Ngoài Covid-19, thế giới cần cảnh giác các dịch bệnh nguy hiểm khác
Với dự đoán Covid-19 sẽ là cuộc chiến dài hơi, giới chuyên gia y tế cảnh báo, không nên lơ là và chủ quan trước nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác.
Những tháng đầu năm 2020, thế giới gần như tê liệt trước một đại dịch được đánh giá là “chưa từng có”. Với dự đoán Covid-19 sẽ là một cuộc chiến dài hơi, giới chuyên gia y tế cảnh báo, các nước không nên lơ là và chủ quan trước nhiều dịch bệnh thầm lặng và nguy hiểm khác đang có nguy cơ hồi sinh.
Con đường vắng vẻ vì lệnh phong tỏa do dịch Covid-19 ở Moscow, Nga, ngày 15/4. (Nguồn: Getty).
Cùng với các thông tin về dịch Covid-19 tràn ngập trên các phương tiện truyền thông, vẫn có những báo cáo đáng lo ngại về các dịch bệnh khác với những diễn biến nghiêm trọng. Tổng số ca mắc sốt xuất huyết tại Singapore mới đây ở mức hơn 6.000 người, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng dự đoán, số người tử vong do sốt rét tại khu vực Hạ Sahara châu Phi năm nay có thể gia tăng gấp đôi, lên tới 769 nghìn người. Giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế thế giới Matshidiso Moeti hối thúc các nước cần đảm bảo đủ các nguồn lực cần thiết để ngăn chặn sự bùng phát dịch sốt rét.
“Cùng với các đối tác chúng tôi đang nghiên cứu các tác động của dịch Covid-19 đối với cuộc chiến chống sốt rét. Nếu các hoạt động phân phát màn chống muỗi bị giảm và khả năng đối phó với bệnh dịch giảm, tỉ lệ tử vong do sốt rét ở khu vực Hạ châu Phi Sahara có thể tăng gấp đôi so với năm 2018. Khu vực sẽ chứng kiến số người chết cao nhất kể từ năm 2000″, ông Matshidiso Moeti nói.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, áp lực lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe do đại dịch Covid-19 có thể khiến tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm những bệnh khác gia tăng. Theo đó, số ca tử vong liên quan đến căn bệnh HIV tăng 10%, bệnh lao là 20% và bệnh sốt rét là 36% trong vòng 5 năm tới.
Sốt xuất huyết hoành hành tại một số quốc gia. Ảnh: Internet.
Dịch Covid-19 không chỉ làm giảm ý nghĩa của một trong những câu chuyện thành công nhất là tiêm chủng phòng bệnh mà còn khiến cộng đồng quốc tế không hoàn thành “Thập niên vaccine”. Ít nhất 14 chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh bại liệt, sởi, dịch tả, sốt vàng da và viêm màng não ở nhiều nơi trên thế giới đã phải tạm dừng hoặc hoãn lại do Covid-19. Bên cạnh đó, các biện pháp phong tỏa, đóng cửa biên giới làm gián đoạn nguồn cung vaccine, khiến ít nhất 21 nước có thu nhập thấp và trung bình đã thông báo cạn kiệt vaccine.
Người phát ngôn của Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc Marixie Mercado cảnh báo: “Tính đến ngày mùng 1/5, hàng chục nước trên thế giới đang đối mặt với cạn kiệt dự trữ vaccine do các chuyến hàng bị hoãn. Trong đó có ít nhất 5 nước đã trải qua một đợt bùng phát dịch sởi năm 2019 và thêm nhiều nước đang đối mặt với các đợt dịch tương tự. Các nước với nguồn lực giới hạn sẽ gặp khó khăn khi phải mua vaccine với giá cao hơn, trẻ em cũng sẽ đối mặt với thiếu vaccine sởi và bại liệt”.
Video đang HOT
Trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, các chiến dịch tiêm chủng dự kiến diễn ra vào cuối năm 2020 tại ít nhất 13 quốc gia cũng có thể không được triển khai. Điều đó đồng nghĩa với hơn 117 triệu trẻ em sẽ không được vaccine bảo vệ khỏi bệnh sởi. Theo thống kê của WHO, mỗi năm vaccine cứu được sinh mạng của 2-3 triệu người. Nếu con người không được vaccine bảo vệ, các bệnh như sởi, tả, viêm màng não, sốt vàng da và bại liệt có thể bùng phát thành dịch. Sẽ rất nguy hiểm, không chỉ đối với người nhiễm bệnh, mà với cả hệ thống y tế, vốn đang gặp rất nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19.
Khống chế dịch Covid-19 rõ ràng là nhiệm vụ cần được ưu tiên vào lúc này, nhưng cũng không vì thế mà “lãng quên” nhiều dịch bệnh khác nguy hiểm khác. “Di sản” của Covid-19 không được phép bao gồm cả việc “hồi sinh” trên toàn cầu những căn bệnh gây chết người như bệnh sởi, vốn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Khi Mỹ hướng đến nơi khác, Nga nhắm thẳng châu Phi
Các nhà lãnh đạo từ hơn 40 quốc gia châu Phi đã tới thành phố Sochi phía nam nước Nga trong tuần này, bắt tay, chụp ảnh và kí kết hàng tỷ đô la trong các giao dịch kinh doanh. Tổng thống Vladimir Putin đã gặp sáu tổng thống chỉ trong ngày thứ năm.
Chương trình hướng tới sự gắn kết, được gọi là hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi đầu tiên, đã gửi một thông điệp rõ ràng đến thế giới. Ông Putin nói với các vị khách: Sự kiện này đã mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Nga với các nước châu Phi.
Đột phá mới của Nga
Trang mới này xuất hiện khi Nga đã là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Châu Phi và đang hướng tới khôi phục mối liên hệ đã tan vỡ sau khi Liên Xô sụp đổ, thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và tăng cường an ninh.
Các nhà phân tích cho biết, Moscow - cung cấp các nhà máy điện, máy bay trực thăng tấn công và lính đánh thuê - đang vươn lên là một thế lực chính trên lục địa đen vào thời điểm Mỹ và Trung Quốc cũng đang tranh giành ảnh hưởng.
Điện Kremlin đã tiết lộ kế hoạch tăng gấp đôi thương mại với các nước châu Phi lên 40 tỷ USD và đưa ra tuyên bố mang tính biểu tượng bằng máy bay ném bom hạt nhân: Hai chiếc Tupolev Tu-160 đã hạ cánh ở Nam Phi để tham gia một nhiệm vụ huấn luyện lần đầu tiên trong khi cuộc họp trên Biển Đen bắt đầu từ hôm thứ Tư.
Các quan chức quân sự Nga và Nam Phi gặp nhau trước chiếc Tu-60. Ảnh: AFP.
Chính quyền Trump đã cam kết thúc đẩy nhiều mối quan hệ kinh doanh hơn với các đối tác châu Phi để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga trên lục địa, điều Washington gọi là các mối đe dọa quan trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia. Nhưng các nhà phân tích nói rằng các siêu cường khác đang đầu tư nhiều hơn - các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga rõ ràng dành nhiều thời gian hơn cho các đối tác châu Phi.
Paul Stronski, chuyên gia cao cấp về chương trình Nga và Âu Á tại Viện hòa bình quốc tế Carnegie Endowment cho biết: "Trong khi Mỹ không chú ý, Nga đang đổ tới để lấp khoảng trống".
Hoa Kỳ là nhà tài trợ viện trợ nước ngoài hàng đầu trên toàn cầu - khoảng một phần ba số tiền đó đến Châu Phi - và vận hành hàng chục căn cứ quân sự cung cấp nhân lực, đào tạo và tình báo trên lục địa này. Thương mại của Hoa Kỳ với Châu Phi, ở mức 39 tỷ USD, đang vượt trội Nga.
Stronski cho biết, Moscow, nơi có một túi tiền nhỏ hơn, đang tìm cách chiếm thế thượng phong bằng quyền lực mềm.
Mỹ lơ là lục địa đen
Ông Putin đã thực hiện chuyến bay kéo dài 14 giờ tới Nam Phi vào năm ngoái. Tổng thống Trump vẫn chưa đến thăm lục địa này. (Vợ ông, đệ nhất phu nhân Melania Trump và con gái Ivanka Trump đã có các chuyến đi vào năm ngoái.)
Nga đã chào đón 43 nguyên thủ quốc gia và chính phủ, cùng với hàng chục nhà lãnh đạo doanh nghiệp và cộng đồng, trong tuần này tại Sochi. Còn ông Trump đã đón một nhóm các nhà lãnh đạo châu Phi nhỏ hơn nhiều, bao gồm các chuyến thăm chính thức từ Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari và Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta.
Nga đón cơ hội đầu tiên đột phá lục địa đen
Trong một bài phát biểu hôm thứ Năm tại Sochi, ông Putin đã khẳng định rằng đất nước của ông đã hỗ trợ cuộc đấu tranh của các dân tộc châu Phi chống lại chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc và phân biệt màu da.
Còn trong sự kiện lớn nhất trên lục địa châu Phi của chính quyền Trump thì khiến một số nhà quan sát châu Phi quan ngại. Họ chỉ trích Hoa Kỳ đã không gửi người đứng đầu Nội các tới một sự kiện có sự tham dự của 11 tổng thống châu Phi.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đã sắp xếp thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy Thịnh vượng Châu Phi, một chương trình nhằm tăng cường quan hệ đối tác kinh doanh, tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh tháng 6 Hoa Kỳ-châu Phi tại quốc gia phía nam Mozambique nhưng đã hủy vì có lịch trình khác.
Chương trình này, được coil à chiến lược châu Phi của Nhà Trắng, được thiết kế để cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các công ty đang cố gắng thâm nhập hoặc mở rộng ở châu Phi, nơi đang đô thị hóa nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác.
Hội nghị thượng đỉnh ở Sochi đã mở ra 12,5 tỷ USD trong các giao dịch kinh doanh, chủ yếu là vũ khí và ngũ cốc, Điện Kremlin nói.
Bakary Sambe, một chuyên gia hàng đâu từ Trung tâm nghiên cứu hòa bình châu Phi của Viện Timbuktu tại Dakar cho biết, Nga đang nhấn mạnh sự hợp tác về viện trợ và thông điệp đó rất hấp dẫn đối với một số nhà lãnh đạo.
Châu Phi không còn muốn có tất cả trứng trong một giỏ nữa, Sambe nói. Chúng tôi muốn trao đổi bình đẳng, trái ngược với quan hệ quyền lực thuộc địa.
Đầu tháng này, Nga đã công bố kế hoạch gửi thêm vũ khí và người hướng dẫn đến Cộng hòa Trung Phi để hỗ trợ chính phủ nước này chống lại các nhóm phiến quân - một động thái thúc đẩy dấu chân quân sự lớn nhất của họ trên lục địa.
Ông Putin muốn củng cố các liên minh chiến lược với những người cầm quyền có cùng chí hướng, Joshua Meservey, một nhà phân tích châu Phi tại Quỹ Di sản cho biết.
Các quốc gia Châu Phi là khối bỏ phiếu lớn nhất ở Liên hợp quốc, ông nói, và họ thường bỏ phiếu cùng nhau.
Quý Hoàng
Theo baoquocte
Nga lý giải vì sao Mỹ thua cuộc Tác giả người Nga Alexandr Neukropny đã chỉ ra những nguyên nhân chủ chốt khiến Mỹ thua cuộc trong "ván bài poker địa chính trị với Nga". Bắt nạt kiểu Mỹ Nga dường như đang thắng thế trong cuộc chiến địa chính trị với Mỹ, từ Âu sang Á, từ Trung Đông tới châu Phi và thậm chí khu vực Mỹ Latin vốn...