Ngoài AirVisual, đây là những ứng dụng bạn có thể dùng để đo chất lượng không khí
Pam Air, Plume Air Report,… là những ứng dụng bạn có thể dùng để đo chất lượng không khí thay cho AirVisual trong thời gian tới.
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm.
Do vậy, nhiều người sử dụng smartphone đã chủ động tải về các ứng dụng thông báo chất lượng không khí để tìm cách giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Trong số các ứng dụng đo chất lượng không khí trên kho ứng dụng Android và iOS, phổ biến nhất có thể kể đến là AirVisual của IQAir AirVisual. Đây là tổ chức sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp lớn nhất về chất lượng không khí. Dữ liệu này được thu thập từ các trạm quan trắc không khí của nhiều chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu.
Nhà phát triển đã quyết định rút ứng dụng AirVisual khỏi các chợ ứng dụng dành cho iPhone và Android.
Tuy nhiên, vào tối hôm qua (6/10), nhà phát triển đã quyết định rút ứng dụng AirVisual trên các chợ ứng dụng dành cho iPhone và Android. Theo đội ngũ phát triển, lý do cho động thái bất ngờ này xuất phát từ việc ứng dụng AirVisual đang bị tấn công đánh giá 1 sao và bình luận tiêu cực trên nhiều nền tảng.
Dẫu vậy, AirVisual không phải ứng dụng duy nhất giúp người dùng biết được chất lượng không khí hiện nay ra sao. Dưới đây là những ứng dụng bạn có thể dùng để đo chất lượng không khí thay cho AirVisual trong thời gian tới.
Pam Air
PAM Air giúp hỗ trợ kiểm tra khoảng 80 điểm đo ở một số tỉnh thành trên cả nước, trong đó Hà Nội.
PAM Air là ứng dụng thuộc IoT ‘PAM’ do công ty D&L từ Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Ứng dung đã hỗ trợ kiểm tra khoảng 80 điểm đo ở một số tỉnh thành trên cả nước, trong đó Hà Nội khoảng 40 điểm. PAM Air dựa trên các thiết bị cảm biến đo chất lượng không khí theo thời gian thực. Dữ liệu tại các điểm đo sẽ được thu thập, xử lý và phân tích để tính toán ra Chỉ số chất lượng không khí cho người sử dụng.
Air Matters
Air Matters có khả năng cung cấp khả năng đo chất lượng không khí theo thời gian thực dựa trên chỉ số Air Quality Index (AQI).
Video đang HOT
Air Matters được ra mắt vào năm 2011, ứng dụng có khả năng cung cấp khả năng đo chất lượng không khí theo thời gian thực dựa trên chỉ số Air Quality Index (AQI), tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Các nguồn dữ liệu dành cho Air Matters thay đổi tùy thuộc thành phố, trong đó một số trạm đo dữ liệu AQI tổng thể có thể được cập nhật mỗi giờ một lần.
Plume Air Report
Plume Air Report là ứng dụng dành cho người yêu thích các hoạt động ngoài trời nhưng lại lo ngại về chất lượng không khí
Plume Air Report là ứng dụng dành cho người yêu thích các hoạt động ngoài trời nhưng lại lo ngại về chất lượng không khí. Sở hữu giao diện đẹp mắt, Plume Air Report có thể giúp người dùng dễ dàng thao tác để biết chính xác khi nào họ nên đi ra ngoài. Có một dòng thời gian ở nửa dưới của ứng dụng và một hình ảnh ở trên cùng cho biết chất lượng không khí, nhiệt độ…
Ứng dụng cũng cung cấp cho ngưòi dùng các thông tin chi tiết như nồng độ hạt bụi mịn, ngày có chất lượng không khí tốt nhất trong năm… Người dùng thậm chí có thể chọn một hoạt động trước và ứng dụng sẽ cho họ biết thời điểm tốt nhất để làm điều đó. Giống như AirVisual, Plume cũng cung cấp một công cụ chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội, cảnh báo định kỳ và tình trạng không khí thế giới.
Theo Sao Star
AirVisual: Ứng dụng kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí ai cũng nên cài
Chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của chính mỗi chúng ta, vì thế đây là yếu tố cần phải được kiểm tra và rà soát thường xuyên.
Ngay bây giờ, mình sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nhanh chất lượng không khí ngay trên smartphone thông qua ứng dụng Air Quality | AirVisual.
Air Quality hay AirVisual có khả năng cung cấp thông tin về chất lượng không khí của hơn 10.000 thành phố ở 80 quốc gia khác nhau. Ngoài ra, công cụ này còn được trang bị thêm tính năng dự đoán chất lượng không khí trong tương lai.
Các tính năng quan trọng có trên Air Quality | AirVisual
- Cung cấp chất lượng không khí theo chỉ số AQI (Mỹ).
- Đưa ra cảnh báo và lời khuyên theo từng mốc.
- Dự báo chất lượng không khí trong 1 tuần.
- Bản đồ chất lượng không khí trên toàn thế giới.
- Tra cứu nồng bộ 1 số tác nhân nguy hiểm như: PM2.5, PM10, ozone, nitơ dioxide, sulfur dioxide và carbon monoxide.
1 số thuật ngữ chuyên môn có trên Air Quality | AirVisual
AQI (Mỹ): Là chỉ số thể hiện mức độ ô nhiễm không khí do Hoa Kỳ ban hành, đây là thông số được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới ngày nay. AQI được phân chia thành nhiều cấp độ và cảnh báo khác nhau, cụ thể như sau:
PM 2.5: là các hạt bụi lơ lửng trong không khí có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 m (micromet).
Những hạt có đường kính bé hơn 10 micromet là những hạt có thể bị con người hít vào khi thở, chúng sẽ tích tụ trên phổi, gây ra nguy hại cho sức khỏe con người. Những hạt có đường kính bé hơn 2,5 micromet là những hạt đặc biệt nguy hiểm bởi vì chúng xâm nhập trực tiếp vào các túi phổi.
Nồng độ PM 2.5 (g/m3 ) Mức độ cảnh báo
0.0 - 15.4
Tốt
15.5 -40.4
Trung bình
40.5 - 65.4
Ảnh hưởng đến nhóm nhạy cảm
65.5 - 150.4
Tác động xấu đên sức khỏe
150.5 - 250.4
Tác động rất xấu đến sức khỏe
250.5 - 350.4
Nguy hiểm
350.5 - 500.4
Rất nguy hiểm
Cách kiểm tra chất lượng không khí bằng Air Quality | AirVisual
Bước 1: Đầu tiên, bạn tải về ứng dụng Air Quality | AirVisual
Bước 2: Khởi động dịch vụ GPS để kích hoạt tính năng tìm kiếm tự động vị trí> Sau đó bạn khởi động ứng dụng Air Quality | AirVisual. Tại giao diện chính, hệ thống sẽ đưa ra các thông số về chất lượng không khí tại vị trí của bạn như chỉ số AQI, chỉ số PM 2.5, mức độ cảnh báo.
Tùy vào chất lượng không khí tại mỗi thời điểm, ứng dụng sẽ đưa ra các khuyến cáo phù hợp nhất cho bạn. Ví dụ tại TP.HCM, lúc 14h chiều ngày 20/2/2018 mình đo được chất lượng không khí trung bình, khuyến cáo được đưa ra là đóng cửa sổ và giảm hoạt động ngoài trời.
Bên cạnh 2 tính năng chính trên, Air Quality | AirVisual còn cung cấp thêm cho người dùng biểu đồ chất lượng không khí theo từng giờ, từng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chất lượng không khí các tại các quốc gia khác trên thế giới thông qua biểu đồ tích hợp và bảng xếp hạng ô nhiễm.
Lưu ý: Nếu ứng dụng không thể hiện chỉ số PM2.5 trên giao diện, bạn có thể kích hoạt lên bằng cách vào Cài đặt (biểu tượng răng cưa)> Bật Nồng độ PM2.5.
Như vậy mình đã hướng dẫn bạn cách kiểm tra nhanh chất lượng không khí tại nơi ở thông qua smartphone. Nếu thấy thông tin này hữu ích đừng quên chia sẻ với bạn bè nhé!
Theo Thế Giới Di Động
Tự dùng máy lọc không khí kiểm chứng kết quả của AirVisual tại HN Một người dân tại Hà Nội đã sử dụng máy lọc để đo chất lượng không khí tại nhà trên đường Nguyễn Trãi. Kết quả nhận được khá tương đồng với chỉ số do AirVisual cung cấp. "Bản thân tôi khá tò mò về tính chính xác của những thông tin mà ứng dụng AirVisual cung cấp. Đồng thời, tôi cũng muốn kiểm...