Ngoại giao quốc tế thời dịch Covid-19
Nếu không xảy ra dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra, thế giới ngoại giao chắc không lộ diện những hình thức và chiêu thức độc đáo và đơn giản nhưng đầy hàm nghĩa khiến thiên hạ không thể không ngỡ ngàng.
Cả thế giới hiện trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh là kẻ thù chung. Bây giờ, không phải nước này chiến tranh với nước kia, cũng không phải nhóm nước này đối địch với liên quân của nhiều nước khác. Tất cả buộc phải tuyên chiến với dịch bệnh bởi đều bị nó tuyên chiến. Bây giờ, câu hỏi được đặt ra không phải là ai thắng ai hay ai mạnh hơn ai mà là ai đánh bại được dịch bệnh.
Chỉ như thế thôi đã đủ để cho thấy dịch bệnh này buộc chính phủ các quốc gia và chính quyền các vùng lãnh thổ phải điều chỉnh chính sách đối nội cũng như đối ngoại theo hướng phục vụ cho mục tiêu được ưu tiên hàng đầu là chiến thắng dịch bệnh.
Thời dịch bệnh Covid-19 này là thời ngoại giao quốc tế bị thay đổi rất cơ bản. Hoạt động đối ngoại của các quốc gia, dù là song phương hay đa phương, đều bị giảm nhịp độ sôi động đi đáng kể và đều chuyển dịch từ trực tiếp sang trực tuyến rất nhiều. Tất cả các chương trình nghị sự song phương cũng như đa phương đều phải được sắp xếp lại. Lại phải rất lâu rồi mới thấy nhà nước quốc gia có vai trò nổi bật hơn hẳn như hiện tại.
Cũng phải thôi bởi dịch bệnh đe doạ trực tiếp an nguy của quốc gia chứ không phải nhằm vào sự tồn vong của các tổ chức và thể chế quốc tế. Cũng phải thôi khi thực tiễn đòi hỏi các quốc gia phải tự cứu lấy chính mình chứ không thể dựa cậy được vào bên ngoài. Dịch bệnh này khác với những cuộc khủng hoảng hay thảm hoạ thiên tai đã từng xảy ra. Quyết sách của các quốc gia vì thế được hợp pháp hoá bằng lợi ích quốc gia cơ bản và cấp thiết của quốc gia, bằng trách nhiệm của chính phủ quốc gia phải hành động kịp thời và quyết liệt đúng mức để cứu cuộc sống của người dân và tương lai của đất nước, bằng mong đợi của người dân và bằng lòng tin của người dân vào nhà nước.
Dịch bệnh này làm thay đổi ngoại giao quốc tế khi các nước và các đối tác vận hành hoạt động ngoại giao khác trước để thực thi ưu tiên chính sách mới của họ. Đối nội quan trọng và quyết định hơn bao giờ hết nên nay chi phối hoàn toàn đối nội. Mỹ và Trung Quốc vì thế sa đà vào cuộc khẩu chiến và cáo buộc lẫn nhau vô tiền khoáng hậu về nguyên nhân và nguồn gốc của dịch bệnh. Các thành viên EU vì thế bất chấp cả luật pháp chung lẫn kỷ cương nguyên tắc trong EU. Nga vì thế mà không quan ngại Trung Quốc khi là một trong những quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Hay như cuộc tranh giành khẩu trang giữa nhiều quốc gia với nhau dưới nhiều hình thức khác nhau, từ cấm xuất khẩu đến nẫng tay trên,…. cũng đều cho thấy ngoại giao thời dịch bệnh bị chi phối bởi lợi ích chứ không phải bởi những nguyên tắc và tiêu chí chung lâu nay của quan hệ quốc tế hoặc ít nhất thì cũng chỉ áp dụng những nguyên tắc và tiêu chí chung nào ở mức độ các lợi ích quốc gia cấp thiết không bị tổn hại hoặc ảnh hưởng.
Ngoại giao quốc tế thời dịch bệnh hiện tại phản ánh thế mạnh và điểm yếu của từng quốc gia và đối tác khi phải cùng đương đầu với kẻ thù chung. Không phải cuộc đối địch trực tiếp với nhau mà cuộc đương đầu với dịch bệnh hiện đang phân định mạnh yếu giữa các quốc gia với nhau. Dịch bệnh đã làm hạn chế đáng kể phạm vi hoạt động đối ngoại của các nước và làm cho các trụ cột lâu nay của quan hệ quốc tế cũng như các tác nhân chính của ngoại giao thế giới bị mất đi đáng kể vai trò và ảnh hưởng, đơn giản bởi dịch bệnh hoàn toàn phi chính trị và không hề mang tính ý thức hệ, không phân biệt biên giới quốc gia, không tách bạch giữa đồng minh và đối thủ.
Khẩu trang đã trở thành biểu tượng cho dịch bệnh này. Vì thế, cái gọi là “Ngoại giao khẩu trang” cũng ra đời cùng dịch bệnh. Qua việc mua bán, tặng cho hay tranh giành khẩu trang giữa các quốc gia và đối tác mà có thể thấy được mức độ tốt đẹp và thân thiện, giả dối hay ích kỷ giữa các quốc gia và đối tác. Khẩu trang chống dịch đã trở thành vũ khí cho ngoại giao tranh thủ hay phân hoá, giúp cho một vật dụng đơn giản và rẻ tiền có thể làm nên hiệu ứng ngoại giao lớn.
Ngoại giao quốc tế hiện thân cho quan hệ quốc tế. Ngoại giao thời dịch bệnh như thế báo hiệu quan hệ quốc tế đang thay đổi mạnh mẽ và thời sau dịch bệnh sẽ là thời mà quan hệ quốc tế sẽ khác trước rất nhiều cả về nội dung lẫn hình thức.
Đại sứ Trần Đức Mậu
Mỹ lên án Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Mỹ lên án việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hôm 2/4, cho rằng Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Đông.
"Mỹ lên án vụ việc PRC (Trung Quốc) được báo cáo đâm chìm một tàu cá Việt Nam hôm 2/4. Thật đáng kinh ngạc khi Trung Quốc lợi dụng việc thế giới đang tập trung giải quyết đại dịch toàn cầu để khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp của họ trên Biển Đông", bà Morgan Ortagus, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đăng trên Twitter ngày 6/4.
Bài đăng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ. (Ảnh chụp màn hình)
Từ khi đại dịch toàn cầu nổ ra, Bắc Kinh thông báo "các trạm nghiên cứu mới" trên những cơ sở quân sự họ xây dựng trái phép ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, hạ cánh máy bay quân sự đặc biệt trên Đá Chữ Thập.
"Trung Quốc cũng tiếp tục triển khai dân quân hàng hải xung quanh quần đảo Trường Sa. Đường chín đoạn của Trung Quốc đã được một hội đồng trọng tài xem là yêu sách hàng hải bất hợp pháp theo Công ước Luật biển 1982 vào tháng 7/2016, và Mỹ có cùng quan điểm này", tuyên bố được đăng tải trên website Bộ ngoại giao Mỹ viết.
Tuyên bố kêu gọi Trung Quốc tập trung nỗ lực ủng hộ quốc tế chống lại đại dịch toàn cầu, "ngừng khai thác sự xao nhãng hoặc dễ bị tổn thương của các nước khác để mở rộng yêu sách bất hợp pháp trên Biển Đông".
Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ. (Ảnh chụp màn hình)
Khoảng 3h sáng 2/4, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Trên tàu khi đó có 8 thuyền viên. Sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam, tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS đưa về đảo Phú Lâm. Hai tàu cá Việt Nam khác nhận được tin sau đó đến cứu hộ cũng bị truy đuổi.
Đến khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc mới giao 8 ngư dân cho 2 tàu cá đến cứu hộ và thả các ngư dân cùng tàu về.
Tuy nhiên trong tuyên bố sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng cáo buộc "tàu đánh cá Việt Nam có thời điểm thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải và nội thủy của 'quần đảo Tây Sa' của Trung Quốc để đánh bắt cá".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đổi trắng thay đen vụ việc, tố ngược tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh Trung Quốc.
Video: Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm
Cái mà Trung Quốc gọi là "quần đảo Tây Sa" thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chủ quyền với quần đảo này để biện minh cho các hành động phi pháp của mình tại đây nhưng chưa từng đưa ra bất cứ bằng chứng thuyết phục nào cho các tuyên bố đó.
Ngày 3/4/2020, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
PHƯƠNG ANH
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng: Điện gió và điện mặt trời đang ngày càng rẻ hơn các nhà máy điện than truyền thống Đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu về điện năng từ các nhà máy điện than đang có dấu hiệu sụt giảm, trong khi chi phí để duy trì chúng hoạt động thì vẫn không thay đổi. Có vẻ như nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng tỏ ra thất thế trước các nguồn năng lượng tái tạo...