy ly tâm tại Fordow. Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 cấm sử dụng các nguyên liệu hạt nhân tại Fordow, và việc đưa UF6 vào các máy ly tâm đồng nghĩa với việc cơ sở này sẽ trở thành một căn cứ hạt nhân chứ không còn là khu vực nghiên cứu.

Vết c.hém mới trong thỏa thuận hạt nhân Iran - Hình 1

Bên trong cơ sở hạt nhân Fordow của Iran. Ảnh tư liệu

Tuyên bố của nhà lãnh đạo Iran là diễn biến đáng chú ý bởi 1.044 máy ly tâm tại cơ sở Fordow vốn bị bỏ không theo các điều khoản của thỏa thuận 2015. Điều này cũng tạo áp lực lớn đối với các nước châu Âu vẫn còn tuân thủ thỏa thuận và muốn chừa cho Iran một con đường để xuất khẩu dầu thô ra bên ngoài. Tổng thống Rouhani trước đó đã đe dọa rút Iran khỏi thỏa thuận hạt nhân vào đầu tháng 1-2020, hành động về cơ bản sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt các hoạt động giám sát quốc tế đối với chương trình làm giàu nguyên liệu sản xuất vũ khí hạt nhân của quốc gia này.

Tổng thống Iran phát biểu trong một chương trình được truyền hình trực tiếp: "Chúng tôi hoàn toàn ý thức được sự nhạy cảm của các đối tác về cơ sở Fordow và các máy ly tâm... Tuy nhiên, chúng tôi không thể chấp nhận việc trong khi mình hoàn toàn tôn trọng các cam kết còn đối phương thì không". Nhà lãnh đạo Iran không nói rõ liệu các máy ly tâm có làm giàu uranium hay không.

Người phát ngôn Liên minh châu Âu (EU) Maja Kocijancic cho biết khối này lo ngại về quyết định của Iran. Pháp hối thúc Iran rút lại quyết định của mình trong khi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho rằng "hành động mới nhất của Iran hoàn toàn đi ngược lại thỏa thuận và đặt ra mối nguy đối với an ninh quốc gia". Nga cũng bày tỏ lo ngại, dù rằng quốc gia này có mối quan hệ khá tốt đẹp với Iran. Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói: "Chúng tôi đang theo sát tình hình. Nga ủng hộ việc duy trì thỏa thuận". Ông Peskov cho biết thêm Moscow hoàn toàn hiểu các lo ngại của Tehran đối với "những đòn trừng phạt chưa từng có t.iền lệ và phi pháp" mà Washington áp đặt.

Trước đó, ngày 4-11, Nhà Trắng vừa ra quyết định trừng phạt các thành viên thân cận của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, một phần trong chiến dịch gia tăng sức ép tối đa nhằm vào Tehran. Về tuyên bố mới của Tehran, Washington cho rằng đây là "bước tiến dài theo hướng sai lầm," nhấn mạnh Iran không có bất kỳ lý do nào để mở rộng chương trình làm giàu uranium.

Giới chuyên gia nhận định tuyên bố của Iran là một vết c.hém sâu đối với thỏa thuận hạt nhân vốn đã bị xói mòn lâu nay. Học giả Richard Nephew thuộc ĐH Columbia, người từng tham gia thúc đẩy thỏa thuận 2015 khi vẫn còn là một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói: "Các bên ngày càng tiến gần tới khả năng dùng vũ lực. Họ đang g.iết dần mòn thỏa thuận hạt nhân".

Tuy nhiên, Tổng thống Iran khẳng định những biện pháp mà họ tiến hành, như vượt quá giới hạn quy định trong thỏa thuận về làm giàu uranium và kho chứa hạt nhân, có thể được rút lại nếu châu Âu tìm cách giúp Tehran tránh được các đòn trừng phạt mà Mỹ áp đặt, những biện pháp đang bóp nghẹt ngành xuất khẩu dầu thô của quốc gia này. Các chính phủ châu Âu đã vật lộn tìm cách thiết lập một cơ chế thương mại nhằm cho phép DN quốc tế có thể làm ăn với Iran mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cơ chế thương mại này vẫn chưa có hiệu lực trong khi khoản tín dụng trị giá 15 tỷ USD mà Pháp hứa hẹn dành cho Iran cũng không thấy tăm hơi.

Có một thực tế là Trung Quốc, Ấn Độ và Nga không chịu nhiều áp lực từ thị trường dầu mỏ đến mức phải tìm cách giúp đỡ Iran. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm, nguồn cung lại dồi dào, còn giá dầu thì vẫn ở mức thấp. Vậy tại sao họ phải mạo hiểm đối đầu với các đòn trừng phạt của Mỹ để mua dầu từ Iran? Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran song sản lượng thu mua hiện khá ít. Từ khi Mỹ áp đặt trừng phạt, Trung Quốc đã chuyển hướng sang nguồn cung khác là Saudi Arabia. Ấn Độ cũng có rất nhiều nguồn cung dầu thô để lựa chọn thay vì phải mạo hiểm. Trong khi đó Nga dường như không có nhiều động lực để hậu thuẫn một nhà xuất khẩu dầu mỏ khác, nhất là trong bối cảnh họ đang cùng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tìm cách cắt giảm sản lượng.

Iran từng trải qua vài cú sốc khi nền kinh tế bị cô lập. Song hiện có nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế này đang trên đà phục hồi và ổn định. Quỹ T.iền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới ước tính nền kinh tế Iran sẽ từ suy thoái hồi phục lên mức tăng trưởng 0% trong năm 2020. Lạm phát trong năm 2019 là 35,7% sẽ giảm xuống 31% vào năm tới trong khi đồng rial duy trì mức ổn định so với đồng USD, trong khi tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm.

Theo Foreign Affairs, nền kinh tế Iran vẫn đứng vững vì họ có sự đa dạng, một thực tế mà Washington thường bỏ qua. Vào năm 2017, dầu thô chỉ chiếm 43% khối lượng xuất khẩu, vì vậy khi lĩnh vực này bị ảnh hưởng, các ngành hàng khác như nông nghiệp nhanh chóng trở thành đệm đỡ giúp Iran hóa giải phần nào gánh nặng thu nhập do thiệt hại trong xuất khẩu dầu thô.

Một số nhà phân tích từng dự đoán rằng các đối tác của Iran tại châu Âu và châu Á sẽ phớt lờ sức ép của Mỹ và giúp đỡ nền kinh tế Iran. Một số khác lại dự đoán các đòn trừng phạt sẽ đẩy nền kinh tế Iran tới "đường cùng", buộc Tehran phải lựa chọn giữa việc đầu hàng hoặc sụp đổ. Tuy nhiên, không dự báo nào trở thành hiện thực. Thay vào đó, Iran giờ đã bước sang năm thứ hai dưới áp lực tối đa từ Mỹ, với sự tự tin vào một nền kinh tế ổn định và vị thế khu vực vững chắc.

Theo giới phân tích, Iran sẽ tiếp tục làm náo loạn thị trường dầu mỏ trong khi củng cố các lĩnh vực kinh tế khác, và Tehran sẽ tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân trong khi khước từ đối thoại với Washington.

Hồng Phúc

Theo phapluatxahoi.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu
20:37:23 29/06/2024
Bất ngờ với thực đơn cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt kém t.uổi
21:07:39 29/06/2024
Full clip Midu bước vào lễ đường: Thiếu gia Minh Đạt nhìn vợ nghẹn ngào, lời phát biểu của cô dâu cực xúc động
23:44:33 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt khóc nức nở thề nguyện với Midu: Anh hứa nhường em, cho em làm "nóc nhà"!
22:45:00 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?
21:35:34 29/06/2024
Bị "giật" chú rể Minh Đạt ngay giữa đám cưới, Midu có thái độ thế nào?
22:35:02 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt liên tục lau nước mắt sau màn thổi sáo trong đám cưới cùng Midu
22:54:29 29/06/2024
Do ghen tuông, đi c.hém nhiều người, một nạn nhân t.ử v.ong
20:41:27 29/06/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Vụ bê bối 'Hồ sơ Panama': 28 bị cáo được tuyên trắng án

18:11:02 29/06/2024
Sau vụ bê bối trên, Panama đã thông qua luật mới nhằm minh bạch tài chính, nhưng quốc gia Trung Mỹ này vẫn nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến trốn thuế.

Có thể bạn quan tâm

Review nóng tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: "Ăn đứt" Anh Trai Say Hi!

Tv show

06:29:27 30/06/2024
Sau nhiều ngày chờ đợi, tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức được lên sóng và thu hút sự theo dõi của khán giả.

3 món ngon từ phần cuối cùng trong các bộ phận của heo, giúp bổ thận tráng dương cho quý ông

Ẩm thực

06:10:43 30/06/2024
Đuôi heo là một thành phần quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú và hấp dẫn.

Mỹ nhân 'Trò chơi con mực' Jung Ho Yeon rục rịch tái xuất

Hậu trường phim

06:02:54 30/06/2024
Mới đây, mỹ nhân sinh năm 1994 bất ngờ lên trang bìa của tạp chí Elle Mỹ và bật mí nhiều về lần trở lại cùng sê ri tâm lý mang tên Disclaimer của Apple TV+.

Phim mới chiếu đã được khen nức nở vì kịch bản quá sốc, nữ chính diễn hay tới độ netizen đòi trao ngay Daesang

Phim châu á

06:01:42 30/06/2024
Phim lấy chủ đề chính trị cực kỳ kén khán giả nhưng vẫn nhận được sự quan tâm từ đông đảo người xem bởi nó có sự góp mặt của hai tên t.uổi đình đám là Sol Kyung Gu và Kim Hee Ae.

Dựa trên học thuyết của Stephen Hawking, giới khoa học tìm được lỗ đen mới, có thể giải thích được vật chất tối

Lạ vui

05:43:13 30/06/2024
Nghiên cứu mới cho thấy vật chất tối có thể là những lỗ đen hình thành ở 1/1.000.000.000.000.000.000 giây (một phần một tỷ tỷ giây) đầu tiên sau sự kiện Big Bang.

Trung Quốc đưa ra ý tưởng giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên

Sức khỏe

05:37:22 30/06/2024
Ông Cảnh Sảng kêu gọi sự hợp tác từ tất cả các bên, đặc biệt là Mỹ, đồng thời hối thúc Mỹ xem xét lại cách tiếp cận của nước này đối với các quan hệ quốc tế và việc giải quyết xung đột.

Xót xa với hình ảnh tàn tạ của Celine Dion khi chiến đấu với bệnh nan y

Sao âu mỹ

23:04:21 29/06/2024
Mắc bệnh hiểm nghèo, ngày ngày chiến đấu với những cơn đau dữ dội và đối diện với nguy cơ vĩnh viễn không hát được, Celine Dion vẫn cho thấy sức mạnh phi thường.

S.T Sơn Thạch lần đầu lên tiếng tin đồn tình cảm với doanh nhân

Sao việt

22:51:11 29/06/2024
Trong thời gian qua, ca sĩ S.T Sơn Thạch liên tục bị soi đeo đồ đôi, thường xuyên xuất hiện chung với một doanh nhân tên L.T.K.

GG Live mang đến "phép lạ" ở APL 2024, dù thua nhưng vẫn đ.ánh hay đến mức "lỗi game"?

Mọt game

22:35:56 29/06/2024
Sau chiến thắng tuyệt đối trướcOne Star Esports,GG Liveđã trở thành đại diện cuối cùng của Việt Nam thi đấu tạiAPL 2024. Tuy nhiên, đội tuyển này lại không thực sự được lòng quá nhiều fan Liên Quân Mobile ở thời điểm hiện tại.

Tụ tập tại nhà riêng "mở tiệc" ma tuý

Pháp luật

22:26:08 29/06/2024
Chiều 29/6, Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết vừa bắt quả tang Chu Quang Nam (SN 1979, ngụ phường 9, TP Sóc Trăng) đang tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

Tin nổi bật

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...