Ngoại có 10 cây vàng và 1 gánh xu xoa lận đận cả đời nuôi con, vàng ai cũng thích, nhưng gánh hàng cũ kỹ kia thì chẳng ai thèm!
Bà ngoại ung dung rải cây vàng lên phản, chưa bao giờ tôi thấy các bác với dì đến “thăm” đông đủ như thế.
Muốn đến Hội An thì người ta phải mất tiền, nhưng tôi thì chẳng bao giờ mất gì. Bởi lẽ tôi sinh ra ở ngay phố cổ này, sống cùng ba mẹ và bà ngoại. Cả tuổi thơ mò cua bắt ốc trên sông Hoài, chơi trốn tìm trong những con ngõ cũ, nghịch ngợm bên gánh xu xoa của bà. Bây giờ tôi mở cái homestay be bé, nồng hậu đón khách tới thăm thú Hội An.
“Ai xu xoa tôi bán xoa cho!”
Nhà tôi không giàu cũng chẳng nghèo. Tôi lớn lên bằng những ly xu xoa mát lạnh của bà ngoại, quanh quẩn bên gánh hàng rong. Ngày mưa thì bà ế ẩm, ngày nắng thì khách đông tưng bừng. Tôi đứng cạnh gánh xu xoa, lãnh “nhiệm vụ” giải thích khi được hỏi về tên của món lạ lùng ấy. Mà tôi nào biết ai đặt tên cho xu xoa đâu! Chỉ biết nó ngon và trong lành như tình yêu thương của bà vậy.
Bạn bè tới Hội An chơi, đứa nào cũng nhao nhao hỏi xu xoa là gì. Tôi bảo chúng nó là nước luộc da lợn nên cắt ra trong như thạch. Thế là cả lũ thi nhau trợn mắt lên, tưởng được ăn da lợn nấu chè kì quái! Đến khi ngoại đánh tôi mấy cái rồi “đính chính” là thạch làm từ rau câu, chúng nó mới cắm đầu vào xì xụp tiếp.
Xu xoa của bà vị thanh ngọt, lúc nào cũng nhẹ nhàng êm ả như chiều hè. Những viên thạch cắt thành từng đủm, màu vàng trong như hổ phách. Cứ đi học về là tôi chạy cùng lũ bạn gào lên khắp phố: “Nhà tôi có một cái ang – Gặt lúa cả làng đổ lại còn lưng”.
Rồi tiện đường tôi quẹo ra chỗ ngoại, ngồi chè hẻ ra xin ly xu xoa. Ngoại luôn mắng tôi là con nhóc tào lao “ba xăng khao”, nhưng tay thì múc đầy một bát thạch, thêm muôi nước đường gừng thơm lựng và 2 lát tào phớ.
Ăn xong 1 ly lại muốn gọi ly nữa. Những viên thạch tan ra như niềm hạnh phúc lan tỏa trong vị giác. Xu xoa rẻ tiền lắm, chỉ 5-10 nghìn 1 ly thôi mà vương vấn khó quên.
Ngoại tôi ngồi cạnh một chú bán bánh xoài vui tính lắm. Chú hay bán hàng hộ ngoại. Rồi rảnh rảnh chú lại hò hét rao hộ ngoại “Ai xu xoa tôi bán xoa cho!”. Ngoảnh đi ngoảnh lại chú bánh xoài đã chuyển lên thành phố sống. Còn ngoại tôi vẫn đội nón gánh nồi thạch đi khắp Hội An. Ngoại vốn ở làng chiếu Bàn Thạch, nhưng một lần ra đảo Lý Sơn học mót được món xu xoa. Thế là đổi nghề!
*****
Video đang HOT
Bán lưng cho trời suốt hơn 50 năm, cuối cùng ngoại tôi quyết định sẽ nghỉ ngơi. Sáng đó mưa tầm tã, ngoại ngồi ở hiên cạnh giàn hoa giấy. Bỗng dưng ngoại bảo tôi gọi các bác với dì qua nói chuyện để “bàn giao” lại gánh xu xoa. Bác cả bác hai giãy nảy lên kêu mưa gió ngập lụt không tới, dì út cũng nói bận việc không qua. Mẹ hỏi có chuyện gì, bà đáp gọn lỏn: “Tau già rồi”.
Chẳng hiểu sao bố tôi nghe được chuyện bà có món tài sản tích cóp cả đời. Thế là hôm sau khi mặt trời mới ló, nhà tôi đã rộn ràng như Tết! Giỗ ông ngoại cũng không đông đủ như thế. Bà thong thả hỏi.
- Tau đến lúc nghỉ ngơi rồi, đứa nào đồng ý nối nghiệp?
Chẳng ai lên tiếng. Ngoại hỏi lại lần nữa vẫn không ai trả lời, trông bác cả có vẻ khó chịu. Bao năm nay 2 bác và dì đều chẳng quan tâm bà nên đẩy hết trách nhiệm cho mẹ tôi. Nay tự dưng qua ngồi im lặng, lạ thật đấy. Nhưng điều quái lạ hơn là việc ngay sau đó, ngoại lôi ra 10 cây vàng sáng choang!
Không khí trong nhà bắt đầu ngột ngạt, ai cũng nhìn chòng chọc lên tấm phản gỗ bà ngồi. Bà phe phẩy quạt chờ đợi các con nhận kế thừa nghiệp bán xu xoa, nhưng chữ “Không” hiện rõ trên trán của 8 con người ngồi phía dưới.
Dì tôi bất ngờ nhào lên ôm tay ngoại cười hào sảng.
- Mạ cứ chia đều vàng ra cho tụi con là được, mần răng mà phải đi bán xu xoa chi. Tụi con có tiệm có nghề riêng hết ráo, giờ bỏ đi bán xu xoa nó kỳ.
- Kỳ sao mi nói tau nghe?
Rồi tới đó bắt đầu ầm ĩ. Vàng thì ai cũng muốn lấy, còn gánh hàng cũ kỹ của ngoại thì không ai thèm! Bác dâu bác rể cũng tham, nhảy lên định cầm vàng nhưng ngoại đã nhanh tay nhét lại vào túi vải nhung. Không ngờ ngoại bán mớ thạch ấy cũng tích cóp được cả gia tài lớn. Nhưng công việc thực sự vất vả quá, lại thu toàn tiền lẻ, mọi người từ chối điều kiện của bà cũng phải. 10 cây vàng đổi lấy nghề bán hàng rong, tôi đố ai dám đấy?
Câu chuyện chưa đâu vào đâu thì ngoại bỏ ra bờ sông, kêu tôi đi cùng để ăn sáng ở tiệm mì Quảng. Chìa khóa tủ ngoại đã cầm theo, bấy lâu ai cũng phớt lờ cái tủ gỗ cũ mà giờ mới biết nó quý giá nhường nào. Ngoại thở dài liên tục, tôi định trêu hay là để con kế nghiệp. Nhưng uốn lưỡi 7 lần xong tôi nhận ra mình cũng sợ cảnh xách gánh trời mưa ra giữa phố ngồi.
Ăn xong về nhà thấy bóng người dưới bếp, tôi nghe lỏm được cuộc đối thoại chẳng hề vui.
- Em cứ giả bộ nhận đại nghề của mẹ đi. Lấy 10 cây vàng xong đến lúc mẹ mất em bỏ sang nghề khác ai biết đâu?
- Không. Em không làm thế với mẹ được!
- Vợ chồng mình may quần tây cả đời cũng không có nổi 5 cây kìa, cần tiền sửa sang lại nhà rồi cưới chồng cho con gái nữa chứ.
Mẹ tôi có vẻ lưỡng lự. Bà ở nhà nội trợ may vá cũng ngót 2 thập kỷ. 10 cây vàng và ước nguyện của ngoại. Mẹ sẽ chọn cái nào đây?…
Mang bồ giàu về ra oai với chồng nghèo, nhìn cảnh tượng dưới chăn mà tôi "mất hồn"
Sau 5 tháng qua lại, người tình già muốn tôi ly hôn để trở thành phòng nhì sinh con cho ông ấy. Ban đầu là phòng nhì, sau này cũng có thể trở thành phòng nhất, chắc chắn là sung sướng an nhàn hơn cố chấp sống với Khánh gấp trăm ngàn lần.
Sau một năm kết hôn, tôi đưa ra kết luận mình đúng là bị điên mới lấy Khánh. Cũng bởi khi trước bố mẹ, bạn bè cứ vun vào, bảo rằng Khánh hiền lành, chăm chỉ, không chơi bời tệ nạn xấu. Đàn ông như thế là được rồi, đáng tin cậy, tôi còn đòi hỏi gì nữa.
Lấy về rồi tôi mới biết là khổ không để đâu cho hết, cũng bởi Khánh quá nghèo. Một tháng lương Khánh được 10 triệu, trừ 2 triệu xăng xe tiêu vặt, đưa cho tôi được 8 triệu chi tiêu. Trả tiền nhà, điện nước mất 3 triệu, là căn phòng trọ rẻ tiền, chật chội.
Còn lại 5 triệu, vừa ăn uống, khám chữa bệnh, đám hiếu hỉ và đủ thứ trên đời khác gói gọn trong số tiền đó. Lương của tôi ư? Hai năm nay dịch bệnh nên tôi cũng bị mất việc ở nhà. Nhưng chuyện đó cũng chẳng quan trọng, đàn ông vốn là trụ cột kinh tế, phải nuôi vợ nuôi con là điều bình thường!
Đàn ông vốn là trụ cột kinh tế, phải nuôi vợ nuôi con là điều bình thường! (Ảnh minh họa)
"Cô giỏi thì đi kiếm người khác giàu có hơn, chu cấp cho cô nhiều tiền hơn! Còn với tôi thì vợ chồng sướng khổ phải có nhau, tôi không tiêu pha hoang phí, chơi bời tệ nạn xấu, về nhà vẫn phụ vợ việc nhà, có trách nhiệm với gia đình, bố mẹ đôi bên...".
Tôi lên tiếng chê bai, so sánh chồng với những người đàn ông khác thì Khánh sửng cồ tuyên bố như vậy. Bây giờ lương 10 triệu, thử hỏi bao giờ đủ sức lo cho vợ con? Thế nên bây giờ chúng tôi còn chưa dám sinh con. Đâu phải cứ nói cố gắng nỗ lực là sẽ thật sự trở nên giàu có! Có người mạt kiếp vẫn nghèo đấy thôi!
Anh ta thách tôi tìm người khác đúng không, được rồi, tôi cũng đang chán ngấy chồng và muốn tìm chỗ dựa khác đây!
Tôi bắt đầu giao du qua lại nhiều hơn với mấy cô bạn đã ly hôn, họ có nhiều mối quan hệ với người khác giới. Qua giới thiệu thì tôi đã quen được một người đàn ông sẵn sàng chi 30 triệu cho mình mỗi tháng, chỉ cần tôi chiều chuộng ông ta là được. Biết ông ta có bà vợ già ở nhà, nếu nắm được trái tim ông ta thì sau này tôi sẽ có khả năng trở thành phu nhân nhà giàu, thoải mái tiêu xài không cần phải nghĩ!
Sau thời gian ngắn qua lại, quả nhiên người tình già mê mệt tôi không dứt ra nổi. Tôi ở nhà nghỉ làm, muốn ra ngoài chơi lúc nào cũng được, chồng đi làm suốt, dạo này còn hay tăng ca nên không hề biết gì. Có 30 triệu người tình chu cấp, tôi chẳng còn thiết tha vài triệu bạc chồng đưa mỗi tháng nữa.
Sau 5 tháng qua lại, người tình già muốn tôi ly hôn để trở thành phòng nhì sinh con cho ông ấy. Ban đầu là phòng nhì, sau này cũng có thể trở thành phòng nhất, chắc chắn là sung sướng an nhàn hơn cố chấp sống với Khánh gấp trăm ngàn lần.
Hôm đó sau buổi hẹn hò, người tình chở tôi về tận nhà thu dọn đồ đạc đến căn hộ ông ấy thuê cho mình. Tất nhiên là tiện thể đưa luôn đơn ly hôn cho chồng. Nghĩ tới lời thách đố của Khánh khi trước, tôi liền dẫn người tình vào tận nhà, xem anh ta có thấy hổ thẹn nhục nhã vì bản thân hèn kém hay không. Đằng nào cũng ly hôn, tôi chẳng muốn kiêng nể gì nữa.
Khánh nhìn thấy hai người chúng tôi bước vào nhà nhưng vẫn rất thản nhiên. Tôi hơi giật mình, lẽ nào anh ta đã biết trước chuyện này? "Cô làm gái bao cho người đàn ông này hả?", Khánh mỉm cười hỏi tôi rồi bỏ vào phòng ngủ. Tôi cay cú đi theo. Khánh sập cửa lại, tôi tưởng anh ta đánh mình nhưng không ngờ chỉ hất hàm chỉ lên giường bảo tôi lật chăn lên xem.
Tôi hoa mắt nhìn khối tài sản trên giường. (Ảnh minh họa)
Khó hiểu nhưng tôi vẫn làm theo, để rồi suýt ngất khi nhìn thấy cảnh tượng bên dưới chăn. Tràn lan trên giường đều là những cọc tiền dày bịch và cả một hộp vàng to nặng. Tôi không biết số tiền đó là bao nhiêu nhưng chắc chắn là cả một gia tài.
"Chỗ đó là 10 tỷ, chỉ là tiền mặt tôi gửi trong ngân hàng thôi, còn một mảnh đất, cô xem có giấy tờ luôn đấy. Khi trước tôi từng yêu sâu đậm một người, gần cưới tới nơi nhưng cô ta chỉ yêu tiền của tôi, tìm mọi cách bòn rút. Khi tôi giả vờ phá sản thì lập tức bỏ mặc quay lưng. Vì vậy khi lấy cô, tôi giấu giếm hết, dự đỉnh nếu cô không chê mà sinh con và sống hạnh phúc thì vài năm nữa tôi sẽ công khai bù đắp cho cô tất cả. Ai ngờ phụ nữ cũng chỉ một giuộc như nhau mà thôi!".
Tôi hoa mắt nhìn khối tài sản trên giường. Hóa ra bố mẹ Khánh giàu có, để lại cho con nhiều tài. Đến khi nhìn lá đơn ly hôn Khánh nhét vào tay mới giật mình bừng tỉnh. Sau đó tôi và người tình bị Khánh đuổi ra khỏi nhà.
Đúng thật, bây giờ tôi cũng chỉ là gái bao của người tình. Sống chui lủi trong bóng tối hàng tháng chờ đợi chút tiền chu cấp. Tôi mới là người ê chề nhục nhã, vì tiền bạc mà bán đứng danh dự và phẩm hạnh... Nghĩ đến Khánh mang khối tài sản đó đi cưới người khác, mua nhà tậu xe cho cô ta mà tôi lại hối hận tột cùng nhưng tất cả cũng đã muộn rồi.
Tôi đang quay cuồng tìm con, đúng lúc tuyệt vọng nhất thì vợ của chồng cũ gửi cho một tấm ảnh làm tôi sợ tới run rẩy Tại sao con tôi lại ở ngôi nhà đó được chứ? Vợ chồng tôi ly dị khi con trai tôi được 8 tuổi. Sau đó chồng tôi có vợ mới và hoàn toàn không ngó ngàng gì đến mẹ con tôi. Nhiều lần tôi yêu cầu gửi tiền về nuôi con nhưng anh ấy không chịu. Anh từng nói là không bao giờ...