Ngoài 8 đường thu phí đậu xe hơi đã duyệt, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất thêm 23 đường
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa gửi Công an TP, các đơn vị liên quan lấy ý kiến trước khi trình UBND TP bổ sung 23 tuyến đường thu phí sử dụng lòng lề đường đậu xe hơi ở 7 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10 và Phú Nhuận.
Điểm thu phí đậu xe hơi dưới lòng đường trước công viên Lê Văn Tám ( quận 1, TP.HCM) – Ảnh: Q.K.
Theo Sở Giao thông vận tải TP, trong số 31 tuyến đường bổ sung thu phí đậu xe hơi theo giờ, có 8 tuyến trước đây đã được UBND TP phê duyệt nhưng chưa triển khai.
Cụ thể đó là các tuyến đường: Mạc Thị Bưởi, Ngô Đức Kế (quận 1), Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Pasteur ( quận 3), Nguyễn Hữu Thuận (quận 6), Lê Hồng Phong (quận 10).
Video đang HOT
23 tuyến đường được đề xuất mới ở các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10 và Phú Nhuận. Cụ thể, quận 1 gồm các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Hải Triều, Nguyễn Du, Thái Văn Lung. Tại quận 3 bổ sung tuyến đường Tú Xương đoạn từ Nguyễn Thông đến đường Bà Huyện Thanh Quan.
Tại quận 4 gồm các tuyến: Lê Quốc Hưng, Vĩnh Hội, hẻm 20 Nguyễn Trường Tộ, Hoàng Diệu, Lê Văn Linh, Bến Vân Đồn, đường A – B (đường hai bên đài phun nước công viên hồ Khánh Hội), hẻm 209 Tôn Thất Thuyết. Quận 5 bổ sung đường Châu Văn Liêm (từ Hồng Bàng đến Trần Hưng Đạo) và quận 6 bổ sung đường Tháp Mười (từ Phạm Đình Hổ đến Ngô Nhân Tịnh).
Quận 10 gồm các tuyến đường Mạc Thiên Tích, Đào Duy Từ, Thành Thái. Quận Phú Nhuận có đường Hoa Phượng (từ Phan Xích Long đến Trường Sa).
Trước đó từ năm 2018, TP.HCM bắt đầu thu phí đậu xe trên 20 tuyến đường tại quận 1, quận 5 và quận 10 với khoảng 1.000 vị trí đậu xe, mức phí lũy tiến theo thời gian, với mức thu thấp nhất 20.000 – 25.000 đồng/xe/giờ đầu tiên. Hình thức thu phí đỗ xe bằng công nghệ, không dùng tiền mặt.
Đến nay, theo số liệu từ Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP.HCM (đơn vị được giao tổ chức thu phí đỗ xe), doanh thu gần đây đang tăng dần. Cụ thể, từ tháng 12-2021 đến tháng 1-2022, doanh thu thu phí gần 400 triệu đồng.
Giàu nhất nước nhưng người dân TPHCM sở hữu xe hơi thua xa tỉnh lẻ
Dù là địa phương có tốc độ đô thị hóa, thu nhập thuộc nhóm cao nhất nước, tỷ lệ sở hữu xe hơi theo hộ dân tại TPHCM rất thấp với chỉ 6,7% hộ dân có xe, thấp hơn cả tỉnh lẻ.
Theo báo cáo về đợt tổng điều tra dân số, nhà ở của Tổng cục Thống kê, bình quân sở hữu xe/hộ gia đình của cả nước là hơn 5,7%. Trong đó, khu vực thành thị là hơn 9,5%, khu vực nông thôn chỉ 3,5%.
Đồng bằng sông Hồng hiện có tỷ lệ gia đình sở hữu xe hơi cao nhất với 7,9%, cao hơn 2,2% so với bình quân chung của cả nước. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ gia đình sở hữu xe hơi thấp nhất cả nước, chỉ đạt 2,5%.
Dù là đầu tàu, trung tâm kinh tế và có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nhì cả nước song tỷ lệ sở hữu xe hơi/hộ dân tại TPHCM rất thấp (Ảnh: Hải Long).
Hà Nội là địa phương có tỷ lệ gia đình sở hữu xe hơi cao nhất cả nước với hơn 12,9%. Đà Nẵng đứng thứ 2 với 10,7%. Thái Nguyên đứng thứ 3 với 10,3%. Tiếp đến là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc...
Các trung tâm tỉnh lỵ (thành phố của các tỉnh), dân sống ở thành phố Lào Cai, Bắc Giang có số hộ sở hữu xe hơi cao nhất cả nước với hơn 19%, dân thành phố Thái Nguyên và Lạng Sơn có tỷ lệ số hộ có xe hơi là 17-18% số hộ.
TPHCM dù là trung tâm phát triển kinh tế năng động nhất cả nước, một trong những địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất song tỷ lệ người dân sở hữu xe hơi khá khiêm tốn, thậm chí không thuộc top 10 địa phương có tỷ lệ dân sở hữu xe hơi của cả nước.
Cụ thể, tỷ lệ người TPHCM sở hữu xe hơi chỉ đạt 6,7%, kém so với nhiều địa phương như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng và thậm chí Vĩnh Phúc.
Tỷ lệ số dân thành thị của TPHCM sở hữu xe hơi cũng chỉ đạt 7,1%, thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ sở hữu xe hơi của thị dân ở các đô thị nhỏ trực thuộc tỉnh Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai...
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm kinh tế theo địa phương (GRDP) năm 2020 TPHCM đứng đầu với 1,37 triệu tỷ đồng, thu nhập bình quân trên người đạt 6.328 USD/người, đóng góp 22% tổng GDP cả nước và 27% thu ngân sách. Hà Nội đứng thứ hai, Bình Dương xếp thứ 3. Các vị trí tiếp theo thuộc về Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Bắc Ninh.
Đã lâu rồi quên luôn trang điểm vì "con COVY" Nhiều đêm túc trực bên bệnh nhân COVID-19, cố gắng chăm chút mọi bề, lúc đôi chân rã rời cũng là khi trời bừng sáng. Trong suốt ca làm việc, chiếc khẩu trang, bộ bảo hộ trên người giữ nguyên xi. Mỗi tiếng than thở của bất kỳ bệnh nhân nào đều được động viên, "tiếp sức" kịp thời. Sẵn sàng vào tâm...