Ngoại binh ở điện ảnh Việt
Các đạo diễn Việt Kiều trở về và đã làm thay đổi diện mạo điện ảnh Việt Nam những năm gần đây.
Những đạo diễn Việt kiều đang mang đến cho phim Việt một diện mạo mới, một hơi thở mới, một sinh khí mới. Đạo diễn Cường Ngô đang cho ra rạp bộ phim điện ảnh Truy sát, trong khi đó Dustin Nguyễn đang chuẩn bị tung Bao giờ có yêu nhau và Charlie Nguyễn ‘ủ mưu’ với Fan cuồng.
Anh hùng hội tụ
Tác phẩm Mùi hương nước mắm (The scent of fish sauce) dài 23 phút của Trịnh Đình lê Minh để lại nhiều ấn tượng với khán giả nước ngoài tại Liên hoan phim Bucheon lần thứ 19 (BiFan 2015) tại Hàn Quốc. Ban giám khảo nhận định bộ phim đã tạo được ấn tượng và thật sự khác biệt so với những phim khác. Mùi hương nước mắm kể về Mai – một cô y tá trẻ người Việt sống ở Mỹ.
Mai được một phụ nữ Mỹ tuyển chọn để chăm sóc con trai bà ta là Matt – một chàng thanh niên bị tai nạn phải bó bột – trong thời gian người mẹ đi vắng. Trong món ăn đầu tiên nấu cho Matt, Mai cho một ít nước mắm vào và bị anh ta từ chối. Sau đó, Mai vẫn cho nước mắm vào các món ăn. Mối quan hệ giữa họ dần trở nên gần gũi trong không khí, mùi vị, màu sắc của nước mắm thấm đẫm vào những món ăn và những ký ức của Mai về xưởng làm nước mắm ở quê nhà.
Phim được đánh giá cao như một câu chuyện mới mẻ về giao thoa văn hóa từ góc nhìn của một đạo diễn Việt Nam. Sự thích thú của khán giả dành cho bộ phim không chỉ là ý tưởng kết nối nước mắm vào một chuyện tình cách biệt văn hóa mà còn là cách làm phim nhẹ nhàng và lãng đãng như những đợt sóng là dự án tốt nghiệp khóa thạc sĩ điện ảnh chuyên ngành đạo diễn kéo dài ba năm tại Đại học Austin – Texas (Mỹ) nhờ giành được học bổng của chương trình Fulbright.
Tư duy của một người được giáo dục tại một nền điện ảnh Mỹ phần nào là mẫu số chung của những ngoại binh đang góp sức cho điện ảnh Việt hiện nay. Những cái tên Hồ Quang Minh, Charlie Nguyễn, Victor Vũ, Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Nguyễn Đức Minh, Trần Anh Hùng, Hàm Trần, Dustin Nguyễn… đã trở thành những thương hiệu khó thay thế ở điện ảnh Việt.
Âm mưu giày gót nhọn, Đoạt hồn và gần đây nhất là Siêu trộm, cái tên Hàm Trần trở thành một cái tên “bán vé” không thua kém Charlie Nguyễn hay Victor Vũ. Phim Hàm Trần nằm ngoài chuẩn mực tử tế hay cẩu thả thường thấy mà nó thực sự là một tác phẩm điện ảnh”, đạo diễn Lê Hoàng nói.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một trong những bộ phim đáng chú y nhất của điện ảnh Việt Nam trong năm vừa qua.
Quay phim, dựng phim, biên kịch, diễn viên, đạo diễn vả sản xuất… thật khó tin khi một người có thể đảm nhận tất cả các vai trò. Nhưng đó chính là mẫu số chung của các ngoại binh trước khi họ trở thành những thương hiệu cộm cán như hiện nay của ở thị trường điện ảnh Việt. Đó cũng chính là lý do, những bộ phim như Lửa phật, Trúng số.. (Dustin Nguyễn), Dòng máu anh hùng, Để mai tính, Tèo em hay Bụi đời chợ Lớn,.. (Charlie Nguyễn), Cô dâu đại chiến, Giao lộ định mệnh Thiên mệnh anh hùng, Quả tim máu, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Victor Vũ)… khá tốt về cả mặt tư duy đề tài, sử dụng chất liệu, chọn góc máy, hình ảnh.
Thay đổi diện mạo điện ảnh Việt
Điều không thể phủ nhận, sự góp mặt của các ngoại binh ở tất cả các khâu từ đạo diễn, sản xuất, biên kịch, quay phim, dựng phim.. đã tạo nên một sắc thái mới cho điện ảnh Việt: đó là sự tươi trẻ đầy tích cực như nhận định của diễn viên Kinh Quốc.
Trong khi đó, với đạo diễn trẻ Trịnh Lê Minh (đang làm giảng viên trường điện ảnh) thì “Các đạo diễn Việt Kiều đã mang lại nhiều điều cho điện ảnh Việt: đó là cấu trúc kịch bản ba hồi theo cấu trúc kinh điển của Hollywood, đó là việc viết kịch bản phim bám sát yêu cầu và đặc trưng của từng thể loại.
Họ cũng mang về những quy chuẩn chung về mặt tổ chức sản xuất, về cấu trúc đoàn phim, những điều mà một thời gian dài các nhà làm phim trong nước đi lệch do không cập nhật được. Đó là những giá trị rất quý mà chính các đạo diễn Việt Kiều đã mang về, truyền lại, gợi nhiều cảm hứng cho các nhà làm phim sống trong nước học hỏi”.
Đồng thuận với quan điểm này, đạo diễn Đinh Anh Dũng bảo rằng: “Ngôn ngữ điện ảnh và cách thể hiện của họ rất mới. Sự tiếp cận gần với điện ảnh thế giới có sức lôi cuốn thực sự với khán giả trẻ hiện nay”. Tất nhiên, “họ là những cánh én nhưng để làm nên mùa xuân thì chưa đủ khi sự thay đổi cần được thực hiện từ chính những người nằm trong guồng máy chứ không phải những người ở bên ngoài đang trở về để hội nhập”, ông Dũng nói.
Đạo diễn Lê Hoàng cho rằng việc các đạo diễn Việt kiều về nước làm phim là một điều đáng quý.
Theo đạo diễn Lê Hoàng, ở bất cứ lĩnh vực nào trong đó có điện ảnh Việt rất cần sự đóng góp của các ngoại binh này bởi mỗi người họ đều sở hữu một ưu thế nổi bật. Trong đó, Charlie Nguyễn mạnh về hành động còn Nguyễn Võ Nghiêm Minh lại lợi thế về kiểu làm phim đậm chất châu Âu. Nếu Hồ Quang Minh (với các phim Trang giấy trắng, Con thú tật nguyền, Thời xa vắng) độc đáo trong cách thể hiện ngôn ngữ điện ảnh thì nay Victor Vũ cũng có tiếng nói “độc” không kém trong khả năng đa dạng của mình ở nhiều thể loại phim.
Hẳn nhiên “đôi lúc những tác phẩm của họ có ảnh hưởng nhiểu bởi suy nghĩ và cách làm của nước ngoài nhưng điều đó không tránh khỏi khi họ được đào tạo từ chính những nơi đấy ra. Nhưng, rõ ràng, họ đã góp sức không nhỏ vào việc nâng chất cho nền điện ảnh Việt”, đạo diễn Lê Hoàng khẳng định.
Thực tế, vai trò của các ngoại binh rất quan trọng vì họ đã tạo ra sự khởi sắc cho nền điện ảnh thương mại Việt Nam, từ đó truyền cảm hứng cho các nhà làm phim nội khác. “Tiêu chuẩn chất lượng trong phim của họ là thứ mà các nhà làm phim nội đã hướng đến, và nhiều người đã học hỏi được tiêu chuẩn đó. Chính điều đó đã tạo nên một diện mạo mới mẻ cho điện ảnh Việt hiện nay”, giới chuyên môn khẳng định.
Video đang HOT
Theo Zing
Phim mới của Trần Anh Hùng không có mặt tại Cannes 2016
Sự kiện điện ảnh danh tiếng năm nay quy tụ hàng loạt tên tuổi đạo diễn nổi tiếng như Park Chan Wook, Ken Loach, Xavier Dolan, Pedro Almodovar... Tiếc là Trần Anh Hùng lại vắng mặt.
Trong ngày 14/4, chủ tịch Liên hoan phim Cannes là ngài Pierre Lescure công bố danh sách 49 bộ phim tham gia sự kiện năm nay. Điều dễ nhận thấy là Cannes 2016 quy tụ nhiều dự án mới hấp dẫn của Hollywood: từThe BFG của Steven Spielberg cho tới The Last Face của Sean Penn, từMoney Monster của Jodie Foster cho tới Café Society của Woody Allen...
Dĩ nhiên sự kiện điện ảnh hàng đầu châu Âu vẫn có sự tham gia của nhiều tác giả quen thuộc trong dòng phim nghệ thuật như Jim Jarmusch, Nicolas Winding Refn, Brillante Mendoza, Xavier Dolan, Cristian Mungiu, Park Chan Wook, Olivier Assayas, Jean-Pierre & Luc Dardenne...
Eternity đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trần Anh Hùng sau 6 năm kể từ Rừng Nauy(2010). Tuy nhiên, bộ phim không có mặt tại Cannes 2016 như dự đoán hồi đầu tháng của giới truyền thông nước Pháp. Ảnh: Pathé
Có một chút đáng tiếc khi đạo diễn Trần Anh Hùng và bộ phim mớiEternity của anh không xuất hiện trong danh sách trình chiếu tại Cannes 2016 như dự đoán trước đó của giới truyền thông nước Pháp.
49 bộ phim tham gia Cannes 2016 đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng Romania có tới hai phim tranh giải Cành cọ vàng là Graduation của Cristian Mungiu và Sierra-Nevada của Cristi Puiu, cũng như Dogs thuộc chương trình Un Certain Regard (tạm dịch: giải Nhãn quan đặc biệt dành cho phim có ý tưởng mới lạ). Bên cạnh đó, nước chủ nhà Pháp có bốn tác phẩm đứng trước cơ hội nâng cao giải thưởng cao nhất.
Mới tranh giải Gấu vàng với Midnight Special tại LHP Berlin 2016, đạo diễn Jeff Nichols tiếp tục mang đến Cannes bộ phim mới mang tên Loving. Ảnh: Focus Features
Có một chút bất ngờ khi danh sách tranh giải Cành cọ vàng không có sự tham gia của Italy và Mexico, hai quốc gia vốn nhiều lần được Cannes ưu ái. Thay vào đó, quốc gia châu Âu chỉ có Pericles the Black Man của đạo diễn trẻ Stefano Mordini tại hạng mục Un Certain Regard.
Sự áp đảo của điện ảnh Hollywood và châu Âu khiến các quốc gia Mỹ Latin và châu Phi không có nhiều cơ hội tại Cannes 2016. Lần lượtAquarius, The Long Night of Francisco Sanctis, Clash và A Chad Tragedyđến từ Brazil, Argentina, Ai Cập và Chad nằm trong hai hạng mục quan trọng nhất.
Cũng tại chương trình Un Certain Regard của Cannes năm nay, khán giả có cơ hội thưởng thức The Red Turtle - tác phẩm hoạt hình quốc tế đầu tiên của Studio Ghibli, do đạo diễn Michael Dudok de Wit thực hiện cùng Isao Takahata.
Studio Ghibli sẽ trình làng The Red Turtle tại Liên hoan phim Cannes 2016 trong hạng mục Un Certain Regard. Ảnh: Ghibli
Ban tổ chức Cannes tiết lộ họ có thể bổ sung thêm một hoặc hai phim cho sự kiện năm nay, như phim mới của đạo diễn Asghar Farhadi. Do đó,Eternity của đạo diễn Trần Anh Hùng vẫn có thể xuất hiện vào phút chót. Tuy nhiên, Silence của Martin Scorsese và The Woman in the Silver Platecủa Kiyoshi Kurosawa chắc chắn không có mặt vì chúng vẫn chưa hoàn chỉnh.
Nếu như Café Society của đạo diễn Woody Allen được chọn làm phim khai mạc, thì tác phẩm lĩnh trách nhiệm khép lại Cannes 2016 sẽ là phim thắng giải Cành cọ vàng. Ban tổ chức tiết lộ điều đó sẽ giúp họ không phải đau đầu lựa chọn một tác phẩm xứng đáng, cũng như giúp phim thắng giải Cành cọ vàng nhận được nhiều sự chú ý hơn.
Một trong những vấn đề mà công chúng quan tâm là vấn đề an ninh dành cho Cannes 2016, nhất là sau khi thủ đô Paris của nước Pháp mới bị đánh bom hồi tháng 11/2015. Theo ban tổ chức, họ sẽ tuyển mộ khoảng 600 nhân viên an ninh có kinh nghiệm để ngăn chặn mọi sự cố có thể xảy ra.
Liên hoan phim Cannes 2016 sẽ diễn ra từ ngày 11 tới 22/5.
Danh sách phim tranh giải Cành cọ vàng tại Cannes 2016
Aquarius, đạo diễn Kleber Mendonca Filho, Brazil
American Honey, đạo diễn Andrea Arnold, Anh
Elle, đạo diễn Paul Verhoeven, Hà Lan
From the Land of the Moon, Nicole Garcia, Pháp
Graduation, đạo diễn Cristian Mungiu, Romania
The Handmaiden, đạo diễn Park Chan Wook, Hàn Quốc
I, Daniel Blake, Ken Loach, Anh
It's Only the End of the World, đạo diễn Xavier Dolan, Canada
Julieta, đạo diễn Pedro Almodovar, Tây Ban Nha
The Last Face, đạo diễn Sean Penn, Mỹ
Loving, đạo diễn Jeff Nichols, Mỹ
Ma' Rosa, đạo diễn Brillante Mendoza, Philippines
The Neon Demon, đạo diễn Nicolas Winding Refn, Đan Mạch
Paterson, đạo diễn Jim Jarmusch, Mỹ
Personal Shopper, đạo diễn Olivier Assayas, Pháp
Sierra-Nevada, đạo diễn Cristi Puiu, Romania
Slack Bay, đạo diễn Bruno Dumont, Pháp
Staying Vertical, đạo diễn Alain Guiraudie, Pháp
Toni Erdmann, đạo diễn Maren Ade, Đức
The Unknown Girl, đạo diễn Jean-Pierre and Luc Dardenne, Bỉ
Các tác phẩm tranh giải Un Certain Regard
After the Storm, đạo diễn Hirokazu Kore-eda, Nhật Bản
Apprentice, đạo diễn Boo Junfeng, Singapore
Beyond the Mountains and Hills, đạo diễn Eran Kolirin, Israel
Captain Fantastic, đạo diễn Matt Ross, Mỹ
Clash, đạo diễn Mohamed Diab, Ai Cập
The Dancer, đạo diễn Stephanie Di Giusto, Pháp
The Disciple, đạo diễn Kirill Serebrennikov, Nga
Dogs, đạo diễn Bogdan Mirica, Romania
The Happiest Day in the Life of Olli Maki, đạo diễn Juho Kuosmanen, Phần Lan
Harmonium, đạo diễn Fukada Koji, Nhật Bản
Inversion, đạo diễn Behnam Behzadi, Iran
The Long Night of Francisco Sanctis, đạo diễn Andrea Testa, Argentina
Pericles the Black Man, đạo diễn Stefano Mordini, Italy
Personal Affairs, đạo diễn Maha Haj, Israel
The Red Turtle, đạo diễn Michael Dudok de Wit, Hà Lan / Nhật Bản
The Stopover, đạo diễn Delphine Coulin, Muriel Coulin, Pháp
The Transfiguration, đạo diễn Michael O'Shea, Mỹ
Các phim đáng chú ý không tham gia tranh giải
The BFG, đạo diễn Steven Spielberg, Mỹ
Goksung, đạo diễn Na Hong Jin, Hàn Quốc
Money Monster, đạo diễn Jodie Foster, Mỹ
Nice Guys, đạo diễn Shane Black, Mỹ
Theo Zing
Phim Tết 'Siêu trộm' - Cũ người, mới ta Khai thác chủ đề hacker còn khá xa lạ với nền điện ảnh Việt Nam, đạo diễn Hàm Trần đem tới món ăn lạ, chất lượng trong dịp Tết Bính Thân 2016 cho khán giả. Điện ảnh Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ về chất lượng cũng như sự đa dạng trong thể loại phim, đem...