“Ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương
Các học giả người Mỹ đã cảnh báo viễn cảnh Trung Quốc sẽ biến các khoản cho vay khó có khả năng hoàn trả thành đòn bẩy nhằm gia tăng sức ảnh hưởng về mặt quân sự và chính trị đối với ít nhất 16 quốc gia “dễ tổn thương” trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka, công trình nước này cho Trung Quốc thuê 99 năm nhằm đổi lại hơn 1 tỷ USD trả nợ cho Trung Quốc (Ảnh minh họa: AFP)
Sputnik ngày 16/5 đưa tin, nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard Kennedy (Mỹ) đã gửi lên Bộ Ngoại giao Mỹ một bản báo cáo trong đó mô tả về khái niệm “ngoại giao sổ nợ” mà Trung Quốc đang áp dụng đối với ít nhất 16 quốc gia trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Báo cáo cho biết đây dường như là chiến lược của Trung Quốc khi cho các quốc gia này vay nhưng khoản tiền lớn và vượt ngoài sức chi trả của họ, sau đó dùng chính những món nợ này để giành thế chủ động trong tình hình chính trị và quân sự khu vực.
Các nhà quan sát đã lấy ví dụ 2 quốc gia Pakistan và Sri Lanka. Hồi cuối tháng 7 năm ngoái, chính phủ Sri Lanka đã ký thỏa thuận trị giá 1,12 tỷ USD cho phép một tập đoàn nhà nước Trung Quốc khai thác cảng nước sâu Hambantota trong vòng 99 năm. Số tiền này sẽ được dùng để trang trải khoản nợ 6 tỷ USD Sri Lanka vay Bắc Kinh trước đó. Các học giả lo ngại Sri Lanka có thể rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc và cảng chiến lược nhìn ra Ấn Độ Dương có thể sẽ trở thành căn cứ hải quân của Bắc Kinh trong tương lai gần.
Ngoài ra, bản báo cáo còn nhắc tới một số nước như Papua New Guinea, Thái Lan, Campuchia, Lào và Philippines, cho rằng Trung Quốc dường như đang áp dụng chính sách tương tự lên các quốc gia này, nhằm tìm kiếm tiếng nói lớn hơn trong nền chính trị nội bộ, cũng như mong muốn có thể tác động tới “quyền phủ quyết” của các quốc gia này khi họ bàn bạc về vấn đề quan trọng trong các hiệp hội, liên minh khu vực.
Video đang HOT
Bản báo cáo đề xuất rằng Mỹ nên thực hiện các khoản đầu tư và quản lý nợ tốt hơn ở châu Á, cũng như thúc đẩy nhằm củng cố vai trò của Ấn Độ làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.
Năm ngoái, Ấn Độ đã công khai chỉ trích sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đang muốn mở rộng dự án bằng mọi giá và không để tâm tới các quốc gia tham gia dự án phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ, không có khả năng chi trả. Trung Quốc đã phản bác quan điểm này.
Trong khoảng 10 năm tính tới năm 2016, Trung Quốc đã cho các quốc gia khu vực Thái Bình Dương vay 2,2 tỷ USD. Dù các khoản tiền này được chuyển tới dưới danh nghĩa quà tặng, song tổ chức Lowy Institute (Australia) cho biết đây là những khoản vay ưu đãi hoặc vay với lãi suất thấp. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ buộc các quốc gia nhận tiền vay xây các công trình cơ sở hạ tầng và chọn thuê các nhà thầu của Bắc Kinh.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tướng Mỹ nêu lý do cầm chân Nga tại Trung Đông
Mỹ muốn cầm chân Nga ở Trung Đông để rảnh tay chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương nơi có 3 mối quan ngại lớn với Washington.
Trong chuyến viếng thăm đến một đơn vị Hải quân đang đóng quân tại Na-uy nhân dịp giáng sinh, tướng 4 sao Robert Neller đã nhận được cả tá câu hỏi khi đối thoại với 300 quân nhân tại đây về chủ đề "Đâu sẽ là chiến trường chủ yếu của Mỹ trong tương lai".
Vị sỹ quan chỉ huy đã thừa nhận, "Tôi nghĩ không phải Trung Đông, Hải quân sẽ tập trung nhiều hơn đến Thái Bình Dương và Nga".
"Vấn đề là, chúng ta được quan tâm ở Trung Đông", vẫn lời Neller. "Và cũng có những nhóm ở đó là hiểm họa với Hoa Kỳ, chúng ta vẫn sẽ phải có mặt ở đó"
Tướng 4 sao Hải quân Robert Neller
Hiện nay Hải quân Mỹ có khoảng 450 lính tại Afghanistan làm nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện quân đội nước này tiếp tục cuộc chiến với Taliban. Và hàng trăm lính được triển khai ở Iraq phục vụ tại 2 căn cứ không quân chống lại IS và bảo vệ đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad.
Theo nhận định của ông Franse Klinsevich, Phó Chủ tịch Ủy ban của Hồi đồng liên bang Nga về quốc phòng, Mỹ sẽ không bao giờ rút khỏi Afghanistan bởi đây là tâm điểm cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.
Còn theo phân tích của chuyên gia Konstantin Blokhin, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược của Nga, chiến lược mới của Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Afghanistan không chỉ nhằm chống chủ nghĩa khủng bố mà còn nhằm kiềm chế Nga và Trung Quốc.
Như vậy, sau hơn 16 năm sa lầy vào cái gọi là "cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố", Mỹ khó thoát ra khỏi "vũng lầy Trung Đông" trong tình thế phải chịu gần như "trắng tay".
Trong khi đó, Lầu Năm góc cho rằng Thái Bình Dương là khu vực tiềm ẩn 3 trong số 5 nguy cơ lớn với Washington mà cơ quan này đã liệt kê ra, đó là: Chương trình hạt nhân của Triều Tiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc và chủ nghĩa khủng bố. Và hai mối đe dọa còn lại chính là Nga và Iran.
Mỹ điểm danh Nga, Trung là những "cường quốc đối thủ"
"Vì vậy tôi tin là chúng ta sẽ có mặt ở đó", vẫn lời Neller. "Chúng ta đang trở lại Thái Bình Dương".
Chiến lược mới vừa được Tổng thống Donald Trump tuyên bố có giúp Mỹ khắc phục được sai lầm chiến lược của những Tổng thống tiền nhiệm thì vẫn là một câu hỏi lớn đang để ngỏ.
Tuy nhiên, hiện tại giới tướng lĩnh Hoa Kỳ thực sự muốn cầm chân Nga càng lâu càng tốt để Mỹ rảnh tay chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và tránh lặp lại sai lầm mất mặt như ở Syria.
Theo Như Ý
Báo Đất Việt
Chuyên gia: Sức ép từ bẫy nợ của Trung Quốc Những nước vay nợ dễ dàng rơi vào vòng ảnh hưởng và kiểm soát của Trung Quốc, đánh mất chủ quyền về kinh tế và đối ngoại. Câu chuyện Sri Lanka Gần đây ngày càng có nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, vì không trả được nợ mà phải nhượng đất nhượng...