Ngoài Biển Đông, TQ còn gieo “nỗi sợ hãi” cho loạt căn cứ ở thủ đô Philippines
Các quan chức hải quân Philippines đang tìm cách ngăn chặn Trung Quốc tham gia vào dự án xây dựng một sân bay gần thủ đô Manila có tổng trị giá 10 tỉ USD do những lo ngại liên quan tới vấn đề an ninh.
Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) là đơn vị đã trái phép tiến hành cải tạo và xây dựng trên hàng loạt đảo đá và rạn san hô ở Biển Đông để biến thành tiền đồn quân sự của Trung Quốc trong những năm qua. Tuy nhiên, CCCC đang tham gia cùng Công ty dịch vụ hàng không MarcoAsia của Philippines đấu thầu dự án trị giá 10 tỉ USD nhằm xây dựng sân bay Sangley Point, khu vực nằm ngay sát loạt cơ sở quân sự trọng điểm của Philippines.
Chiến hạm Mỹ – Ấn – Nhật – Philippines dàn đội hình diễn tập trên Biển Đông hồi tháng Năm. (Ảnh: Reuters)
“Đây không chỉ là mối quan ngại lớn của riêng hải quân và quân đội Philippines mà còn của cả đất nước”, một quan chức hải quân cấp cao giấu tên của Philippines chia sẻ với Nikkei Asian Review.
Công ty MarcoAsia là nhà thầu duy nhất tham gia phiên đấu thầu dự án xây dựng sân bay Sangley Point. Dự án này liên quan tới hoạt động cải tạo đất trên diện tích 1.900 hecta và xây dựng một sân bay 4 đường băng có khả năng phục vụ 100 triệu hành khách mỗi năm.
Cách trung tâm Manila khoảng 35 km, sân bay Sangley Point được kỳ vọng là giải pháp nhằm “giảm tải” cho sân bay chính của Philippines đặt tại thủ đô Manila.
Theo ông Jesse Grepo, một quan chức trong chính quyền tỉnh Cavite, hoạt động đấu thầu của Công ty MarcoAsia vẫn đang được đánh giá và cần sự thông qua từ các ban ngành chính phủ trước khi chính thức khởi công xây dựng.
Hoạt động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông diễn ra trong bối cảnh, chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte liên tục có những nỗ lực nhằm thắt chặt quan hệ với chính quyền Bắc Kinh và giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.
Cụ thể, Philippines đã nhận được số tiền hơn 45 tỉ USD đầu tư từ Trung Quốc, sau khi chính quyền Manila phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở The Huage, Hà Lan hồi năm 2016 phủ nhận những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông đã làm căng thẳng khu vực không ngừng gia tăng.
Về phần mình, các tướng quân đội Philippines vẫn tỏ ra nghi ngờ về mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, đồng thời duy trì quan hệ truyền thống với Mỹ, đồng minh hiệp ước duy nhất của Manila.
Trong khi đó, dự án sân bay Sangley Point tại tỉnh Cavite nằm trên vịnh Manila, nơi đặt trụ sở của hải quân Philippines cùng hàng loạt sở chỉ huy liên quan tới công tác hậu cần của hải quân nước này.
Video đang HOT
Chia sẻ trên Facebook, cựu tướng hải quân Philippines Alexander Pama nhấn mạnh nếu dự án sân bay Sangley Point được thông qua với sự tham gia của một nhà thầu “tai tiếng” như CCCC, đây sẽ là “nhát gao găm vào trái tim của quốc gia”.
Trước đó, hồi năm 2009, Ngân hàng thế giới (WB) đã cấm CCCC và tất cả các công ty con của tập đoàn này tham gia vào những dự án xây dựng đường xá được WB tài trợ trong vòng 8 năm trước những cáo buộc “gian lận” trong một dự án xây dựng đường ở Philippines. Tuy nhiên, CCCC đã bác bỏ cáo buộc trên và hiện dần quay trở lại các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Tuy nhiên, thị trưởng tỉnh Cavite là ông Jonvic Remulla lại khẳng định, “chúng tôi thấu hiểu mối quan ngại của các quan chức quốc phòng, nhưng chúng tôi chắc chắn là những biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ được thi hành”.
Những mối quan ngại liên quan tới dự án sân bay Sangley Point với sự tham gia của CCCC diễn ra trong bối cảnh, dư luận Philippines ngày càng tỏ ra nghi ngờ về các hoạt đầu tư từ Trung Quốc.
Gần đây nhất, hồi cuối tháng 11, các nghị sĩ đảng đối lập đã yêu cầu chính phủ Philippines tiến hành điều tra về việc Tập đoàn Lưới điện quốc gia Trung Quốc (SGCC) hoàn toàn nắm quyền kiểm soát và có thể cắt điện của Philippines bất cứ lúc nào nếu muốn.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho hay SGCC chỉ là đối tác trong dự án Tập đoàn Truyền tải Quốc gia (Transco) của Philippines. SGCC nắm giữ 40% vốn của NGCP. Tuy nhiên, NGCP chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì và phát triển lưới điện của Philippines. Bản thân NGCP cũng nhấn mạnh, những cáo buộc về việc SGCC có thể cắt điện của Philippines là vô căn cứ.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vn
Trung Quốc tàn phá san hô Biển Đông sau những cuộc quân sự hóa
Việc Trung Quốc đánh cá bừa bãi, xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông có thể cản trở nỗ lực của chính Trung Quốc trong việc phục hồi môi trường ở vùng biển nhạy cảm này. Theo các chuyên gia, nỗ lực này cũng là một cách Bắc Kinh chiếm đóng Biển Đông.
Thợ lặn Trung Quốc đánh bắt san hô ở tỉnh đảo Hải Nam - Ảnh: Tân Hoa Xã
Những lời cáo buộc Trung Quốc tiêu diệt san hô Biển Đông
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 21.12 nhắc hồi năm 2016, từ đơn kiện của Philippines, Tòa án trọng tài thường trực (PCA) đã tuyên hoạt động cải tạo đất-xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc đã "gây tổn thất nặng nề cho môi trường san hô".
PCA cũng phát hiện Trung Quốc biết rõ sự tổn hại từ nạn đánh cá trái phép đã khiến hệ san hô bị tác động, và Trung Quốc đã không thể ngăn chặn những hoạt động này.
Theo báo Economis t của Anh, từ năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo đất và phá hủy các bãi san hô ở Biển Đông để xây 7 căn cứ quân sự lớn, có đủ cảng, đường băng cho máy bay cất - hạ cánh và trạm radar, ụ tên lửa. Chức năng của các đảo nhân tạo có tổng diện tích 3,5 triệu km2 là "tàu sân bay không thể chìm", nhằm để Bắc Kinh ngang ngược ấn định chủ quyền vùng biển phong phú tài nguyên và hải sản này.
Một nghiên cứu của Đại học British Columbia (ở Canada) nói nguồn tài nguyên biển ở Biển Đông đã suy giảm từ 5% đến 30% trong tổng cấp độ hồi 1950, chỉ vì nạn đánh bắt bừa bãi, thảm động-thực vật nay trở nên hiếm hoi.
Báo cáo viết: "Hậu quả của những tác động tới các bãi san hô, cùng với sự thay đổi thủy động lực thay đổi và các chất dinh dưỡng được giải phóng, là khả năng gây ra hậu quả sinh thái trên diện rộng và lâu dài cho các rạn san hô bị ảnh hưởng và rộng hơn là hệ sinh thái của quần đảo Trường Sa và có thể là xa hơn nữa".
SCMP cũng viết từ năm 2013 đến 2016, các cuộc xây dựng đảo nhân tạo để lập căn cứ quân sự Trung Quốc đã phá nát các bãi san hô: "Riêng tàu cuốc Thiên Tân đã chở 4.500 mét khối vật liệu/giờ, đủ đổ gần đầy hai hồ bơi tiêu chuẩn thi đấu Olympic".
Nhà sinh học biển Johnn MacManus thuộc Đại học Miami (Mỹ) viết: Khâu nạo vét "đã giết chết mọi thứ" sống quanh các bãi san hô này.
Đá Xubi của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm - Ảnh: EPA
Kế hoạch phục hồi 10 năm được tung ra là một trong nhiều cách chiếm đóng Biển Đông của Bắc Kinh
SCMP nêu từ lâu Trung Quốc đã biết sự suy thoái môi trường ở vùng biển nhạy cảm, nhưng những năm tháng tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng đã che mờ nỗ lực của Bắc Kinh trong việc xử lý vấn nạn này. Bắc Kinh tuyên bố đã phục hồi các bãi san hô bị hủy diệt, nhưng không thể rõ khâu phục hồi này có hiệu quả hay không.
Trong tháng 12 này, chuyên gia của nhiều cơ quan - gồm Viện Hải dương Nam Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) và Học viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc (CAFS) - sẽ lập một Hiệp hội bảo vệ các bãi san hô Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam, và tổ chức này sẽ do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc quản lý.
Theo kế hoạch hành động 10 năm vừa được Bộ trên công bố, Trung Quốc phải hạn chế sự xói mòn của san hô ở các bãi chính, và lập các khu bảo tồn để bảo vệ 90% san hô của Biển Đông kể từ năm 2030.
Đi kèm kế hoạch này, một báo cáo của CAS nói hệ san hô ở Biển Đông đã bị suy thoái nặng, nhưng quần đảo Trường Sa (của Việt Nam- ND) có sự đa dạng san hô lớn nhất.
Báo cáo viết: "Vài năm qua, từ tác động chung của hoạt động của con người và sự thay đổi thời tiết, diện tích các bãi san hô ở nhiều khu vực khác nhau đã bị giảm. Hoạt động của con người được cho là nguyên nhân lớn của sự suy thoái của lớp san hô ở Nam Hải".
Hồi tháng 1.2019, Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết nước này đã lập các cơ sở bảo tồn-phục hồi sự tăng trưởng của san hô ở Đá Chữ Thập, Đá Xubi và Đá Vành Khăn. Đây là 3 trong 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu cá Trung Quốc "tấn công" Biển Đông - Ảnh: Getty Images
Ông David Baker, một giáo sư ngành khoa học thủy sản ở Đại học Hồng Kông, nói Trung Quốc đang có một giải pháp "từ ngọn đến gốc" để bảo vệ hệ sinh thái Biển Đông, với sự thực thi các biện pháp khác như cấm đánh cá kể từ mùa hè 2019.
Ông cảnh báo: "Tôi nghĩ một trong những điều đi kèm với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên Biển Đông, chính là việc quản lý môi trường. Điều tôi thật sự lo ngại về việc bảo tồn Biển Đông đang bị xem thường, bởi bối cảnh chính trị-xã hội cho đến các nhóm lợi ích, nhất là ngành đánh cá rất quyền lực".
Công tác bảo tồn của Trung Quốc cũng có thể bị các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông đánh giá là một động thái của Bắc Kinh, nhằm mở rộng quyền kiểm soát vùng biển này.
Một trong những cách chiếm đóng Biển Đông của Trung Quốc
Hồi đầu năm 2019, nghị sĩ Gary Alejano của Philippines nói việc phục hồi hệ sinh thái Biển Đông "có thể là một trong những cách chiếm đóng Biển Đông của Trung Quốc".
Nhà khoa học chính trị Richard Heydarian của Đại học De La Salle (ở Manila, Philippines) nói đã có một cuộc tranh luận nghiêm túc, về trình tự đàm phán về Biển Đông và liệu hợp tác, bao gồm bảo vệ môi trường, có nên đi trước vấn đề xác lập ranh giới và giải quyết các yêu sách lãnh thổ.
Ông nói: "Xem ra quan điểm của Trung Quốc là "Chúng ta có thể tiến tới với sự hợp tác môi trường ngay từ sớm" thúc đẩy, trong khi các nước nhỏ lo sợ quan điểm này có thể được sử dụng để củng cố yêu sách chủ quyền bành trướng của Trung Quốc".
Ông Heydarian cũng nói: "Tuy nhiên, vấn đề là một quả bom hẹn giờ môi trường suy thoái đang vượt qua các cuộc đàm phán về chủ quyền và biên giới vốn diễn ra ở tốc độ bò như sên".
Trong khi đó, ông Hu Bo, lãnh đạo tổ chức nghiên cứu Sáng kiến Tình hình chiến lược biển Nam Hải (thuộc đại học Bắc Kinh), nói khi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đàm phán để đạt tới Bộ Qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thì nên có một điều khoản về bảo vệ môi trường.
Ông Hu Bo nói nỗ lực bảo tồn của Trung Quốc liên quan các nước láng giềng là rất khó, nhưng Bắc Kinh nên khởi động một cuộc hợp tác quốc tế không liên quan chuyện tranh chấp Biển Đông.
Mỹ Trinh ( theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Theo motthegioi.vn
Philippines bắt 6 nghi phạm Trung Quốc cưỡng hiếp một phụ nữ Việt Cảnh sát Philippines bắt 6 người Trung Quốc bị cáo buộc bắt cóc, cưỡng hiếp một phụ nữ Việt và hai phụ nữ Trung Quốc. Nhóm nghi phạm từ 21 đến 32 tuổi bị bắt ở thành phố Bacoor, tỉnh Cavite hôm 13/12, sau khi cảnh sát nhận được trình báo từ người thân của các nạn nhân. Cảnh sát cho biết một...