Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ TQ có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế TQ cổ đại.

Lịch sử đang bị bóp méo

Tháng Chín năm 2013, chưa đầy một năm sau khi đảm nhận vị trí Tổng Bí thư Ban Chấp hành TƯ ĐCS TQ, Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa”. Trong một bài diễn văn tại Đại học Nazarbayev ở Kazakhstan, nhằm kêu gọi hợp tác và phát triển khu vực Á-Âu thông qua sáng kiến Con đường Tơ lụa mới này, Tập Cận Bình đã nêu ra năm mục tiêu cụ thể: tăng cường hợp tác kinh tế, cải thiện kết nối đường bộ, xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ, và thúc đẩy sự giao lưu giữa người dân với nhau.

Một tháng sau, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-TQ lần thứ 16 được tổ chức ở Brunei, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đã đề xuất việc xây dựng một “Con đường Tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường, và các hoạt động khai thác hải sản.

Vài ngày sau đó, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này và tuyên bố TQ sẽ đóng góp kinh phí để “phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21,” kéo dài từ bờ biển TQ đến Địa Trung Hải.

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử - Hình 1

Trong cả hai bài phát biểu trên, Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết hữu nghị trong lịch sử giữa TQ với các nước trong khu vực và ám chỉ rằng những đề xuất của ông đều hướng đến việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị cổ xưa trong một thế giới toàn cầu hóa và hiện đại. Tại Kazakhstan, ông cho rằng sứ thần Tây Hán Trương Khiên đã “gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị” đồng thời mở ra cánh cửa liên lạc Đông-Tây và thiết lập nên “Con đường Tơ lụa”. Tại Indonesia, ông đã tán dương Đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì đã để lại “những câu chuyện đẹp về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc TQ và Indonesia”.

Thế nhưng, Tập Cận Bình đã không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực nhằm truyền bá một trật tự thế giới dĩ Hoa vi trung (lấy TQ làm trung tâm – NBT). Đồng thời, nhằm khắc họa quá khứ như là một giai đoạn lịch sử không tưởng, mục đích chuyến đi của sứ thần Trương Khiên tới các nước được gọi là Tây Vực cũng bị bóp méo.

Nhà Hán đã phái Trương Khiên đi tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, địch thủ hàng đầu của Đế chế Tây Hán. Với các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những người Hung Nô du mục thành một thực thể bán nhà nước[1] vốn đã luôn đối đầu với các lực lượng người Hán. Năm 138 TCN, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á để tìm người Nguyệt Chi[2] theo hành trình của người Hung Nô trước đó.

Tuy nhiên, sứ mệnh của ông đã thất bại, ông bị người Hung Nô cầm tù và bị ép hôn với một nữ nhân trong tộc. Trốn thoát sau 10 năm bị giam cầm, ông nhận ra rằng người Nguyệt Chi không hề quan tâm đến việc thành lập liên minh quân sự (với nhà Hán để chống người Hung Nô). Đóng góp duy nhất của Trương Khiên cho triều đình nhà Hán là biểu tấu về các thể chế và tộc người trong khu vực Trung Á.

Video đang HOT

Tương tự, hình ảnh của Đô đốc Trịnh Hòa như là một sứ thần của hòa bình và hữu nghị cũng có vấn đề. Trên thực tế, Đô đốc Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 đến năm 1433 tại các vùng lãnh thổ mà nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, và Ấn Độ, nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Trịnh Hòa đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, sau đó đưa tù nhân về Nam Kinh, kinh đô nhà Minh.

Thực tế ban đầu Hoàng đế Vĩnh Lạc phái Trịnh Hòa ra biển Tây là để nhằm truy lùng đứa cháu trai đã bị chính Vĩnh Lạc soán ngôi, đồng thời truyền bá nền văn minh Trung Hoa. Trong quá trình thám hiểm, Trịnh Hòa đã thu phục rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu dưới trướng của Vĩnh Lạc cùng với các vật phẩm triều cống. Các chuyến đi này sau đó đã bị dừng lại bởi chúng hóa ra là quá tốn kém và, dưới góc nhìn của các triều thần, đã trao quyền quá mức cho một hoạn quan như Trịnh Hòa.

Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật tương tự tại Trung Á, đặc biệt là tại các vị trí chiến lược trên những tuyến đường thương mại. Do đó, chẳng có tuyến đường bộ hay hàng hải nào, gọi chung là Tuyến đường Tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình hoặc thúc đẩy tình hữu nghị thông qua sự hiện diện của Trung Quốc như các bài phát biểu đã nêu.

Chấp nhận lịch sử bóp méo vì kinh tế

Cũng có một vấn đề với thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa”. Nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen đặt ra thuật ngữ này vào năm 1877 để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa xuyên qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa”, cho dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, cũng không phải là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên bất kỳ tuyến đường nào.

Ngoài ra, được các học giả TQ ra sức sử dụng, thuật ngữ này đã đề cao vai trò của TQ trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ. Điều này là kết quả của việc phớt lờ các ảnh hưởng ngoại lai tới xã hội và kinh tế Trung Quốc trong suốt 2000 năm qua.

Có lẽ, như nhiều người TQ khác, quan điểm của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa được định hình bởi hệ thống giáo dục của CHND Trung Hoa không chấp nhận việc phân tích phê phán và diễn giải xác đáng các nguồn sử liệu. Có thể Tập Cận Bình chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình xuất thân gần kinh đô Tây An của TQ cổ đại, hay còn được biết đến trong lịch sử là Trường An, địa danh được sử sách công nhận là điểm khởi đầu của con đường tơ lụa trên bộ. Hoặc Tập Cận Bình không nhận thức được những phản ứng tiêu cực mà việc sử dụng chủ nghĩa tượng trưng văn hóa TQ trong lĩnh vực chính sách đối ngoại đã gây ra ở ngoại quốc. Hoặc cũng có thể ông kiên quyết tiến hành sáng kiến này đến cùng, với sức mạnh kinh tế TQ đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua.

Thế nhưng, một số quốc gia vẫn sẵn sàng chấp nhận những câu chuyện lịch sử bị bóp méo vì những lý do kinh tế.

Ví dụ, năm ngoái Chính phủ Sri Lanka đã tiếp nhận một bức tượng Trịnh Hòa mạ vàng như một món quà từ Hiệp hội Quản lý Du lịch Quốc tế của TQ. Hai bên tuyên bố rằng Trịnh Hòa và các cuộc thám hiểm của ông đại diện cho những mối quan hệ thương mại và hòa bình cổ xưa giữa TQ và Sri Lanka. Các chi tiết lịch sử quan trọng đã bị bỏ qua như việc Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ vốn có trong khu vực; bắt cóc quốc vương Alaskawera; áp giải ông này về Nam Kinh như một tù nhân. Trịnh Hòa cũng chiếm đoạt Xá lợi răng Phật nổi tiếng tại Kandy, một biểu tượng xa xưa về chủ quyền của Sri Lanka.

Xung đột quân sự cũng đã xảy ra ở Indonesia, nhưng một số tờ báo của quốc gia này lại hoan nghênh đề xuất của Tập Cận Bình và ghi nhận rằng các đề xuất này có thể mang lại “những cơ hội to lớn cho sự phát triển của khu vực”. Một thực tế đã không được nhắc tới là vào năm 1407, Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ trên đảo Sumatra bằng cách bắt cóc Trần Tổ Nghĩa, thủ lĩnh địa phương người TQ bị triều đình nhà Minh coi là cướp biển. Sau khi bị hành hình công khai ở Nam Kinh, Trần Tổ Nghĩa bị thay thế bởi một người đại diện cho lợi ích của triều đình nhà Minh trong khu vực. Cũng năm đó, Trịnh Hòa còn can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Majapahit trên đảo Java, dường như để làm suy yếu cường quốc khu vực này của Đông Nam Á.

Cũng giống như những xung đột diễn ra trong các khu vực khác với cùng một mục đích là mở ra một trật tự thế giới hài hòa dưới trướng Trung Hoa Thiên tử, những can thiệp quân sự này mới là mục tiêu của các cuộc thám hiểm do Trịnh Hòa dẫn đầu.

Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ TQ có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế TQ cổ đại.

Còn đối với TQ, sự thành công của sáng kiến này sẽ mở ra con đường mới cho việc đầu tư nguồn dự trữ tiền tệ khổng lồ của mình, đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc tái lập trật tự thế giới TQ cổ đại được biết đến dưới tên gọi thiên hạ, đó là, mọi nơi được biết đến trên thế giới này đều thuộc về một thiên mệnh hoàng đế của Trung Hoa. Trật tự thế giới mới này sẽ không chỉ đơn giản là luận điệu suông, mà còn mang những ý nghĩa quan trọng về địa chính trị.

Theo Vietnamnet

Những sự thực lịch sử bị Trung Quốc bóp méo

Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch sử của Trung Quốc như là một biểu tượng về hòa bình và sự thịnh vượng, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền, thúc đẩy những chiến lược nghe rất lãng mạn, đó là "Con đường tơ lụa" và "Con đường tơ lụa trên biển". Tuy nhiên, vì mục đích "cao cả" này mà có không ít sự thực lịch sử đã bị "bóp méo".

Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch Vào tháng 9-2013, chưa đầy một năm sau khi đảm nhận vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là "Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa". Trong một bài phát biểu tại Đại học Kazakhstan Nazarbayev, ông Tập kêu gọi hợp tác và phát triển ở khu vực ÁÂu thông qua sáng kiến con đường tơ lụa mới, đồng thời nêu ra 5 mục tiêu cụ thể: tăng cường hợp tác kinh tế, cải thiện kết nối đường bộ, xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ và cuối cùng là thúc đẩy giao lưu người dân với nhau.

Một tháng sau, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEANTrung Quốc lần thứ 16 được tổ chức tại Brunei, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lại đề xuất việc xây dựng "Con đường tơ lụa trên biển" thế kỷ XXI để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường cũng như các hoạt động khai thác hàng hải.

Những sự thực lịch sử bị Trung Quốc bóp méo - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Vài ngày sau đó, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, ông Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này và tuyên bố Trung Quốc sẽ đóng góp kinh phí để "phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ XXI", trải dài từ bờ biển Trung Quốc đến Địa Trung Hải.

Trong cả hai bài phát biểu, ông Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết lịch sử giữa Trung Quốc và khu vực, đồng thời ám chỉ rằng, các đề xuất của ông là nhằm tái thiết lập quan hệ hữu nghị cổ đại trong một thế giới toàn cầu hóa hiện đại. Tại Kazakhstan, ông Tập cho là cho sứ thần Tây Phương của triều Hán Trương Khiên là người đã "gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị", mở ra cánh cửa liên lạc Đông Tây và thiết lập nên "Con đường tơ lụa". Tại Indonesia, ông lại ca ngợi Đô đốc Trịnh Hòa của nhà Minh là người đã để lại "những câu chuyện tốt đẹp về giao lưu hữu nghị giữa Trung Quốc và nhân dân Indonesia". Gần đây nhất, việc phục hồi "Con đường tơ lụa trên biển" và thuyết phục Ấn Độ trở thành nước chủ chốt trong chiến lược này lại trở thành trọng tâm chuyến thăm Ấn Độ của Tập Chủ tịch hồi tháng 9-2014.

Thế nhưng, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực truyền bá một trật tự thế giới "dĩ Hoa vi trung" (Sinocentriclấy Trung Quốc làm cái rốn của vũ trụ). Trong cố gắng miêu tả quá khứ như một kỷ nguyên không tưởng, mục đích chuyến đi tới cái gọi là "Tây Vực" của Trương Khiên đã bị bóp méo.

Thực tế, nhà Hán đã phái Trương Khiên đi tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, kẻ thù hàng đầu của Đế chế Tây Hán. Do các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những người Hung Nô du mụcvốn đã luôn đối đầu với các lực lượng người Hán thành một thực thế bán nhà nước. Năm 138 trước Công Nguyên, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á tìm người Nguyệt Chi (tiếng Trung gọi người Trung Á cổ đại) để liên minh chống Hung Nô. Tuy nhiên, sứ mệnh của Trương Khiên đã thất bạiông còn bị người Hung Nô cầm tù và bị ép hôn với một phụ nữ trong tộc. Sau 10 năm bị giam cầm, ông nhận ra rằng, người Nguyệt Chi không hề hứng thú liên minh quân sự với nhà Hán để chống Hung Nô. Đóng góp duy nhất của Trương Khiên là các biểu tấu về chính sách và các tộc người ở Trung Á.

Tương tự như vậy, "vai diễn" sứ giả của hòa bình và tình hữu nghị của Đô đốc Trịnh Hòa mà Bắc Kinh dựng lên cũng có vấn đề. Trong thực tế, Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong 7 chuyến thám hiếm từ năm 1405 đến 1433 tại các vùng lãnh thổ mà ngày nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Ấn Độ, nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Ông đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, sau đó đưa tù nhân về Nam Ninhkinh đô triều Minh.

Những sự thực lịch sử bị Trung Quốc bóp méo - Hình 2

Tranh vẽ Trịnh Hòa và 7 chuyến thám hiểm băng qua Ấn Độ Dương

Thực tế, Hoàng đế Minh triều Vĩnh Lạc đã sai Trịnh Hòa ra biển Tây để tìm kiếm đứa cháu trai đã bị chính ông tiếm ngôi và thúc đẩy truyền bá văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, trong quá trình thám hiểm, Trịnh Hòa lại thu phục được rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu Minh triều cùng cống phẩm. Các chuyến đi như vây sau này đã bị hủy bỏ khi chúng trở nên quá tốn kém, dưới con mắt triều thần, đã trao quyền quá mức cho một hoạn quan như Trịnh Hòa.

Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật tương tự như ở Trung Á, đặc biệt là tại các địa điểm chiến lược của tuyến đường thương mại. Vì vậy, chẳng có tuyến đường bộ hay hàng hải nào, gọi chung là là các tuyến đường tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình và hữu nghị thông qua sự hiện diện của Trung Quốc, như câu chuyện mà các lãnh đạo Trung Quốc thời hiện đại đã kể.

Ngoài ra, còn có một vấn đề với thuật ngữ "Con đường tơ lụa", hoặc "Tuyến đường tơ lụa". Nhà địa lý Đức Ferdinand von Richthofen đã đặt ra thuật ngữ này vào năm 1877 để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là "Con đường tơ lụa" hay "Tuyến đường tơ lụa"mặc dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, hay phổ biến được giao dịch trên bất kỳ tuyến đường nào.

Thêm vào đó, các học giả Bắc Kinh đã "nhiệt tình" thái quá khi sử dụng thuật ngữ này để đề cao vai trò của Trung Quốc trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ, trong khi lại phớt lờ các tác động ngoại lai vào xã hội và kinh tế Trung Quốc trong suốt 2.000 năm qua.

Theo Petrotimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xítTổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xít
17:08:50 09/05/2025
Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?
22:22:46 09/05/2025
Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sửGiáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử
22:41:36 09/05/2025
Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắnCăng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn
23:08:36 10/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiênTân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
22:55:46 09/05/2025
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trịTổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị
23:11:37 10/05/2025
Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường ĐỏQuân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ
19:14:25 09/05/2025
Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn IranBộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran
22:26:16 09/05/2025

Tin đang nóng

HOT: Lam Trường và vợ kém 17 tuổi bí mật đón con thứ 2HOT: Lam Trường và vợ kém 17 tuổi bí mật đón con thứ 2
14:39:02 11/05/2025
Nàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếngNàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếng
11:17:06 11/05/2025
Lệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tàiLệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tài
12:16:05 11/05/2025
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạDoãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạ
13:05:11 11/05/2025
HIEUTHUHAI phát ngôn gây bão giữa concert mưa lịch sử: "Hạnh phúc của mình thì tự quyết, không để ai ý kiến gì hết!"HIEUTHUHAI phát ngôn gây bão giữa concert mưa lịch sử: "Hạnh phúc của mình thì tự quyết, không để ai ý kiến gì hết!"
11:06:09 11/05/2025
Tay săn tin số 1 xứ Đài bóc trần sự thật đáng xấu hổ về gia đình Từ Hy ViênTay săn tin số 1 xứ Đài bóc trần sự thật đáng xấu hổ về gia đình Từ Hy Viên
13:10:33 11/05/2025
Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"
14:25:39 11/05/2025
Clip nhân viên cây xăng phải tự mở nắp bình cho khách gây tranh cãi: "Mất tiền mua xăng, sao phải nhờ hả chị?"Clip nhân viên cây xăng phải tự mở nắp bình cho khách gây tranh cãi: "Mất tiền mua xăng, sao phải nhờ hả chị?"
11:27:24 11/05/2025

Tin mới nhất

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

15:32:00 11/05/2025
Xung đột leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan có thể hé lộ cuộc cạnh tranh khốc liệt về công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc và phương Tây.
Tân Giáo hoàng Leo XIV viếng mộ người tiền nhiệm

Tân Giáo hoàng Leo XIV viếng mộ người tiền nhiệm

15:25:12 11/05/2025
Trong chuyến thăm đầu tiên bên ngoài Vatican ngày 10/5, tân Giáo hoàng Leo XIV đã đến viếng mộ cố Giáo hoàng Francis tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Rome.
Ông Trump: Đàm phán thuế quan Mỹ - Trung đạt tiến triển lớn

Ông Trump: Đàm phán thuế quan Mỹ - Trung đạt tiến triển lớn

15:22:21 11/05/2025
Tổng thống Donald Trump cho biết, trong cuộc gặp giữa phái đoàn Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào ngày 10/5, hai bên đã đàm phán việc thiết lập lại hoàn toàn... theo cách thân thiện và mang tính xây dựng .
Ông Putin đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào tuần tới

Ông Putin đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào tuần tới

15:14:46 11/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị Ukraine tái khởi động các cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

14:04:08 11/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hai nước láng giềng đã lùi bước khỏi bờ vực xung đột toàn diện.
Nga lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

Nga lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

14:00:10 11/05/2025
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 10/5 cho biết Nga đã tuyên bố lệnh ngừng bắn 3 ngày vào đầu tuần, nhưng Ukraine đã im lặng.
Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga

Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga

13:53:34 11/05/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng ý tưởng về vùng phi quân sự rộng 30km trong cuộc chiến với Nga đã không còn.
Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

11:50:12 11/05/2025
Các UAV FPV chỉ nặng vài kg nhưng mang lượng thuốc nổ đủ để phá hủy một phương tiện. Chúng có thể được điều khiển từ xa qua sóng vô tuyến hoặc dây cáp quang được nhả ra trong lúc bay, với tầm hoạt động lên tới vài km.
Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

11:47:40 11/05/2025
Lầu Năm Góc được cho là đang cân nhắc chuyển đảo Greenland của Đan mạch từ khu vực chịu trách nhiệm giám sát của Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ sang Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ.
Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

11:41:19 11/05/2025
Pakistan tuyên bố 42 chiến đấu cơ của họ đã giao tranh với 72 tiêm kích Ấn Độ, bắn hạ 5 máy bay đối phương, trong đó có 3 chiếc Rafale, 1 Su-30MKI Flanker và 1 MiG-29 Fulcrum.
Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

11:38:48 11/05/2025
Điện Kremlin cho biết, Nga sẵn sàng đình chiến tạm thời nếu các nước ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine. Nếu nói về lệnh ngừng bắn, các bạn sẽ làm gì với các lô hàng vũ khí được vận chuyển hàng ngày từ Mỹ và các nước châu Âu (cho Ukrain...
Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân

Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân

11:32:42 11/05/2025
Thủ tướng Pakistan đã triệu tập một cuộc họp quan trọng của cơ quan phụ trách chính sách hạt nhân trong bối cảnh xung đột leo thang với Ấn Độ.

Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Pháp luật

16:20:00 11/05/2025
Chiều 11/5, Công an Bình Dương đang khẩn trương điều tra vụ người đàn ông được phát hiện tử vong trước tiệm rửa xe ở đường DL12, phường Thới Hòa, TP Bến Cát.
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Tin nổi bật

16:19:47 11/05/2025
Khoảng 4 giờ 30 sáng 11-5, đoạn đường dẫn phía chân cầu Hòa Bình (thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) bất ngờ sụt lún.
Đệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễn

Đệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễn

Hậu trường phim

16:08:33 11/05/2025
Không phải gầy gò chuẩn mẫu, không phải mặt góc cạnh high-fashion, mà chính là lúc Hà Tăng có da có thịt , nụ cười rạng rỡ và thần thái căng tràn sức sống.
BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo

BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo

Sao châu á

16:04:31 11/05/2025
Người hâm mộ châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang háo hức chờ đến ngày gặp gỡ BABYMONSTER trong chuyến lưu diễn đầu tiên của sự nghiệp. Nhưng 1 thông tin đã khiến họ tụt hết mood.
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc

Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc

Tv show

16:03:00 11/05/2025
Concert Anh Trai D-6 khép lại với nhiều cảm xúc lẫn lộn, buồn - vui - phẫn nộ - lo lắng và cả biết ơn. Khoảnh khắc nói lời tạm biệt khán giả, các nghệ sĩ không giấu nổi sự xúc động mà bật khóc sân trên sân khấu.
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em

Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em

Nhạc việt

15:49:07 11/05/2025
Tối 10/5, liveshow Tỉnh thức của Tuấn Hưng đã diễn ra tại TPHCM, đánh dấu đêm diễn mở màn cho Góc ban công tour 2025 và cũng là liveshow đầu tiên kể từ khi nam ca sĩ chính thức Nam tiến.
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất

MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất

Ôtô

15:38:17 11/05/2025
Mức giá cụ thể của bản độ độc nhất này không được công bố. Trên thị trường xe cũ, giá trung bình của một chiếc Ford GT thế hệ thứ hai đang được giao dịch vào khoảng 1,1 triệu USD, tương đương 27,5 tỷ đồng.
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc

Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc

Netizen

15:30:53 11/05/2025
Người đàn ông Trung Quốc gây xúc động khi cõng mẹ già 88 tuổi bị liệt đi du lịch, giúp bà thay đổi không khí và tận hưởng cuộc sống.
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu

Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu

Xe máy

15:27:56 11/05/2025
Moto Guzzi V7 Special, Kawasaki W800 ABS là những mẫu môtô cổ điển đáng mua nhất thế giới năm 2025.
Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Thế giới số

15:02:30 11/05/2025
Ở lĩnh vực giáo dục, AI có thể được ứng dụng để cá nhân hóa học tập, phát triển các công cụ hỗ trợ giảng dạy và đánh giá năng lực học sinh, tạo ra môi trường học tập thích ứng và nâng cao chất lượng giáo dục.
Viral ảnh hiếm của Viên Minh - vợ Công Phượng: Nhan sắc khác xa hiện tại, khí chất tiểu thư trâm anh thế phiệt khó giấu

Viral ảnh hiếm của Viên Minh - vợ Công Phượng: Nhan sắc khác xa hiện tại, khí chất tiểu thư trâm anh thế phiệt khó giấu

Sao thể thao

14:59:08 11/05/2025
Là nàng WAG kín tiếng bậc nhất làng bóng đá, mỗi lần Viên Minh - vợ Công Phượng xuất hiện trên mạng xã hội đều nhận về nhiều sự quan tâm.